Xóa trường công, nhập vào trường tư thục: Vì học sinh hay vì doanh nghiệp?

Nguyễn Hùng |

Các thầy, cô, các bậc phụ huynh và 560 học sinh Trường THPT Tiên Yên, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh có lẽ năm nay “ăn” cái tết không ngon, bởi lòng như lửa đốt khi ngôi trường công lập 50 tuổi đời này đang được xem xét sáp nhập vào trường tư thục của một DN và giao cho DN này quản lý. 

Có quá nhiều vấn đề khi xóa sổ trường công này: Hàng loạt giáo viên mất biên chế; học  sinh phải nộp học phí cao (nhiều em thuộc dân tộc thiểu số); và đặc biệt là chất lượng dạy-học.

Nếu được thông qua, ngôi trường công có truyền thống kia sẽ sáp nhập vào Trường THPT Nguyễn Trãi 12 tuổi của Cty TNHH MTV Hợp Tiến, trong khi chất lượng giáo dục của 2 trường quá chênh lệch nhau.

Theo đại diện UBND huyện Tiên Yên, việc sáp nhập nhằm tiết kiệm ngân sách, bởi cơ sở vật chất của trường công đã xuống cấp, nếu đầu tư xây lại sẽ mất 80 tỉ đồng, trong khi trường Nguyễn Trãi lại rộng rãi, khang trang và đang… thiếu học sinh.

Thực tế, cơ sở hạ tầng Trường THPT Tiên Yên vẫn còn khá tốt. Hơn nữa, nếu có sáp nhập thì cũng không cần phải phá đi, mà nhường lại cho trường tiểu học công ở gần đó; còn toàn bộ học sinh trường công sẽ chuyển sang trường tư thục.

Nghị quyết 19 của BCH T.Ư Đảng khóa 19 có chủ trương sáp nhập trường công lập và dân lập, nhưng chỉ rõ phải “ở những nơi có khả năng xã hội hóa cao” – nghĩa là dân có điều kiện kinh tế cho con em theo học.

Nếu việc sáp nhập này được phê chuẩn thì đây sẽ là mô hình đầu tiên được thực hiện ở Quảng Ninh, nhưng lại được thí điểm ở huyện miền núi, chứ không phải ở “nơi có khả năng xã hội hóa cao”.

Tiên Yên là huyện miền núi. Khoảng một nửa trong 560 học sinh trường THPT Tiên Yên là người dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Vậy, chuyển trường công thành dân lập, học sinh có kham nổi học phí? Nhưng không theo học trường này thì học sinh cũng không còn lựa chọn nào, bởi trường THPT dân tộc nội trú dạy khác, trong khi Trường THPT Đông Hải nhỏ, chỉ dành cho học sinh một số xã xa trung tâm.

Ngỡ ngàng và bức xúc, tập thể giáo viên, phụ huynh và các em học sinh đã gửi tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh lời kêu cứu.

Bởi họ lắng hơn cả là chất lượng học tập, vì chẳng ai còn lạ thực trạng của mỗi trường cũng như cách điều hành, quản lý của DN. 36 thầy, cô của Trường THPT Tiên Yên còn có thêm nỗi lo sẽ bị đẩy ra khỏi biên chế và dễ bị sa thải, nếu rơi vào tay DN.

Trả lời Lao Động, lãnh đạo Sở GD-ĐT Quảng Ninh và huyện Tiên Yên cho biết, “mới chỉ là chủ trương” và UBND huyện Tiên Yên đang xây dựng đề án trình tỉnh xem xét.

Liệu đề án có được thông qua khi hầu hết giáo viên, phụ huynh, học sinh đều phản đối?

Nguyễn Hùng
TIN LIÊN QUAN

Chỉ chi ngân sách cho trường công lập là không công bằng

HUYÊN NGUYỄN |

Trao đổi tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần chia đều ngân sách nhà nước cho trường công lập và trường ngoài công lập cung cấp dịch vụ công để đảm bảo công bằng.

Dân tỉnh lẻ lo “chạy” học cho con, mong bỏ "rào cản" hộ khẩu

Đặng Chung |

“Chạy” hộ khẩu, lót tay để xin học trái tuyến… là cách mà người dân ở quê ra thành phố sinh sống phải “bấm bụng” làm, để có được một “suất” cho con vào trường công lập.

Bóng đá, trường công, trường tư

TRẦN ĐẠI |

Không phải cho đến bây giờ, người ta mới tranh cãi về câu chuyện cho con học trường công hay trường tư.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Chỉ chi ngân sách cho trường công lập là không công bằng

HUYÊN NGUYỄN |

Trao đổi tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, TS Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cần chia đều ngân sách nhà nước cho trường công lập và trường ngoài công lập cung cấp dịch vụ công để đảm bảo công bằng.

Dân tỉnh lẻ lo “chạy” học cho con, mong bỏ "rào cản" hộ khẩu

Đặng Chung |

“Chạy” hộ khẩu, lót tay để xin học trái tuyến… là cách mà người dân ở quê ra thành phố sinh sống phải “bấm bụng” làm, để có được một “suất” cho con vào trường công lập.

Bóng đá, trường công, trường tư

TRẦN ĐẠI |

Không phải cho đến bây giờ, người ta mới tranh cãi về câu chuyện cho con học trường công hay trường tư.