Xét tuyển bổ sung những thí sinh đạt 27 điểm trở lên nhưng trượt đại học

Bích Hà |

Để xem xét quyền lợi cho những thí sinh đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã trao đổi với một số trường đại học lớn và các trường sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh này.

Trường đại học lớn sẵn sàng xét tuyển bổ sung thí sinh điểm cao

Mùa tuyển sinh 2021 chứng kiến hiện tượng điểm chuẩn tăng vọt ở một số ngành học. Mức tăng nằm ngoài tưởng tượng, dự đoán trước đó của nhiều người, khi “tăng nhẹ” cũng lên đến 3-4 điểm, nhiều ngành tăng đến 9-10 điểm.

Nhiều thí sinh điểm cao đã “ngỡ ngàng”, “sốc” khi đặt đến 10 hay 20 nguyện vọng nhưng vẫn trượt ngay cả nguyện vọng được coi là chống trượt. Những ngày qua, nhiều em bày tỏ sự hoang mang và chưa thể vượt qua “cú sốc” đầu đời rằng mình đã trượt đại học.

Thí sinh điểm cao "sốc" khi xem điểm chuẩn năm 2021. Video: Đặng Chung -Minh Ánh

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong kỳ xét tuyển vừa qua, số thí sinh đạt 27 điểm thực (cho tổng 3 môn, chưa tính điểm ưu tiên) trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng xét tuyển nào là 165 em, có 3 em trong số này có tổng điểm trên 28 điểm.

Trong 165 em, có 51 em đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, 114 em xét tuyển vào các trường công an, quân đội (bao gồm cả 61 em như Bộ GDĐT đã cung cấp thông tin trước đó với điểm xét tuyển - đã cộng điểm ưu tiên, điểm học bạ - đạt từ 29,5 điểm xét trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng nào).

Trong số 114 em đăng ký xét tuyển vào các trường công an, quân đội, có 97 em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất. Trong số 51 em đăng ký xét tuyển vào các trường khối dân sự, có 10 em chỉ đăng ký 1 nguyện vọng duy nhất.

 
Theo thống kê, có 61 thí sinh có điểm xét tuyển từ 29,5 trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng nào.

Để xem xét quyền lợi cho các em, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã trao đổi với một số trường đại học lớn, các trường cho biết sẽ sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh có kết quả thi THPT cao và thuộc đối tượng như trên, căn cứ vào nguyện vọng và điểm đạt được theo điểm chuẩn của từng ngành học cụ thể.

Sửa kết quả kỳ thi tốt nghiệp để xét tuyển đại học đã không còn phù hợp?

Lý giải cho hiện tượng điểm chuẩn năm nay tăng vọt ở nhiều ngành, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn đưa ra 3 lý do.

Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là số thí sinh xét tuyển đại học tăng, trong khi tổng chỉ tiêu của cả hệ thống tăng không đáng kể. Lý do thứ hai liên quan đến xu hướng chọn ngành nghề của học sinh và thứ ba là điểm bài thi môn tiếng Anh tăng một cách hợp lý.

Còn theo các chuyên gia, điểm chuẩn tăng cao, đặc biệt xảy ra hiện tượng điểm chuẩn trên 30 là điều không bình thường, điều này cho thấy đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 phân hóa chưa tốt.

Thầy Vũ Khắc Ngọc – giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI – cho rằng, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và hiệu lực của Luật Giáo dục sửa đổi, từ năm 2020, kỳ thi THPT quốc gia đã được thay thế bằng kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tính chất, mục tiêu của 2 kỳ thi hoàn toàn khác nhau dẫn tới sự phân hóa của đề thi và kết quả đạt của thí sinh cũng hoàn toàn khác nhau.

Nếu như kỳ thi THPT quốc gia có tính chất “2 trong 1”, kết quả vừa dùng để xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét tuyển đại học - cao đẳng nên tính chất phân hóa của đề thi tốt và rõ nét hơn, thì kỳ thi tốt nghiệp THPT gần như chỉ còn 1 mục tiêu duy nhất là làm căn cứ xét tốt nghiệp, đề thi trở nên dễ hơn, giới hạn và phạm vi kiến thức hẹp hơn, tính chất phân hóa kém hơn hẳn.

Điều đáng tiếc là mặc dù kỳ thi đã bỏ đi tính chất “2 trong 1”, nhưng thực tế các trường đại học vẫn chưa thể có được giải pháp thay thế khác đủ tin cậy. Mặc dù đã đa dạng hóa các phương thức tuyển sinh, tăng tỉ lệ tuyển sinh bằng các phương thức khác như: Tuyển thẳng bằng giải thưởng học sinh giỏi, tuyển thẳng bằng xét tuyển học bạ, tuyển thẳng bằng xét tuyển kết hợp với chứng chỉ quốc tế.... nhưng kết quả thi tốt nghiệp THPT vẫn là căn cứ chủ yếu để các trường đại học, cao đẳng sử dụng trong xét tuyển, nhất là khi các kỳ thi riêng rất khó tổ chức do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.

Còn theo GS-TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Quốc dân, khi một kỳ thi phân loại không rõ mà được dùng làm cơ sở để tuyển sinh đại học, thì sẽ khó giúp các trường chọn được người giỏi.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Tìm nguồn cơn điểm chuẩn đại học tăng “phi mã”

Đặng Chung |

Nhiều thí sinh đã “ngỡ ngàng”, “sốc” khi đặt đến 10 hay 20 nguyện vọng nhưng vẫn trượt ngay cả nguyện vọng được coi là chống trượt.  Nhiều em vẫn chưa thể vượt qua cú sốc đầu đời rằng mình đã trượt đại học.  Vì sao lại có hiện tượng điểm chuẩn tăng “phi mã” như vậy? Những “bi kịch điểm cao” xảy ra do đâu?

Giữa “cơn bão” điểm chuẩn, 14 điểm vẫn có thể đỗ đại học

Tường Vân |

Trong khi điểm chuẩn đại học của nhiều trường tăng mạnh, có trường vượt ngưỡng 30 điểm, nhiều trường đại học khác lại có điểm chuẩn chỉ từ 14 điểm.

Bài học sau “cú sốc” điểm chuẩn tăng mạnh

Đặng Chung |

Sau khi kết thúc đợt 1 của mùa tuyển sinh 2021, nhiều trường đại học chưa tuyển đủ chỉ tiêu đã lên phương án cho đợt xét tuyển bổ sung. Những thí sinh trượt đại học vẫn còn cơ hội xét tuyển ở những đợt kế tiếp, có nhiều lựa chọn để mở cánh cửa bước vào đời. Nhưng những “cú sốc” về điểm chuẩn đại học năm nay đã để lại nhiều bài học đắt giá cho học sinh.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Tìm nguồn cơn điểm chuẩn đại học tăng “phi mã”

Đặng Chung |

Nhiều thí sinh đã “ngỡ ngàng”, “sốc” khi đặt đến 10 hay 20 nguyện vọng nhưng vẫn trượt ngay cả nguyện vọng được coi là chống trượt.  Nhiều em vẫn chưa thể vượt qua cú sốc đầu đời rằng mình đã trượt đại học.  Vì sao lại có hiện tượng điểm chuẩn tăng “phi mã” như vậy? Những “bi kịch điểm cao” xảy ra do đâu?

Giữa “cơn bão” điểm chuẩn, 14 điểm vẫn có thể đỗ đại học

Tường Vân |

Trong khi điểm chuẩn đại học của nhiều trường tăng mạnh, có trường vượt ngưỡng 30 điểm, nhiều trường đại học khác lại có điểm chuẩn chỉ từ 14 điểm.

Bài học sau “cú sốc” điểm chuẩn tăng mạnh

Đặng Chung |

Sau khi kết thúc đợt 1 của mùa tuyển sinh 2021, nhiều trường đại học chưa tuyển đủ chỉ tiêu đã lên phương án cho đợt xét tuyển bổ sung. Những thí sinh trượt đại học vẫn còn cơ hội xét tuyển ở những đợt kế tiếp, có nhiều lựa chọn để mở cánh cửa bước vào đời. Nhưng những “cú sốc” về điểm chuẩn đại học năm nay đã để lại nhiều bài học đắt giá cho học sinh.