Xử lý nghiêm việc tổ chức gian lận thi chứng chỉ, “làm tiền” giáo viên

Nhóm phóng viên Lao Động |

Ngay sau khi Báo Lao Động đăng tải loạt bài "Giấy phép con hành giáo viên”, phản ánh việc Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên) tổ chức kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ và tin học gian lận, với sự tiếp tay của chính những người tự xưng là cán bộ của nhà trường với các “cò” để "làm tiền" giáo viên vùng cao, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc.

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết sẽ lập đoàn kiểm tra hoạt động tổ chức thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của Đại học Khoa học Thái Nguyên. Đồng thời yêu cầu nhà trường rà soát, kiểm tra ngay những thông tin mà Báo phản ánh, xử lý nghiêm cở sở giáo dục có sai phạm.

Đại diện Bộ Giáo dục và Đạo tạo cũng gửi lời cảm ơn tới Báo Lao Động đã có những phản ánh, giúp Bộ Giáo dục chấn chỉnh hoạt động thi, cấp chứng chỉ.

Video phóng sự điều tra về kỳ thi gian lận chứng chỉ ở Trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên).
Cũng trong ngày 5.11, ngay sau khi phóng sự điều tra về hoạt động thi, cấp chứng chỉ ở Đại học Khoa học Thái Nguyên đăng tải trên Lao Động, ông Phạm Hồng Quang – Giám đốc Đại học Thái Nguyên - đã yêu cầu Đại học Khoa học khẩn trương báo cáo về sự việc. Giám đốc Đại học Thái Nguyên cũng lập đoàn thanh tra để thanh tra toàn bộ hoạt động thi-cấp chứng chỉ của Đại học Khoa học và cho biết sẽ cho rà soát, để xử lý nghiêm.

Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học diễn ra tại nhiều tỉnh thành phía Bắc, từ Hà Nội, Bắc Ninh đến Thái Nguyên.

Ở diễn biến liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã vào cuộc buộc dừng tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học tại gần 50 đơn vị. Tuy vậy, vì nguồn lợi khủng việc gian lận này vẫn không dừng lại mà chuyển biến sang những hình thức tinh vi hơn.

Từ nguồn tin của giáo viên, chúng tôi đã ghi nhận những kỳ thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ và tin học gian lận tại Đại học Khoa học Thái Nguyên vào 2 ngày 29.9 và 13.10 với hàng trăm thí sinh tham dự.

Dù vẫn có những kỳ thi gian lận như từng diễn ra ở Trường Đại học Nông Lâm (cùng là đơn vị thành viên của Đại học Thái Nguyên) mà Báo Lao Động đã phản ánh trước đó, nhưng mánh khoé gian lận ở Đại học Khoa học đã tinh vi hơn.

Để tránh sự vào cuộc của báo chí, các “cò” yêu cầu các thí sinh “chống trượt” buộc phải cung cấp được các giấy tờ chứng minh là giáo viên đang công tác trên địa bàn các tỉnh như Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên hay Bắc Giang hoặc hồ sơ chứng minh đang là viên chức. Đồng thời phải được giới thiệu qua các “mối” quen. Trong buổi thi, nhiều thí sinh đã mang đáp án cho trước vào phòng thi để chép lại theo hướng dẫn của một cán bộ tự xưng là người của nhà trường.

Trong quá trình ghi nhận phản ánh sự việc, chúng tôi cũng được nghe chia sẻ, tâm sự của hàng trăm giáo viên về những bất cập trong quy định yêu cầu phải có các loại chứng chỉ mới được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Nhóm phóng viên Lao Động
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên vay tiền ngân hàng, ngập trong nợ để dự kỳ thi chứng chỉ gian lận

Nhóm PV |

Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT

Nhóm Phóng viên |

Thời gian qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có nhiều động thái siết lại việc quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ, đặc biệt là việc gian lận thi chứng chỉ. Tháng 9.2019, Bộ đã có quyết định dừng cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ của 48 đơn vị. Nhưng bất chấp việc này, tại Thái Nguyên,những kỳ thi chứng chỉ gian lận vẫn được tổ chức đều đặn. Đáng nói hơn, trước đó chỉ vài tháng, Báo Lao Động cũng đã có loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ một cách công khai diễn ra tại Thái Nguyên.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương. 

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Giáo viên vay tiền ngân hàng, ngập trong nợ để dự kỳ thi chứng chỉ gian lận

Nhóm PV |

Những tháng cùng ăn, cùng học với giáo viên, chúng tôi tận thấy nỗi thống khổ, vất vả của thầy cô trên hành trình chinh phục những chứng chỉ để đủ điều kiện được thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Những chuyện bi hài đằng sau tấm chứng chỉ lần lượt được giáo viên kể ra, xót xa và chua chát. Họ tự hỏi: “Ai đã vẽ ra quy định để tận thu những đồng tiền từ mồ hôi, nước mắt giáo viên?”.

Video: "Thủ phủ” gian lận chứng chỉ vẫn tấp nập như thách thức Bộ GDĐT

Nhóm Phóng viên |

Thời gian qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có nhiều động thái siết lại việc quản lý hệ thống văn bằng, chứng chỉ, đặc biệt là việc gian lận thi chứng chỉ. Tháng 9.2019, Bộ đã có quyết định dừng cấp chứng chỉ Tin học và Ngoại ngữ của 48 đơn vị. Nhưng bất chấp việc này, tại Thái Nguyên,những kỳ thi chứng chỉ gian lận vẫn được tổ chức đều đặn. Đáng nói hơn, trước đó chỉ vài tháng, Báo Lao Động cũng đã có loạt bài phản ánh tình trạng gian lận thi chứng chỉ một cách công khai diễn ra tại Thái Nguyên.

Trục lợi từ những kỳ thi chứng chỉ gian lận, "làm tiền" giáo viên vùng cao

Nhóm Phóng Viên |

Nhiều giáo viên vùng cao mà chúng tôi tiếp xúc phải đau khổ và dằn vặt. Họ dạy học sinh của mình phải trung thực trong học tập, trong thi cử, trong mọi việc làm... nhưng chính họ buộc phải gian lận, thậm chí phải mua chứng chỉ để được thăng hạng, nâng lương.