Xem lại sử sách từ vụ gian lận thi cử: Nhận gửi gắm chấm thi con quan, phó chủ khảo bị xử tử

Lê Tiên Long |

Thời phong kiến, khoa cử dường như là con đường duy nhất để nhân tài tiến thân nên thi cử khá nghiêm minh. Tuy nhiên, vẫn xảy ra không ít những vụ gian lận thi cử, gửi gắm, nâng đỡ.

Có người gửi gắm và người nhận giúp đỡ, tất sẽ xảy ra gian lận, và nhiều vụ gian lận bị phát giác đã bị xử lý nghiêm minh. 

Điển hình là vụ gửi gắm con và học trò của Tham tụng Lê Hy, dẫn đến án tử hình cho quan phó chủ khảo Ngô Sách Tuân.

Ngô Sách Tuân (1648-1697) người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Ông sinh ra trong một gia đình khoa bảng bậc nhất lúc bấy giờ, cha và anh đều đỗ tiến sĩ, làm quan trong triều. Sách Tuân đỗ tiến sĩ năm 1676 đời vua Lê Hy Tông khi 29 tuổi, làm quan tới chức Hữu thị lang bộ Lại. 

Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi lại nội dung câu chuyện này như sau: Năm 1696, Ngô Sách Tuân được cử làm Phó chủ khảo ở trường thi Thanh Hóa. Trước khi đi Thanh Hóa, Sách Tuân có đến gặp Tham tụng Lê Hy để chào từ biệt.

Lê Hy (1646-1702) lúc đó giữ chức Tham tụng trong phủ chúa Trịnh, nắm quyền Tể tướng. Ông cũng là danh sĩ triều Lê, đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân khoa thi năm 1664 lúc mới có 18 tuổi, làm quan được thăng lên đến các chức Thượng thư bộ Binh bên cung vua, rồi làm Tham tụng bên phủ Chúa, được ban tước Lai Sơn Bá.

Lê Hy quê ở tổng Thạch Khê, huyện Đông Sơn, nay là thôn Thạch Khê, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Khi Ngô Sách Tuân đến chào, Lê Hy mới gửi gắm người con trai nhờ khảo quan nâng đỡ. Sử sách không viết rõ, nhưng có lẽ con của Lê Hy học ở Thanh Hóa và đăng ký dự thi ở trường thi này. Cương mục viết rằng Lê Hy đem hình dáng giấy đóng quyển thi của các con mình cho Sách Tuân biết, vì khi chấm thi, tất cả các quyển thi đều bị rọc phách để không nhận ra là quyển của ai.

Trong kỳ thi đó con của Lê Hy không đỗ, Ngô Sách Tuân đã lấy những quyển thi bị đánh hỏng đó đưa cho các quan giám khảo, bảo họ phê lấy đỗ.

Sự việc này bị quan Đề điệu trường thi (chủ khảo kỳ thi) là Phó đô ngự sử Ngô Hải phát hiện, nhưng ông này hứa sẽ giấu kín chuyện.

Thế nhưng quan Tham chính là Phan Tự Cường lại phát giác và tâu lên chúa Trịnh. Triều đình giao cho các quan văn võ họp bàn, khép Ngô Sách Tuân vào tội giảo (phải thắt cổ mà chết). Ngô Hải vì không có lòng chính trực nên bị bãi chức, các quan giám khảo và phúc khảo đều bị phạt, còn người tố cáo là Phan Tự Cường được thăng chức Thiêm đô ngự sử.

Nhưng người gửi gắm là Lê Hy, do là đại quan, lại không bị phạt gì. Sau này, Lê Hy là người biên soạn phần sau của bộ Đại Việt sử ký toàn thư, phần Bản kỷ tục biên, chép từ đời Lê Huyền Tông đến Lê Gia Tông và là người viết tựa cho sách ấy.

Khi Lê Hy mất, được triều đình truy tặng hàm Thái Bảo, tước Lại Quận công, ban tên thụy là Duệ Đạt.

Lê Tiên Long
TIN LIÊN QUAN

Ông Vũ Trọng Lương sửa điểm thi ở Hà Giang đối mặt án phạt nào?

Cường Ngô |

Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng cần xác định hành vi sửa điểm, nâng điểm của ông Lương có tư lợi, nhận hối lộ hay không, từ đó sẽ có căn cứ để đánh giá hành vi và tội danh của ông này.

Đôi vợ chồng chủ quán tạp hóa ở Hà Giang bị chém thương vong

Phạm Đông |

Khi ông Kh. đang hút rượu từ can ra chai thì Hoàng Văn Thuyền dùng dao chém vào đầu ông Kh. khiến nạn nhân tử vong, đồng thời chém vợ ông Kh. trọng thương.

Thủ khoa “chăn lợn” ở Hà Giang nói gì về vụ nâng điểm thi chấn động của tỉnh nhà?

V.Tr |

Liên quan đến vụ nâng điểm thi chấn động ở Hà Giang, PV Báo Lao Động đã liên hệ với Bùi Thị Hà, cô thủ khoa đầu ra ngành sư phạm (quê Hà Giang) quyết về quê chăn lợn, từng gây xôn xao cuối năm 2017.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ông Vũ Trọng Lương sửa điểm thi ở Hà Giang đối mặt án phạt nào?

Cường Ngô |

Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng cần xác định hành vi sửa điểm, nâng điểm của ông Lương có tư lợi, nhận hối lộ hay không, từ đó sẽ có căn cứ để đánh giá hành vi và tội danh của ông này.

Đôi vợ chồng chủ quán tạp hóa ở Hà Giang bị chém thương vong

Phạm Đông |

Khi ông Kh. đang hút rượu từ can ra chai thì Hoàng Văn Thuyền dùng dao chém vào đầu ông Kh. khiến nạn nhân tử vong, đồng thời chém vợ ông Kh. trọng thương.

Thủ khoa “chăn lợn” ở Hà Giang nói gì về vụ nâng điểm thi chấn động của tỉnh nhà?

V.Tr |

Liên quan đến vụ nâng điểm thi chấn động ở Hà Giang, PV Báo Lao Động đã liên hệ với Bùi Thị Hà, cô thủ khoa đầu ra ngành sư phạm (quê Hà Giang) quyết về quê chăn lợn, từng gây xôn xao cuối năm 2017.