Buýt điện TPHCM lỗ nặng, sở ngành vào cuộc giải cứu

MINH QUÂN |

TPHCM - Tuyến buýt điện cỡ lớn đầu tiên ở TPHCM báo lỗ gần 30 tỉ đồng sau gần 2 năm thí điểm và đứng trước viễn cảnh dừng hoạt động cuối năm nay. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM đã phối hợp với các sở ngành đề xuất nâng tỉ lệ trợ giá để “giải cứu” tuyến buýt này.

Chiều 23.11, tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, Sở GTVT TPHCM đã thông tin về việc Công ty VinBus có khả năng phải xin ngừng hoạt động tuyến buýt điện D4 vào cuối năm 2023 do trợ giá thấp dẫn đến thua lỗ.

Theo Sở GTVT TPHCM, trong 9 tháng đầu năm 2023, tuyến buýt D4 (bến xe buýt Sài Gòn - khu đô thị Vinhomes Grand Park) thực hiện được 28.842 chuyến vận chuyển với khoảng 819.075 lượt hành khách.

Kết quả này đã giúp TPHCM giảm lượng phương tiện giao thông cá nhân lưu thông trên đường, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường.

Về chất lượng dịch vụ, kết quả khảo sát hành khách cho thấy, tuyến buýt điện đầu tiên của TPHCM đều đạt 89-95 điểm (thang điểm 100).

Tuy nhiên, Công ty VinBus cho rằng tỉ lệ trợ giá cho tuyến xe buýt điện D4 hiện nay là quá thấp (44,1%). Mức này chỉ bằng khoảng 2/3 so với tỉ lệ giá của tuyến xe buýt sử dụng diesel, CNG (khí nén thiên nhiên).

Việc này dẫn đến Công ty VinBus thua lỗ lớn đến 16,1 tỉ đồng trong năm 2022, còn 8 tháng đầu năm 2023 lỗ 12,5 tỉ đồng. Vì vậy, Công ty VinBus đã đề nghị điều chỉnh tỉ lệ trợ giá cho các tuyến xe buýt điện từ 44,1% lên 64,8%. Mức trợ giá này sẽ bằng tỉ lệ trợ giá bình quân hệ thống các tuyến xe buýt năm 2023.

Nếu không được xem xét điều chỉnh và sớm ban hành định mức kinh tế kỹ thuật cho buýt điện thì công ty không thể mở tiếp được các tuyến còn lại. Đồng thời, Công ty VinBus xin dừng hoạt động của tuyến buýt điện D4 vào cuối năm 2023 do thua lỗ.

Để tháo gỡ khó khăn cho đơn vị khai thác, Sở GTVT TPHCM cho biết đã chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị vận hành tuyến buýt điện D4 nhằm thống nhất báo cáo, đề xuất UBND TPHCM xem xét, điều chỉnh tỉ lệ trợ giá phù hợp, tương đương tỉ lệ trợ giá bình quân của hệ thống xe buýt hiện hữu.

Tuyến buýt điện D4 kết nối khu đô thị Vinhomes Grand Park (TP Thủ Đức) đến Bến xe buýt Sài Gòn (Quận 1) với cự ly 29km.

Trên tuyến có 12 xe, mỗi xe 67 chỗ (đứng, ngồi), với hai lối lên xuống tương tự buýt thông thường. Xe sử dụng động cơ điện, không phát thải CO2, không gây tiếng ồn động cơ khi vận hành.

Đây là tuyết điện cỡ lớn đầu tiên trong 5 tuyến được TPHCM cho thí điểm trên địa bàn. Bốn tuyến còn lại gồm: VB01 (Vinhomes Grand Park - Trung tâm thuơng mại Emart); VB02 (Vinhomes Grand Park - sân bay Tân Sơn Nhất); VB03 (Vinhomes Grand Park - Bến xe buýt Sài Gòn) và VB05 (Vinhomes Grand Park - Bến xe miền Đông mới - Khu đô thị Đại học Quốc gia).

Dự kiến các tuyến xe buýt còn lại cũng sẽ được mở vào tháng 5.2024 khi được điều chỉnh tỉ lệ trợ giá và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá vận chuyển cho xe buýt điện.

MINH QUÂN
TIN LIÊN QUAN

Xe buýt mini - hướng mới cho giao thông công cộng xanh ở TPHCM

MINH QUÂN - HUYỀN TRÂN |

TPHCM sẽ phát triển loại hình xe buýt cỡ nhỏ (còn gọi là buýt mini) để dễ chạy vào đường nhỏ, ngõ hẻm, tăng khả năng tiếp cận hành khách, góp phần đẩy mạnh phát triển phương tiện giao thông công cộng tại thành phố.

Sở Giao thông Vận tải TPHCM đề xuất tăng tiền trợ giá cho tuyến xe buýt điện

MINH QUÂN |

TPHCM - Lượng khách đi lại trên tuyến xe buýt điện đầu tiên ở TPHCM liên tục tăng từ bình quân từ 14,1 khách/chuyến đến nay đã lên 28,7 khách/chuyến. Tuy nhiên, Sở GTVT TPHCM đang đề xuất UBND TPHCM tăng tiền trợ giá từ 44,1% lên 64,8% cho tuyến buýt này.

TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh phát triển xe buýt điện, taxi điện

MINH QUÂN |

Việc đưa xe buýt điện, taxi điện thân thiện môi trường vào thí điểm vận hành tại TP Hồ Chí Minh đã tạo được sự thích thú cho nhiều người. Hiện thành phố đang khuyến khích, kêu gọi đầu tư phát triển loại hình giao thông điện để tạo “làn gió mới” kích thích nhu cầu đi lại, góp phần hạn chế phương tiện cá nhân.

Học sinh nín thở chờ đợi chốt phương án thi tốt nghiệp THPT với 4 môn

Thanh Hằng |

Đề xuất phương án thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2+2 từ năm 2025 nhận được nhiều sự ủng hộ của người học và người dạy.

Nhà văn Y Ban: Đàn bà xấu hay đẹp, tôi đều ám ảnh

NHÓM PV |

Chương trình Cà phê chiều thứ 7 của báo Lao Động có cuộc trò chuyện với nhà văn Y Ban về văn học Việt Nam đương đại đang bị cho là thiếu tác phẩm xứng tầm, thiếu tác giả tài năng.

Bức tranh sinh động về cuộc sống công nhân và vai trò của tổ chức Công đoàn

Mi Lan |

Ngày 26.11, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ diễn ra Lễ Tổng kết và Trao giải Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân, công đoàn do Báo Lao Động tổ chức, Tổng LĐLĐVN chủ trì, phối hợp cùng Hội Nhà văn Việt Nam.

Đẩy mạnh thực hiện phúc lợi cho đoàn viên, người lao động tại Cụm thi đua

Kiều Vũ |

Hà Nội - Tại Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội các đơn vị đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình phúc lợi cho đoàn viên và người lao động.

Cảnh ngổn ngang tại dự án khách sạn hơn 465 tỉ đồng chậm tiến độ ở Hòa Bình

Minh Chuyên - Đinh Đại |

Sau khi dừng thi công vào năm 2022, dự án khách sạn hơn 465 tỉ đồng trên khu đất vàng của TP Hòa Bình hiện vẫn dang dở, ngổn ngang.

Xe buýt mini - hướng mới cho giao thông công cộng xanh ở TPHCM

MINH QUÂN - HUYỀN TRÂN |

TPHCM sẽ phát triển loại hình xe buýt cỡ nhỏ (còn gọi là buýt mini) để dễ chạy vào đường nhỏ, ngõ hẻm, tăng khả năng tiếp cận hành khách, góp phần đẩy mạnh phát triển phương tiện giao thông công cộng tại thành phố.

Sở Giao thông Vận tải TPHCM đề xuất tăng tiền trợ giá cho tuyến xe buýt điện

MINH QUÂN |

TPHCM - Lượng khách đi lại trên tuyến xe buýt điện đầu tiên ở TPHCM liên tục tăng từ bình quân từ 14,1 khách/chuyến đến nay đã lên 28,7 khách/chuyến. Tuy nhiên, Sở GTVT TPHCM đang đề xuất UBND TPHCM tăng tiền trợ giá từ 44,1% lên 64,8% cho tuyến buýt này.

TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh phát triển xe buýt điện, taxi điện

MINH QUÂN |

Việc đưa xe buýt điện, taxi điện thân thiện môi trường vào thí điểm vận hành tại TP Hồ Chí Minh đã tạo được sự thích thú cho nhiều người. Hiện thành phố đang khuyến khích, kêu gọi đầu tư phát triển loại hình giao thông điện để tạo “làn gió mới” kích thích nhu cầu đi lại, góp phần hạn chế phương tiện cá nhân.