Các chuyên gia, nhà khoa học tập trung hiến kế phát triển đường sắt đô thị

Tô Thế |

Thời gian vừa qua, Hà Nội và TPHCM đã và đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp...

Sáng nay (17.1) tại Hà Nội, Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai mạc.

Tham dự Hội thảo có khoảng 200 đại biểu, gồm đại diện của các cơ quan Trung ương, địa phương (đại biểu TP Hà Nội, TPHCM và các địa phương trong Vùng Thủ đô), các chuyên gia về lĩnh vực pháp luật, đầu tư, đất đai, quy hoạch, đường sắt đô thị của Việt Nam và quốc tế và các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng, phát triển đô thị…

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng TOD

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội và TPHCM là hai đô thị đặc biệt, 2 đầu tàu kinh tế của cả nước, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là 2 đô thị có diện tích và dân số lớn nhất cả nước.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu.

Cùng với xu thế phát triển, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là đối với các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM. Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông.

Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỷ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông...

"Trọng tâm cuộc hội thảo là trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD); mô hình TOD cùng với các công cụ thu hồi giá trị gia tăng từ đất (LVC). Đây là 2 nội dung được kỳ vọng sẽ đem lại các giải pháp mới cho đầu tư xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội và TPHCM trong thời gian tới" - ông Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) được định nghĩa là một mô hình phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trung tâm, tăng khả năng, sự thuận tiện cho người dân tiếp cận các điểm trung chuyển, các ga đường sắt đô thị, qua đó giảm thiểu nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân, khuyến khích người dân sử dụng giao thông công cộng và tạo ra các khu đô thị bền vững, thân thiện với môi trường.

Cần chú trọng đến hành lang pháp lý

Theo quy hoạch hiện nay, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị, gồm: 9 tuyến chính và 1 tuyến nối các đô thị vệ tinh, với tổng chiều dài 417,8km, trong đó có 75,6km đi ngầm. Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới chỉ hoàn thành được 13km tuyến 2A Cát Linh – Hà Đông và đang thi công 12,5km của tuyến số 3 đoạn Nhổn - ga Hà Nội.

TOD được hiểu như một mô hình phát triển đô thị, trong đó lấy đầu mối giao thông công cộng, thường là các nhà ga đường sắt, để tích hợp các chức năng sử dụng khác như nhà ở, văn phòng, tài chính thương mại vào khu vực bên trong và xung quanh nhà ga.

Ngoài phát huy tối đa lợi thế của quỹ đất đô thị xung quanh các nhà ga, là cơ hội để tái thiết đô thị theo hướng hiện đại – văn minh, TOD cũng đem lại hiệu quả tích cực cho các tuyến đường sắt đô thị khi thu hút nhiều người dân sử dụng phương tiện này.

Các nhà khoa học, chuyên gia trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Thế Kỷ
Các nhà khoa học, chuyên gia trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Thế Kỷ
Toàn cảnh hội thảo.  Ảnh: Thế Kỷ
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Thế Kỷ

Theo một số chuyên gia, thực tế, TOD đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia, tuy nhiên, đây vẫn còn là một mô hình mới mẻ tại nước ta. Do đó, để triển khai thực hiện có hiệu quả mô hình này, thời gian tới, cần tạo hành lang pháp lý, cơ chế chính sách phù hợp. Trong đó, trước hết cần xác định rõ quan điểm ưu tiên gắn sử dụng đất với phát triển giao thông công cộng như hệ thống đường sắt đô thị.

Hội thảo “Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh” diễn ra từ ngày 17.1.2024 đến ngày 19.1.2024 với nhiều vấn đề quan trọng.

Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Loạt vấn đề về phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam sắp được đưa ra bàn

Tô Thế |

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các Hội thảo khoa học về "Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh". Trong 3 ngày tổ chức, hàng loạt vấn đề liên quan sẽ được đưa ra bàn luận.

Chi tiết hai siêu dự án đường sắt đô thị dự kiến khai thác từ năm 2024

Bảo Bình |

Trong năm 2024, hai dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên và Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao) dự kiến sẽ đưa vào vận hành khai thác.

Xe buýt và đường sắt đô thị Hà Nội hoạt động xuyên Tết Dương lịch 2024

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Xe buýt và đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ hoạt động xuyên dịp Tết Dương lịch 2024 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Lý do loạt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang liên tiếp bị bắt

Việt Bắc |

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp cựu Giám đốc và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ của cơ quan này bị khởi tố, bắt giam.

Đình chỉ hoạt động của Công ty Cellab sau phản ánh của Lao Động

BÙI THƠM |

Sau phản ánh của báo Lao Động về "Phòng khám Cellab mồi khách chữa bách bệnh bằng tiêm truyền tế bào gốc từ người", ngày 17.1 Sở Y tế TP Hà Nội đã có công văn báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của báo. Theo đó, Sở Y tế đã có công văn số 26/TTr-KCB ngày 15.1 về việc đình chỉ hoạt động của cơ sở này và gửi UBND quận Hai Bà Trưng để thực hiện giám sát.

Luật Đất đai sửa đổi sẽ tác động tích cực phát triển kinh tế, bất động sản

NHÓM PV |

Ngày 18.1, Quốc hội bế mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5 với đa số phiếu tán thành thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Các chuyên gia đánh giá đây là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước.

Hết năm 2023, Lilama 18 doanh thu nghìn tỉ đồng, nợ người lao động gần 82 tỉ đồng

Minh Ánh - Quang Dân |

Lũy kế hết năm 2023, Lilama 18 đưa về 1.329 tỉ đồng doanh thu. Thuyết minh báo cáo tài chính công ty cho biết, phần lớn doanh thu năm vừa qua đến từ các hợp đồng xây dựng. Ngoài ra, Lilama 18 còn nợ người lao động gần 82 tỉ đồng, nợ thuế nhà nước xấp xỉ 12 tỉ đồng.

Lâu đài nghìn tỉ của đại gia Lê Văn Tám - chủ doanh nghiệp vướng ồn ào 2.551 tỉ quỹ bình ổn xăng dầu

Tô Công |

Phú Thọ - Tọa lạc bên hồ công viên Văn Lang giữa TP Việt Trì, lâu đài đồ sộ của Công ty TNHH Hải Linh đang trong quá trình hoàn thiện. Đây là doanh nghiệp đang dính lùm xùm sử dụng sai mục đích 2.551 tỉ đồng Quỹ bình ổn xăng dầu.

Loạt vấn đề về phát triển đường sắt đô thị ở Việt Nam sắp được đưa ra bàn

Tô Thế |

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các Hội thảo khoa học về "Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh". Trong 3 ngày tổ chức, hàng loạt vấn đề liên quan sẽ được đưa ra bàn luận.

Chi tiết hai siêu dự án đường sắt đô thị dự kiến khai thác từ năm 2024

Bảo Bình |

Trong năm 2024, hai dự án đường sắt đô thị Bến Thành - Suối Tiên và Nhổn - ga Hà Nội (đoạn trên cao) dự kiến sẽ đưa vào vận hành khai thác.

Xe buýt và đường sắt đô thị Hà Nội hoạt động xuyên Tết Dương lịch 2024

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Xe buýt và đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ hoạt động xuyên dịp Tết Dương lịch 2024 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.