Xúc động lời ân hận của giáo viên từng trừng phạt khi học sinh mắc lỗi

Bích Hà (ghi) |

Những lời gan ruột của cô giáo Lê Thị Nếp về nghề giáo, về những vui buồn sau hơn 20 năm theo nghiệp “đưa đò” đã khiến cả giáo viên và phụ huynh rơi nước mắt. Lao Động xin ghi lại những lời tâm sự của cô, để mỗi phụ huynh hiểu hơn về những áp lực, sự vất vả của những giáo viên đang dạy lớp 1 và mỗi thầy cô có thể thay đổi.

Có những lúc tôi cảm thấy ức chế vô cùng

Tôi sinh ra và lớn lên trong môi trường giáo dục truyền thống. Mẹ tôi là giáo viên dạy lớp 1. Bà cũng là người trực tiếp dạy tôi trong năm đầu đi học. Phải nói rằng, đó là quãng thời gian tôi “ăn đòn” rất nhiều.

Điều đó làm tôi thấy sợ hãi và luôn phải nỗ lực học trong nỗi ám ảnh. Tất nhiên khi nhìn lại, tôi cũng phải thầm cảm ơn những trận đòn roi giúp tôi trưởng thành.

Khi trở thành cô giáo, tôi được phân công giảng dạy học trò lớp 1. Tôi tin rằng khi hỏi giáo viên tiểu học ai muốn xuống khối 1 dạy chắc chắn sẽ không có cánh tay nào giơ lên.

Tôi nói như thế không phải để biện minh cho những ứng xử của mình trước đây. Nhưng thực sự có những lúc tôi cảm thấy ức chế vô cùng.

Nguồn clip VTV7

Vì vậy, tôi chọn cách giống như mẹ tôi là đi theo con đường kỷ luật rất mạnh. Tôi tin rằng những điều ấy sẽ khiến học trò thấy sợ mà học. Và mỗi khi bước vào tiết dạy, tôi đã trở một người cảnh sát hay công an đầy thị uy.

Nhưng mặc cho tôi gào thét khàn cả cổ, các em vẫn thản nhiên nô đùa. Nhiều lần ức chế không thể chịu được tôi phải quát nạt, thậm chí đe dọa học trò như: “Cô sẽ nhốt con vào chuồng chó” hay “Cô sẽ nhốt con ở lại lớp học”.

Có vẻ như những lời nói này dễ phát huy tác dụng với trẻ nhỏ. Mặc dù dùng xong, khi trở về nhà tôi cũng cảm thấy ân hận và xấu hổ. Nhưng đến hôm sau, khi không thể kìm chế được mình, tôi lại tiếp tục sử dụng hành động và lời lẽ như thế.

Tôi còn nhớ mãi trong một tiết dạy Toán, khi tôi đang say sưa giảng bài, học trò vẫn say sưa nói chuyện. Không kiềm chế được mình, tôi cầm thước đập thật mạnh xuống bàn.

Một em học sinh ngồi dưới đã nói một câu khiến tôi nhớ mãi: “Con điên”. Tôi bực lắm nhưng vẫn cố lờ đi. Nhưng trớ trêu là cậu học trò ngồi kế bên đứng lên thưa cô rằng: “Bạn này nói cô là con điên ạ!”.

Tôi bắt cô bé kia phải đứng lên giải thích. Tôi nhớ nét mặt sợ sệt của em. Em giải thích rằng: “Môi cô ở bên trong còn răng cô ở bên ngoài trông như con điên ạ!”.

Nghe học trò giải thích tôi không thể nói thêm được câu nào nữa. Tôi ra ngoài hành lang đứng và trong lòng trỗi dậy một sự xót xa. Chẳng lẽ mình lại kinh khủng đến thế?...

Người ta vẫn nói “bạo hành sẽ sinh ra bạo hành”. Học trò chưa ngoan là lỗi ở cô giáo và mình phải nhìn nhận để thay đổi theo hướng tích cực.

Hành trình thay đổi

Từ lần đó, tôi học cách cởi bỏ mọi ức chế đang mang để lên lớp. Tôi luôn khiến mình vào tiết với tâm thế tuyệt vời nhất. Thay vì liên tục giảng bài khi vừa vào lớp, tôi tập quan sát và hỏi thăm cô học trò này hôm nay có chuyện gì buồn vui.

 
Cô Lê Thị Nếp bên học sinh của mình.

Bên cạnh đó, để khiến học trò hồ hởi khi đến trường, tôi cũng luyện cho mình phong thái nhí nhảnh, thậm chí “hơi điên điên, khùng khùng”. Tôi thường sẽ hát cho học sinh nghe hay kể một câu chuyện hấp dẫn. Đến lúc cao trào, tôi thường gián đoạn bằng cách nói: “Chúng ta tiếp tục bài học nhé. Nếu các con ngoan cuối giờ cô sẽ kể tiếp phần cuối”. Nhờ vậy học trò rất hăng say và vui vẻ.

Tất nhiên có những đối tượng rất nghịch và cá tính, tôi vẫn phải áp dụng kỷ luật nhưng là kỷ luật tích cực để không làm ảnh hưởng đến tâm hồn của các con như phạt đứng suy nghĩ về hành vi hay dọn vệ sinh tại chỗ…

Giờ đây, lớp của tôi đầy ắp tiếng cười. Những em học sinh học kém đã được tôi dìu dắt từng bước. Tôi trân trọng những bước tiến của các em mỗi ngày dù là rất nhỏ.

Tâm tôi cảm thấy an và học trò cũng thấy thoải mái. Tôi để mọi ưu phiền bên ngoài cửa lớp. Tôi hi vọng khi mình đến bên các em với cái tâm của người thầy, thì học trò sẽ cảm thấy hạnh phúc”.

Bích Hà (ghi)
TIN LIÊN QUAN

"Giáo viên đang bị cô đơn, chịu quá nhiều áp lực"

Đặng Chung |

Thừa nhận đội ngũ giáo viên đang phải chịu rất nhiều áp lực, nhưng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thầy cô không thể vin vào áp lực để có những hành vi đi ngược lại thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức nhà giáo.

Kỷ luật giáo viên ở Hà Nội tát và xúc phạm học sinh

Bích Hà |

UBND huyện Ứng Hòa (TP.Hà Nội) vừa có văn bản kết luận về vụ việc giáo viên Trường THCS Vân Đình (huyện Ứng Hòa) bị phụ huynh “tố” tát gãy răng và xúc phạm học sinh.

Từ vụ cô giáo quỳ gối cần "khung" và "hành lang" để giáo viên phạt học sinh

Lục Tùng (ghi) |

"Việc một cô giáo bị bắt buộc quỳ trước phụ huynh là một hành động quá khích, hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) cần được phê bình nghiêm túc, “đến nơi, đến chốn” trước khi bàn đến việc cô giáo ấy đã phạt đúng hay sai. Bởi nếu không thì học sinh (HS) sẽ không biết “tôn sư trọng đạo” và môi trường giáo dục (GD) sẽ bị hạ thấp trong cái nhìn của xã hội..." - Đó là ý kiến của GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

"Giáo viên đang bị cô đơn, chịu quá nhiều áp lực"

Đặng Chung |

Thừa nhận đội ngũ giáo viên đang phải chịu rất nhiều áp lực, nhưng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thầy cô không thể vin vào áp lực để có những hành vi đi ngược lại thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức nhà giáo.

Kỷ luật giáo viên ở Hà Nội tát và xúc phạm học sinh

Bích Hà |

UBND huyện Ứng Hòa (TP.Hà Nội) vừa có văn bản kết luận về vụ việc giáo viên Trường THCS Vân Đình (huyện Ứng Hòa) bị phụ huynh “tố” tát gãy răng và xúc phạm học sinh.

Từ vụ cô giáo quỳ gối cần "khung" và "hành lang" để giáo viên phạt học sinh

Lục Tùng (ghi) |

"Việc một cô giáo bị bắt buộc quỳ trước phụ huynh là một hành động quá khích, hạ thấp vai trò của giáo viên (GV) cần được phê bình nghiêm túc, “đến nơi, đến chốn” trước khi bàn đến việc cô giáo ấy đã phạt đúng hay sai. Bởi nếu không thì học sinh (HS) sẽ không biết “tôn sư trọng đạo” và môi trường giáo dục (GD) sẽ bị hạ thấp trong cái nhìn của xã hội..." - Đó là ý kiến của GS.TS, NGND Võ Tòng Xuân - Hiệu trưởng ĐH Nam Cần Thơ.