Ý kiến trái chiều đề xuất cần có điều luật riêng về triết lý giáo dục

Bích Hà |

GS Trần Ngọc Thêm cho rằng, đã đến lúc Việt Nam cần phải có tuyên bố rõ ràng về những tư tưởng triết lý giáo dục và nó phải được quy định rõ ràng, cụ thể trong Luật Giáo dục.

Ý kiến này được GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) đưa ra tại tọa đàm “Triết lý giáo dục và triết lý giáo dục trong Luật Giáo dục (sửa đổi)" được tổ chức vào ngày 5.1. Đây là một hoạt động trong khuôn khổ các hoạt động thực hiện Đề tài “Triết lý giáo dục Việt Nam: từ truyền thống đến hiện đại” do GS-TSKH Trần Ngọc Thêm làm chủ nhiệm đề tài.

Nhiều tranh cãi về triết lý giáo dục

Theo GS Trần Ngọc Thêm, thời gian qua có nhiều bàn luận, thậm chí tranh cãi liên quan đến triết lý giáo dục. Người nói rằng giáo dục Việt Nam có triết lý, người lại nói không. Người thì cho rằng có triết lý nhưng triết lý giáo dục của chúng ta đang sai lầm.

Theo GS Trần Ngọc Thêm, sự tồn tại của mỗi luồng ý kiến và mỗi quan niệm, tuy trái ngược nhau, nhưng đều có cơ sở nhất định.

 
GS-TSKH Trần Ngọc Thêm.

Ông phân tích, nếu triết lý giáo dục phải được đúc kết trong một câu hay vài chữ ngắn gọn, được thể hiện tường minh và được mọi người thừa nhận rộng rãi thì có thể đi đến kết luận là Việt Nam chưa có triết lý giáo dục. Những câu chữ mà tư tưởng dân gian đã đúc kết về giáo dục (thể hiện qua các thành ngữ, tục ngữ) chỉ đúng trong một hoàn cảnh cụ thể, một giai đoạn cụ thể.

Nếu cho rằng triết lý giáo dục phải được nhận diện qua việc quan sát hoạt động giáo dục, qua việc đánh giá sản phẩm đầu ra thì có thể đi đến kết luận là Việt Nam có triết lý giáo dục nhưng nó sai lầm. Lập luận theo hướng này là: Nếu nó đúng thì đã không xảy ra các “sự cố giáo dục” mà chúng ta đã và đang chứng kiến.

Nên có điều luật riêng về triết lý giáo dục

Cũng tại tọa đàm, theo GS Trần Ngọc Thêm, để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, Việt Nam rất cần phải có tuyên bố rõ ràng về những tư tưởng triết lý trong Luật Giáo dục qua những điều khoản cụ thể.

“Theo đó, ta nên tách riêng một chương nói về tư tưởng triết lý, có thể đặt tên là “Mục đích, mục tiêu, nguyên lý giáo dục” - GS Trần Ngọc Thêm chia sẻ.

Cũng theo ông, chương nói về triết lý giáo dục có thể bao gồm 5 điều: Mục đích (sứ mệnh); Mục tiêu; Tính chất và các nguyên lý; Nội dung và Phương pháp; Vai trò của nhà nước.

Tuy nhiên, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông – lại cho rằng không nên có điều luật về triết lý giáo dục. Bởi không có chương trình nào có mục về triết lý giáo dục cả.

GS Trần Kiều cũng đồng quan điểm, cho rằng không nên đưa vào Luật Giáo dục sửa đổi một chương với tên cụ thể là “Triết lý giáo dục”. “Tôi thấy, chỉ cần nguyên một tên chương như vậy, tranh luận sẽ xảy ra ngay” – GS Trần Kiều nhấn mạnh.

Trong phần nêu quan điểm về triết lý giáo dục Việt Nam, GS Đặng Quốc Bảo quán triệt tư tưởng của Bác Hồ trong xác định nguyên tắc cốt lõi của nền giáo dục với các “từ khóa”: Dân tộc/ Dân chủ - Nhân Văn – Hiện đại/Sáng tạo.

GS Hồ Ngọc Đại thì nhắc đến triết lý “hợp tác”: Quan hệ hợp tác giữa nhà trường – xã hội; nhà – gia đình; hợp tác thầy – trò, giữa thầy với thầy; giữa trò với trò... Khi đã hợp tác thì phải theo nguyên tắc thỏa thuận, không ai áp đặt ai.

Kết thúc tọa đàm, nhóm thực hiện đề tài “Triết lý giáo dục Việt Nam: từ truyền thống đến hiện đại” cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến, để tiếp tục nghiên cứu, tìm ra triết lý giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và tạo tiền đề để thúc đẩy giáo dục phát triển trong tương lai.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Tin tức giáo dục 24h: Phụ huynh nói gì về triết lý giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại?

Tú Anh |

Cách đánh vần của Công nghệ giáo dục không phù hợp với trẻ 6 tuổi; Nhiều phụ huynh ủng hộ triết lý giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại; Tiếp tục bài toán đổi mới thi cử để thí sinh không bị "sốc"... là những tin tức giáo dục đáng chú ý 24h.

Nhiều phụ huynh ủng hộ triết lý giáo dục “đi học là hạnh phúc” của giáo sư Hồ Ngọc Đại

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Giữa ồn ào tranh luận về việc đánh vần tiếng Việt, đọc thơ theo ô vuông, tam giác trong sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục”, GS Hồ Ngọc Đại – cha đẻ của Công nghệ giáo dục khẳng định lại triết lý giáo dục mà ông theo đuổi cả cuộc đời là giúp học sinh thấy "mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học là hạnh phúc". Nhiều phụ huynh đồng tình với quan điểm này, "khai tâm rồi khai trí", học sinh vui "học một hiểu mười".

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Tin tức giáo dục 24h: Phụ huynh nói gì về triết lý giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại?

Tú Anh |

Cách đánh vần của Công nghệ giáo dục không phù hợp với trẻ 6 tuổi; Nhiều phụ huynh ủng hộ triết lý giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại; Tiếp tục bài toán đổi mới thi cử để thí sinh không bị "sốc"... là những tin tức giáo dục đáng chú ý 24h.

Nhiều phụ huynh ủng hộ triết lý giáo dục “đi học là hạnh phúc” của giáo sư Hồ Ngọc Đại

Thảo Anh - Tuấn Anh |

Giữa ồn ào tranh luận về việc đánh vần tiếng Việt, đọc thơ theo ô vuông, tam giác trong sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục”, GS Hồ Ngọc Đại – cha đẻ của Công nghệ giáo dục khẳng định lại triết lý giáo dục mà ông theo đuổi cả cuộc đời là giúp học sinh thấy "mỗi ngày đến trường là một ngày vui, đi học là hạnh phúc". Nhiều phụ huynh đồng tình với quan điểm này, "khai tâm rồi khai trí", học sinh vui "học một hiểu mười".