Buýt nhanh BRT vẫn hoạt động bình thường

Tô Thế |

Chiều 6.6, trên mạng xã hội facebook xuất hiện hình ảnh thể hiện việc công nhân tháo dỡ biển báo làn đường dành riêng cho buýt nhanh BRT, nhiều bình luận cho rằng tuyến buýt này sẽ dừng hoạt động.

Theo đó, nội dung bài viết không đề cập đến việc tuyến buýt nhanh BRT sẽ dừng hoạt động, tuy nhiên nhiều bình luận dưới bài viết lại đang được hiểu rằng việc tháo dỡ biển báo chứng tỏ tuyến buýt này sẽ sớm được "giải tán".

"Vậy là có thêm một làn để các xe chạy" - tài khoản P.P.U bình luận.

Còn tài khoản B.N.V cho rằng, tuyến buýt đã "hoàn thành sứ mệnh".

Chỉ sau 30 phút đăng tải, bài viết đã có gần 200 lượt tương tác, gần 100 bình luận.

Hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội chiều 6.6. Ảnh: Chụp màn hình
Hình ảnh chia sẻ trên mạng xã hội chiều 6.6. Ảnh: Chụp màn hình

Liên quan đến hình ảnh trên, trao đổi với PV Báo Lao Động, lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, đây là những hình ảnh cũ được chia sẻ lại, không có việc dỡ bỏ hay thay thế trong thời điểm này. Các tuyến buýt BRT vẫn đang hoạt động bình thường.

Theo đó, vào khoảng giữa tháng 12.2023, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (Sở GTVT Hà Nội) đã triển khai dự án bổ sung, điều chỉnh biển báo phân làn đường trên tuyến buýt nhanh BRT; thay thế đinh phản quang hư hỏng trên tuyến đường; bố trí biển báo, cột cần vươn, thay thế biển báo không phù hợp theo quy chuẩn QCVN41:2019/BGTVT và một số hạng mục khác… nhằm đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc.

Tổng mức đầu tư dự án là hơn 8 tỉ đồng và đã hoàn thành vào ngày 31.12.2023.

Biển mới được thay thế. Ảnh: Tô Thế
Biển mới được thay thế. Ảnh: Tô Thế

So với biển báo chỉ dẫn cũ, biển mới có thêm dòng chữ "BRT" trên biển chính, còn biển phụ thay đổi dòng chữ thuyết minh từ "Làn dành riêng BRT" thành "Làn xe buýt nhanh" kèm dòng phiên dịch tiếng anh "Bus Rapid Transit (BRT)" phía dưới.

Dù được lắp đặt rào chắn, song, hàng loạt phương tiện vẫn bất chấp đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt gây cản trở giao thông. Ảnh: Nhật Minh
Dù được lắp đặt rào chắn, song, hàng loạt phương tiện vẫn bất chấp đi vào làn đường dành riêng cho xe buýt gây cản trở giao thông. Ảnh: Nhật Minh

Tuyến xe buýt BRT Kim Mã - Yên Nghĩa được phê duyệt từ năm 2007 với tổng mức đầu tư 55 triệu USD, tương đương với 1.100 tỉ đồng. Tháng 12.2016, tuyến xe buýt dài 14,77 km được đi vào hoạt động theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ.

Ngày 15.4 vừa qua, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023.

Ông Dương Đức Tuấn, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, do hạn chế hạ tầng, tuyến BRT Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ được thay thế bằng tuyến đường sắt đô thị số 11 trong tương lai.

Cũng theo ông Tuấn, BRT là tiền đề để chuẩn bị cho đường sắt đô thị. Quy hoạch chung Thủ đô năm 2011 và quy hoạch giao thông vận tải năm 2016 thành phố có 8 tuyến BRT nhưng hiện nay mới làm được 1 và còn gặp nhiều hạn chế, bất cập.

Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Thanh niên nằm trên yên, lao xe vun vút trên làn buýt nhanh BRT ở Hà Nội

Thế Kỷ |

Nam thanh niên điều khiển xe máy không gắn biển kiểm soát, không đội mũ bảo hiểm, nằm trên yên, phóng đi với tốc độ cao trên làn đường buýt nhanh BRT (Hà Nội).

Những yếu tố đang cản trở hoạt động của buýt nhanh BRT mà ai cũng nhìn thấy

Tô Thế |

Trên một chuyến buýt nhanh BRT chiều 21.4, PV ghi nhận hàng loạt trường hợp xe máy đi vào làn dành riêng cho buýt BRT. Theo tài xế của tuyến buýt, giờ cao điểm các ngày trong tuần, lượng xe máy vi phạm có thể gấp 2, gấp 3 lần so với thời điểm này.

Thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị là đúng rồi, nhưng bao giờ?

Hoàng Lâm |

Tin tốt là Hà Nội tái khẳng định việc sẽ khai tử tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa để thay thế bằng đường sắt đô thị. Nhưng cụ thể là bao giờ thay, ai đầu tư, tiến độ thế nào thì… chưa thấy nói.

Phụ huynh Hà Nội "nín thở" chờ con thi lớp 10

Anh Trang - Nguyễn Đạt |

Đây là thời điểm mang tính quyết định của các sĩ tử lớp 9 thi vào lớp 10 ở Hà Nội. Không chỉ học sinh mà các bậc phụ huynh cũng lo lắng, hồi hộp cùng con.

Bộ Công Thương lên tiếng việc hàng loạt doanh nghiệp xăng dầu trả lại giấy phép

Cường Ngô |

Bà Nguyễn Thúy Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - khẳng định, đến nay, trên thị trường còn 298 thương nhân phân phối tham gia kinh doanh xăng dầu. Việc các doanh nghiệp trả lại giấy phép không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh xăng dầu

Tai nạn liên hoàn nghiêm trọng, 3 người tử vong tại chỗ

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 6h sáng nay (8.6) trên Quốc lộ 1 đoạn qua xã Cẩm Thịnh (huyện Cẩm Xuyên) khiến 3 người trên một xe ôtô tử vong tại chỗ.

Quán cà phê ở Hà Nội bốc cháy ngùn ngụt

Nhóm PV |

Ngôi nhà kinh doanh cà phê cùng mặt hàng tre, trúc trên phố Hàng Vải (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bốc cháy ngùn ngụt vào sáng nay (8.6).

Khó đấu nối đường vào Quốc lộ và dự án BOT ở Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Trong danh mục các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của tỉnh Quảng Bình trình lên bộ ngành chưa được giải quyết, xử lý dứt điểm - đáng chú ý có vướng mắc trong việc đấu nối đường vào Quốc lộ 1A và dự án BOT.

Thanh niên nằm trên yên, lao xe vun vút trên làn buýt nhanh BRT ở Hà Nội

Thế Kỷ |

Nam thanh niên điều khiển xe máy không gắn biển kiểm soát, không đội mũ bảo hiểm, nằm trên yên, phóng đi với tốc độ cao trên làn đường buýt nhanh BRT (Hà Nội).

Những yếu tố đang cản trở hoạt động của buýt nhanh BRT mà ai cũng nhìn thấy

Tô Thế |

Trên một chuyến buýt nhanh BRT chiều 21.4, PV ghi nhận hàng loạt trường hợp xe máy đi vào làn dành riêng cho buýt BRT. Theo tài xế của tuyến buýt, giờ cao điểm các ngày trong tuần, lượng xe máy vi phạm có thể gấp 2, gấp 3 lần so với thời điểm này.

Thay buýt nhanh BRT bằng đường sắt đô thị là đúng rồi, nhưng bao giờ?

Hoàng Lâm |

Tin tốt là Hà Nội tái khẳng định việc sẽ khai tử tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa để thay thế bằng đường sắt đô thị. Nhưng cụ thể là bao giờ thay, ai đầu tư, tiến độ thế nào thì… chưa thấy nói.