Xét tuyển đại học chỉ dựa vào học bạ THPT là không công bằng

Thanh Hằng |

Phương thức xét tuyển học bạ THPT trong mùa tuyển sinh năm 2024 đang là vấn đề nóng, nhận được nhiều sự quan tâm của học sinh và giáo viên trên cả nước. Xoay quanh vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có cuộc trao đổi cùng Báo Lao Động.

Hiện đã có gần 100 trường đại học công bố sử dụng phương án xét học bạ THPT trong tuyển sinh đầu vào năm 2024, ông có đánh giá gì về phương thức này?

Xét tuyển đại học dựa vào kết quả học bạ THPT thực tế không chỉ có ở các trường Việt Nam, trên thế giới đã có nhiều trường đại học áp dụng phương thức này. Tuy nhiên, chúng ta cần so sánh điều kiện thực tế tại Việt Nam với các nước khác.

Hiện nay, tình trạng xin điểm, thậm chí đáng buồn hơn là mua điểm vẫn xuất hiện. Bên cạnh đó, việc đánh giá, cho điểm của các trường THPT có sự khác nhau dẫn đến chênh lệch về điểm học bạ trên cả nước. Do đó, chúng ta không thể tin cậy hoàn toàn vào kết quả học bạ để đưa vào xét tuyển trong kỳ tuyển sinh mang tính chất chọn lọc nghiêm ngặt.

Xét tuyển đại học đòi hỏi sự công bằng. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh chỉ chênh nhau 0,25 điểm đã ảnh hưởng đến việc đỗ và trượt, nhưng với xét học bạ THPT, thí sinh có thể chênh nhau từ 3-5 điểm là chuyện bình thường. Vậy thì làm sao đảm bảo sự công bằng?

Theo ông, có nên loại bỏ phương thức xét tuyển đại học bằng điểm học bạ THPT?

Tôi không phủ nhận hoàn toàn việc xét học bạ THPT trong tuyển sinh đầu vào, nhưng tiêu chí xét tuyển dựa vào học bạ nên là tiêu chí phụ chứ không phải chính.

Việc các trường xét tuyển học bạ THPT cơ bản vẫn phù hợp với một số nhóm trường nhất định, như các trường đại học top giữa hoặc top dưới.

Trong điều kiện hiện nay, tiêu chí chính để xét tuyển đại học vẫn nên dựa vào kỳ thi mang tính quốc gia, được tổ chức rất chặt chẽ, nghiêm túc - đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điểm học bạ có thể làm một tiêu chí phụ để tiếp tục chọn lọc, cùng với những tiêu chí phụ khác.

Vậy làm thế nào để phương thức xét học bạ THPT đảm bảo độ tin cậy trong xét tuyển đầu vào đại học, thưa ông?

Xu hướng chung của thế giới không loại trừ phương thức xét học bạ để tuyển sinh đại học, nhưng nhìn từ kinh nghiệm thế giới cần đảm bảo chuẩn chỉnh 2 tiêu chí sau:

Thứ nhất, chúng ta cần hình thành được văn hoá chất lượng, văn hoá trung thực trong trường học, không có hành vi gian dối tiêu cực trong quá trình đánh giá cho điểm học sinh và nếu có gian dối sẽ bị xử lý nghiêm.

Thứ hai, các trường THPT cần phải có hệ thống kiểm định chất lượng chuẩn chỉnh, chính xác trong khâu đánh giá chấm điểm nhằm phản ánh đúng năng lực của học sinh. Mức độ chặt chẽ, nghiêm ngặt trong chất lượng đánh giá chấm điểm của các trường THPT trên cả nước phải đồng đều nhau.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh đầu vào. Nhưng tôi cho rằng Bộ GDĐT nên có định hướng trong việc xét điểm học bạ làm tiêu chí chính để tuyển sinh đại học, vì thực tế chúng ta vẫn chưa đủ điều kiện triển khai, nên có thể dẫn tới rất nhiều vấn đề tiêu cực, không công bằng.

Thanh Hằng
TIN LIÊN QUAN

Từ bỏ xét học bạ THPT, thí sinh tìm cánh cửa mới vào đại học năm 2024

Vân Trang |

Xét học bạ THPT là phương án gọn nhẹ, giảm áp lực và tăng cơ hội đỗ cho thí sinh, thế nhưng trong bối cảnh hiện nay nhiều em phải chọn hướng đi mới.

Nỗi niềm của giáo viên đối với phụ cấp theo nghề sau cải cách tiền lương

Anh Thư |

Theo tinh thần Nghị quyết 27 NQ/TW năm 2018 sẽ thay đổi cơ cấu tiền lương, đồng thời xuất hiện phụ cấp theo nghề mới. Điều này được nhiều nhà giáo mong chờ.

Mức lương giáo viên thỉnh giảng hiện nay

Hồng Nhung |

Dưới đây là quy định về chế độ thỉnh giảng của giáo viên trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Chủ đất dịch vụ ven đô hét giá hơn 100 triệu đồng/m2

ANH HUY |

Khi thị trường trầm lắng, ít có giao dịch nhưng loại hình đất dịch vụ vẫn được giới đầu tư đánh giá là giá cao, vượt xa giá trị thực. Nhiều mảnh đất dịch vụ vùng ven ở các huyện ngoại thành đang được chủ, môi giới rao bán lên đến 100 triệu đồng/m2.

Quảng Nam tiếp tục khai quật con đường “Thần đạo” ở Mỹ Sơn

Hoàng Bin |

Con đường “Thần đạo” lần đầu tiên được phát hiện ở Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam sẽ tiếp tục được khai quật, mở rộng nghiên cứu.

Chi vài triệu đồng phí môi giới, nhiều gia đình vẫn khó tìm giúp việc

LÊ HOA |

Để tìm được một người giúp việc phù hợp, các gia đình mạnh tay chi từ 1-2,5 triệu đồng cho phí môi giới. Song, nhiều người cho biết, tìm được người giúp việc như ý như "mò kim đáy bể".

Làng biển 50 năm chôn cất người trôi sông lạc chợ

Hoàng Bin |

Gần 40 ngôi mộ vô danh không có người thân thích chăm nom, được người dân làng chài Tam Thanh, TP Tam Kỳ, Quảng Nam lo hương khói chu toàn suốt 50 năm.

Điều động, bổ nhiệm nhân sự mới ở Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Nam Định, Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Trong tuần qua (từ ngày 19.2 - 23.2), các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Sóc Trăng, Nam Định, Gia Lai, Đồng Hới (Quảng Bình)... đã triển khai các quyết định điều động, bổ nhiệm, bầu và chuẩn y nhân sự.

Từ bỏ xét học bạ THPT, thí sinh tìm cánh cửa mới vào đại học năm 2024

Vân Trang |

Xét học bạ THPT là phương án gọn nhẹ, giảm áp lực và tăng cơ hội đỗ cho thí sinh, thế nhưng trong bối cảnh hiện nay nhiều em phải chọn hướng đi mới.

Nỗi niềm của giáo viên đối với phụ cấp theo nghề sau cải cách tiền lương

Anh Thư |

Theo tinh thần Nghị quyết 27 NQ/TW năm 2018 sẽ thay đổi cơ cấu tiền lương, đồng thời xuất hiện phụ cấp theo nghề mới. Điều này được nhiều nhà giáo mong chờ.

Mức lương giáo viên thỉnh giảng hiện nay

Hồng Nhung |

Dưới đây là quy định về chế độ thỉnh giảng của giáo viên trong cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.