Xét tuyển với 800 giáo viên hợp đồng ở Hà Nội: Mong không phải "mừng hụt"

Đặng Chung (ghi) |

Những ngày qua, báo chí đưa tin gần 800 giáo viên hợp đồng trên 5 năm ở Hà Nội sắp có cơ hội được xét tuyển viên chức. Trước thông tin này, giáo viên Hà Nội vừa mừng, vừa lo. Lao Động ghi lại tâm tư của thầy cô trước thềm năm học mới.

Thầy Nguyễn Viết Tiến (giáo viên hợp đồng ở thị xã Sơn Tây): Mong một quyết định nhân văn

"Chỉ còn 1 tháng nữa là bước vào năm học mới, tôi và giáo viên hợp đồng toàn TP.Hà Nội lòng như lửa đốt khi thành phố vẫn chưa có quyết định hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019.

Trong gần 5 tháng qua, giáo viên hợp đồng ở nhiều huyện, thị xã đã có đơn kiến nghị gửi tới các cơ quan có thẩm quyền từ địa phương đến trung ương để kêu cứu trước nguy cơ bị mất việc sau hàng chục năm cống hiến cho ngành giáo dục.

 
Thầy Nguyễn Viết Tiến vừa phải nhận quyết định chấm dứt hợp đồng sau 20 năm cống hiến cho giáo dục thủ đô.

Chiều ngày 9.7.2019, tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.Hà Nội vừa qua, liên quan đế trường hợp giáo viên tại các quận, huyện, thị xã ký hợp đồng lâu năm nhưng không được xét tuyển viên chức... Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, Bộ Nội vụ đã giao TP xét tuyển các trường hợp này với một số điều kiện như: Giáo viên hợp đồng có đóng bảo hiểm ít nhất 5 năm; đảm bảo sức khỏe; số năng lực, trình độ phù hợp với vị trí việc làm.

Lời nói của Chủ tịch đã làm cho hàng nghìn giáo viên hợp đồng ở thành phố mừng rơi nước mắt bởi chính sách nhân văn của người đứng đầu TP.

 
Việc các huyện, thị xã ra quyết định thi tuyển với giáo viên thay vì xét tuyển đã khiến giáo viên hợp đồng "mừng hụt".

Sáng 31.7.2019, trong phiên họp tập thể UBND thành phố tháng 7, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Đình Hoa cũng nhấn mạnh,  toàn TP có khoảng gần 800 giáo viên hợp đồng trên 5 năm. Tôi thấy con số đó rất nhỏ so với 11.182 chỉ tiêu viên chức giáo dục sẽ tuyển, việc áp dụng hình thức xét tuyển với họ là rất nên làm.

Năm học mới đang tới gần, tôi cũng như giáo viên hợp đồng toàn TP mong “nhân văn” hãy sớm quay về với giáo viên, mong những chỉ đạo nhân văn của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung sớm được TP cụ thể bằng quyết định, văn bản thấu tình đạt lý.

Chúng tôi mong muốn TP chỉ đạo xét tuyển công khai, minh bạch gần 800 giáo viên hợp đồng trên 5 năm, rồi thi tuyển với số giáo viên còn lại, để giáo viên chúng tôi không phải "mừng hụt", tiếp tục gắn bó với bục giảng, cống hiến cho nền giáo dục thủ đô".

Nguyễn Thị Thanh Thùy – giáo viên hợp đồng ở Sơn Tây: Còn nhiều trăn trở

"Mong các bạn đọc đừng phũ phàng với các thầy cô, vì chúng tôi cống hiến gần như hết cuộc đời cho nền giáo dục thủ đô và đang đi đòi quyền lợi của mình. Các thầy cô đã dành trọn cả tuổi thanh xuân cho nghề. Chúng tôi bám trụ đến ngày hôm nay chỉ vì lòng yêu nghề, muốn gieo con chữ cho những học sinh của mình.

Thầy cô đâu biết cái nghề mình yêu đến ngày hôm nay lại xua đuổi thầy cô đến bên bờ vực thẳm. Các thầy cô giờ đã ở tuổi 40, 50, nếu bị mất việc, hỏi rằng ai còn thuê các thầy cô nữa.  Có cơ quan, doanh nghiệp nào dang tay đón nhận các thầy cô  ở tuổi này không?

 
Giáo viên hợp đồng chờ ở trụ sở tiếp công dân để gửi tâm tư, nguyện vọng đến lãnh đạo Hà Nội. Ảnh: Huyền Trần

Theo tôi các cấp lãnh đạo từ huyện đến TP hãy bàn bạc, xem xét thật thấu tình đạt lý để đi đến một cái kết có tình, có lý, có tính nhân văn nhất mà không vi phạm pháp luật.

Tôi thiết nghĩ, chúng ta sẽ có cách để cứu các thầy cô nếu dựa vào đúng Luật Giáo dục năm 2010 và NĐ 29/2012 của Chính phủ. Vì các thầy cô đều được kí hợp đồng vào các thời kỳ đó, nên ta vận dụng những điều khoản trước năm 2019 là thấu tình đạt lý với các thầy cô.

Còn Nghị định 161 mới có hiệu lực đầu năm 2019, chỉ phù hợp với Luật Giáo dục mới ban hành đầu tháng 7 năm 2019. Nếu áp dụng luật vừa ban hành với hàng trăm giáo viên đã được ký hợp đồng, tuyển dụng từ 10-20 năm trước, là không công bằng với các thầy cô. Vì xét theo nghị định mới này, 100% thầy cô không được xét tuyển đặc cách.

Vậy để có sự công bằng cho các thầy cô thì cấp lãnh đạo hãy xem xét và vận dụng luật nào, nghị định nào có tính nhân văn nhất, nhân đạo nhất với giáo viên, không áp dụng cứng nhắc thì mới cứu được thầy cô.

Còn các bạn giáo sinh mới ra trường đừng nghĩ là mình mất cơ hội, các bạn có năng lực thực sự thì sẽ được thi và chọn vào đúng vị trí việc làm mà các bạn mơ ước. Các bạn đừng so đo với các thầy cô của mình, mà có những câu từ làm đau lòng những người đã dìu dắt mình đến ngày hôm nay!".

Đặng Chung (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Lý do Sóc Sơn đột ngột thay đổi hình thức tuyển dụng giáo viên

Đặng Chung |

UBND huyện Sóc Sơn vừa có văn bản đề xuất với Ban thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về việc thay đổi hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 từ thi tuyển sang xét tuyển.

Trước thềm năm học mới, giáo viên Hà Nội hoang mang lo mất việc

Đặng Chung |

Năm học mới đã cận kề, nhưng hàng trăm giáo viên ở Hà Nội - trong đó nhiều người có trên dưới 20 năm cống hiến - đang lo lắng, mất ăn mất ngủ vì có nguy cơ bị đẩy khỏi bục giảng. Họ vẫn đang chờ đợi một quyết định nhân văn từ phía cơ quan chức năng, để không phải chua chát ví mình bị “vắt chanh bỏ vỏ”.

Hàng trăm giáo viên kêu cứu vì không được đóng BHXH

HOA ĐÔNG - THẢO LINH |

Hàng trăm giáo viên trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đang đứng ngồi không yên, lo bị mất việc sau kỳ tuyển viên chức sắp tới. Theo phản ánh của một số giáo viên, nhiều năm nay họ đã phải chịu thiệt thòi, chỉ được ký hợp đồng 3 tháng/lần, lương thấp, ngay cả những chính sách được pháp luật quy định như BHXH, BHYT cũng không được hưởng…

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Lý do Sóc Sơn đột ngột thay đổi hình thức tuyển dụng giáo viên

Đặng Chung |

UBND huyện Sóc Sơn vừa có văn bản đề xuất với Ban thường vụ Huyện ủy Sóc Sơn về việc thay đổi hình thức tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019 từ thi tuyển sang xét tuyển.

Trước thềm năm học mới, giáo viên Hà Nội hoang mang lo mất việc

Đặng Chung |

Năm học mới đã cận kề, nhưng hàng trăm giáo viên ở Hà Nội - trong đó nhiều người có trên dưới 20 năm cống hiến - đang lo lắng, mất ăn mất ngủ vì có nguy cơ bị đẩy khỏi bục giảng. Họ vẫn đang chờ đợi một quyết định nhân văn từ phía cơ quan chức năng, để không phải chua chát ví mình bị “vắt chanh bỏ vỏ”.

Hàng trăm giáo viên kêu cứu vì không được đóng BHXH

HOA ĐÔNG - THẢO LINH |

Hàng trăm giáo viên trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đang đứng ngồi không yên, lo bị mất việc sau kỳ tuyển viên chức sắp tới. Theo phản ánh của một số giáo viên, nhiều năm nay họ đã phải chịu thiệt thòi, chỉ được ký hợp đồng 3 tháng/lần, lương thấp, ngay cả những chính sách được pháp luật quy định như BHXH, BHYT cũng không được hưởng…