Chạy thử toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông: Vẫn phải chờ lời giải bài toán kết nối giao thông

T.VƯƠNG - C.NGUYÊN - K.HÒA |

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đang được đưa vào vận hành thử toàn tuyến từ ga Yên Nghĩa đến ga Cát Linh và ngược lại. Với tốc độ nhanh gấp 2 lần xe buýt thông thường, gấp 1,75 lần so với xe buýt nhanh, sức chứa mỗi đoàn tàu đường sắt trên cao lên tới 1.000 hành khách, tàu đường sắt trên cao đang được kỳ vọng sẽ thu hút người dân sử dụng, hạn chế việc dùng phương tiện cá nhân và khắc chế được tình trạng tắc đường trên tuyến đường này.

Chạy thử toàn tuyến từ 3-6 tháng

Sáng sớm ngày 20.9, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) chính thức vận hành thử liên động toàn hệ thống và thời gian chạy thử dự kiến sẽ kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Trao đổi với Báo Lao Động, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Quá trình chạy thử lần này đặc biệt quan trọng để có những căn chỉnh, sửa đổi tức thì nhằm đảm bảo các yếu tố kỹ thuật là tuyệt đối an toàn trước khi khai thác thương mại”.

Trực tiếp trải nghiệm 1 trong 5 đoàn tàu tham gia vận hành thử, phóng viên Báo Lao Động nhận thấy hầu hết các tính năng trên tàu đã được tích hợp. 5 đoàn tàu đồng loạt chạy thử nghiệm từ điểm ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) tới Cát Linh (quận Đống Đa) một cách trơn tru. Tại mỗi ga, tàu dừng khoảng 1 phút cho hành khách lên và xuống. Trên tàu có thông tin chỉ dẫn cụ thể bằng 2 ngôn ngữ Anh và Việt. Không gian trong các toa tàu rộng rãi, thoáng đãng nhưng nhiệt độ được đánh giá là hơi lạnh.

Theo kế hoạch, trong giai đoạn đầu, không có người Việt Nam tham gia, sau này, nhân công người Việt đã được đào tạo sẽ vào tiếp nhận và vận hành từng bước. Sau khi được Bộ GTVT nghiệm thu, dự án sẽ bàn giao cho TP.Hà Nội quản lý khai thác thương mại và TP.Hà Nội sẽ có những điều chỉnh luồng tuyến giao thông cho phù hợp cũng như để đảm bảo sự kết nối giữa các phương thức giao thông công cộng.

Nguyễn Thùy Dương (SN 1998, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông Hà Nội) chia sẻ: “Hiện, chúng tôi đi học chủ yếu bằng xe buýt để đảm bảo an toàn và tiện lợi vì không sợ nắng mưa. Tuy nhiên, việc đi học bằng xe buýt cũng nhiều bất cập như đến trường vào những giờ cao điểm sẽ tắc đường, xe buýt cũng bị kẹt cứng giữa các phương tiện. Hơn nữa, đi xe buýt khá đông đúc và có nguy cơ bị móc túi nên tôi cũng khá lo lắng.

Nếu tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông chạy, tôi rất muốn đi thử. Về quãng đường, do nhà tôi ở Nguyễn Xiển cũng tiện cho việc di chuyển bằng phương tiện này. Nếu thấy quãng đường đến trường mà nhanh hơn đi xe buýt, tôi sẽ chọn phương tiện công cộng này để đi lại”.

Tàu điện tuyến Cát Linh - Hà Đông chạy thử liên động ngày 20.9.2018. Ảnh: KHÁNH HOÀ
Tàu điện tuyến Cát Linh - Hà Đông chạy thử liên động ngày 20.9.2018. Ảnh: KHÁNH HOÀ

Kết nối với hệ thống giao thông xung quanh

Trao đổi với Lao Động, TS Nguyễn Hữu Đức - chuyên gia tư vấn cao cấp dự án JICA (Nhật Bản) - cho rằng, việc phát triển đường sắt đô thị là tất yếu. Hiện nay, nhu cầu lớn như TP.Hà Nội thì xe buýt có phát triển hết cỡ của nó cũng không đáp ứng được nhu cầu đi lại của nguời dân. Do vậy, phát triển phương tiện giao thông công cộng là cần thiết.

Tuy nhiên, ông Đức cho rằng, khi tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động việc giảm ngay ùn tắc là không có, bởi hệ thống giao thông phải có thời gian để kết nối. Khi tuyến đường sắt này đi vào hoạt động thì phải chỉnh lại lộ trình của các tuyến xe buýt, kết nối với hạ tầng của những khu vực xung quanh để tạo thuận tiện cho người dân đi lại.

“Trong thời gian đầu tiên, người ta còn tò mò, hứng khởi nên người ta còn đi thử, nên số lượng người đi sẽ tăng lên. Nhưng sau một thời gian, nhu cầu đi lại thực sự ấy nó chỉ ở một con số nhất định thôi, số lượng người đi lại sẽ giảm xuống. Chúng ta phải biết chấp nhận. Tuy nhiên, việc phát triển giao thông công cộng là điều tất yếu và người sử dụng sẽ tăng lên” - ông Đức nói.

Theo tìm hiểu của PV, dọc hành lang tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trên quốc lộ 6 có hơn 30 tuyến xe buýt đang hoạt động, chiếm khoảng 30% số lượng tuyến của toàn mạng lưới xe buýt Hà Nội. Các tuyến buýt có lộ trình hoạt động chủ yếu trên trục quốc lộ 6, đoạn Ngã Tư Sở - Yên Nghĩa có 6 tuyến trục hoạt động trùng với lộ trình tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; 10 tuyến có lộ trình hoạt động cắt ngang quốc lộ 6. Ngoài ra còn có nhiều tuyến buýt cắt ngang trùng từ một đến 3 ga với tuyến đường sắt.

Liên quan đến việc này, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Hoàng Hải - Giám đốc Trung tâm quản lý & điều hành giao thông đô thị - cho biết: Sau khi đường sắt đô thị đi vào hoạt động, các tuyến buýt trùng sẽ được giảm và điều chỉnh để gom khách cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Việc kết nối theo nguyên tắc xe buýt sẽ cung cấp và giải toả tối đa hành khách của tuyến đường sắt đô thị tại các nhà ga. Tất cả các nhà ga đường sắt đều có kết nối với hệ thống xe buýt thành phố.

Vận chuyển hàng nghìn hành khách

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông có tổng chiều dài gần 13km, gồm 12 nhà ga trên cao. Thời gian thực hiện dự án ban đầu là 11.2008 tới 11.2013, với tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, tuy nhiên dự án bị chậm tiến độ và đến tháng 10.2011 mới chính thức triển khai. Cùng với đó, dự án cũng điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 868,04 triệu USD, tương đương với hơn 18.000 tỉ đồng, tăng hơn 300 triệu USD.

Đoàn tàu chạy thử vận hành liên tục dọc trên tuyến ở cả hai chiều. Mỗi đoàn tàu chạy cách nhau 10 phút và vận hành qua hệ thống điều khiển tự động. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80m, sức chứa lên đến 1.000 hành khách. Vỏ tàu làm bằng thép không gỉ theo tiêu chuẩn Châu Âu. Mỗi toa dài khoảng 19m, rộng 2,8m, cao 3,8m. Mỗi đoàn tàu có 4 toa dài khoảng 80m, sức chứa lên đến 1.000 hành khách. Vỏ tàu làm bằng thép không gỉ theo tiêu chuẩn Châu Âu. Mỗi toa dài khoảng 19m, rộng 2,8m, cao 3,8m. Các nhà ga đang trong giai đoạn hoàn thiện với nhiều tiện ích gồm thang máy, thang cuốn, bảng biển thông tin hướng dẫn về giờ tàu, tin tức và hệ thống thông gió, phòng cháy chữa cháy, camera giám sát an ninh.

Tàu điện chạy làn đường riêng với tốc độ ổn định, trung bình đạt 35km/h, trong khi tốc độ xe buýt trung bình 16km/h và phụ thuộc vào tình hình giao thông. Do đó, thời gian lưu thông bằng tàu điện sẽ tối ưu hơn. Ngoài ra, tuyến đường sắt còn tiếp cận hành khách đi phương tiện cá nhân khác như ôtô, xe máy, xe đạp nên tại các nhà ga đều có điểm đỗ xe, gửi xe và có cầu thang bộ để tiếp cận người đi bộ.

Hà Nội sẽ có thêm 10 tuyến đường sắt đô thị

Theo quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố sẽ xây dựng 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài là 417,8km, trong đó 342,2km sử dụng cầu cạn và cầu cạn kết hợp 75,5km đi ngầm.

Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 40,056 tỉ USD, trong đó nhu cầu vốn đầu tư từ 2017 - 2020 là 7,55 tỉ USD; từ 2021 - 2025 là 7,6 tỉ USD; từ 2026 - 2030 là 3,56 tỉ USD; sau năm 2031 là 21,3 tỉ USD.

Dự kiến 10 tuyến đường sắt đô thị được Hà Nội quy hoạch gồm: Tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên - Như Quỳnh), tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình - Bưởi), tuyến số 2A (Cát Linh - Hà Đông - kéo dài đến Xuân Mai), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà), tuyến số 5 (Văn Cao - Hoà Lạc), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Hà Đông), tuyến số 8 (Sơn Đồng - Mai Dịch - Dương Xá), tuyến Sơn Tây - Hoà Lạc - Xuân Mai.

Giá vé là bao nhiêu?

Hiện, chưa có giá vé chính thức cho tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Tuy nhiên theo, tiết lộ của lãnh đạo Cty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt Hà Nội (Metro Hà Nội) thì thông qua một cuộc khảo sát đa phần người dân có thể chấp nhận đi tuyến này giá vé lượt cao hơn buýt thông thường từ 35-37%. Tuy nhiên, số đông người dân thích sử dụng vé tháng hơn và chấp nhận cao hơn 10-15% xe buýt.

T.VƯƠNG - C.NGUYÊN - K.HÒA
TIN LIÊN QUAN

Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử, đám cưới cô dâu 61 chú rể 26 được tìm đọc nhiều nhất ngày

Cung Huyền - Tan |

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chạy thử chuẩn bị đưa vào hoạt động, Đám cưới ngọt ngào của cô dâu 61 chú rể 26, Tìm thấy máy bay MH-370 qua Google Earth,... là những thông tin chính đáng chú ý nhất trong 24h qua.

Tốc độ "thần thánh" và hệ thống trang thiết bị hiện đại của tàu sắt Cát Linh - Hà Đông

Linh Trang - Anh Phú |

Sáng ngày 20.9, 5 đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã đồng loạt tiến hành chạy thử toàn tuyến để đánh giá an toàn toàn bộ hệ thống. Những người đầu tiên thử nghiệm chuyến tàu này không khỏi bất ngờ về tốc độ và chất lượng của đoàn tàu.

Flycam: Ngắm 5 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đồng loạt khởi hành từ trên cao

Trang Phú - Hiếu Nguyễn |

Sáng 20.9, lần đầu tiên 5 đoàn tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cùng lăn bánh thử nghiệm toàn tuyến. Hình ảnh về phương tiện mới lạ này khiến nhiều người mong chờ, thích thú.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Tàu Cát Linh - Hà Đông chạy thử, đám cưới cô dâu 61 chú rể 26 được tìm đọc nhiều nhất ngày

Cung Huyền - Tan |

Tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông chạy thử chuẩn bị đưa vào hoạt động, Đám cưới ngọt ngào của cô dâu 61 chú rể 26, Tìm thấy máy bay MH-370 qua Google Earth,... là những thông tin chính đáng chú ý nhất trong 24h qua.

Tốc độ "thần thánh" và hệ thống trang thiết bị hiện đại của tàu sắt Cát Linh - Hà Đông

Linh Trang - Anh Phú |

Sáng ngày 20.9, 5 đoàn tàu của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã đồng loạt tiến hành chạy thử toàn tuyến để đánh giá an toàn toàn bộ hệ thống. Những người đầu tiên thử nghiệm chuyến tàu này không khỏi bất ngờ về tốc độ và chất lượng của đoàn tàu.

Flycam: Ngắm 5 đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đồng loạt khởi hành từ trên cao

Trang Phú - Hiếu Nguyễn |

Sáng 20.9, lần đầu tiên 5 đoàn tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cùng lăn bánh thử nghiệm toàn tuyến. Hình ảnh về phương tiện mới lạ này khiến nhiều người mong chờ, thích thú.