Xây dựng trường học hạnh phúc - Một nhiệm vụ của giáo dục

Mai Hoàng |

Năm học 2022-2023 được xác định là năm trọng tâm của đổi mới. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những “Ngôi trường hạnh phúc” được cho là nhiệm vụ lớn của ngành giáo dục.

Hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng

Trong bức thư đăng trên Báo Nhân Dân, số 600, ngày 24.10.1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc”.

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”.

Trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, phát huy hết các năng lực cá nhân. Ở môi trường này, từng thành viên đều cảm thấy mỗi ngày đến trường là một ngày vui, trường học như gia đình. Để làm được điều này, bản thân mỗi nhà trường, giáo viên và lãnh đạo quản lý đều phải thay đổi để tạo môi trường giáo dục khiến học sinh hạnh phúc.

Là một người tham gia dự án triển khai Trường học hạnh phúc tại Việt Nam nhiều năm nay, Giáo sư Hà Vĩnh Thọ - một chuyên gia trong lĩnh vực Giáo dục đặc biệt và trị liệu Xã hội- cho rằng: “Các kỳ thi, điểm số và bài kiểm tra là một phần tự nhiên của hệ thống giáo dục, nhưng chúng không phải là mục tiêu cuối cùng của nó. Chúng chỉ đơn giản là phương tiện kết thúc. Mục đích của giáo dục là giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát huy hết tiềm năng, trí tuệ, tình cảm, thực tiễn (giáo dục cái đầu, trái tim, bàn tay); trang bị các kỹ năng, năng lực và các giá trị đạo đức vững chắc nhằm định hướng cho các em trong cuộc sống. Kiến thức học thuật là quan trọng, nhưng trong thời đại của AI, điều đó là chưa đủ; họ cần các kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm. Không cái nào trong số này có thể dễ dàng được kiểm tra trong các kỳ thi truyền thống chủ yếu đánh giá trí nhớ, thông tin và tư duy logic. Giáo viên và học sinh không nên tập trung quá nhiều vào việc vượt qua các kỳ thi mà hãy dạy, học các kỹ năng và năng lực mà thế hệ sau sẽ cần để trở thành những người tốt, những công dân gắn bó và những chuyên gia sáng tạo”.

Giáo sư Thọ cũng nhấn mạnh về vai trò của giáo viên: “Để hình thành trường học hạnh phúc, các giáo viên phải trang bị sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng giúp họ chú ý và chăm sóc sự hạnh phúc và sức khỏe của tất cả học sinh. Nó mở rộng phạm vi nhận thức của giáo viên, để nó bao gồm cả sức khỏe tinh thần và tình cảm của trẻ em. Chỉ khi học sinh cảm thấy an toàn về cảm xúc, được xã hội chấp nhận và hòa nhập, chúng mới có thể phát huy tiềm năng của mình, học hỏi và phát triển toàn diện. Mục tiêu là tất cả các trường học đều bao gồm ba khía cạnh cơ bản của Trường học Hạnh phúc: - sống hòa hợp với bản thân, người khác và thiên nhiên – trong tất cả các môn học và hoạt động”.

Thay đổi để hạnh phúc

Hồi cuối tháng 9.2022, Hội thảo “Thay đổi Vì một trường học hạnh phúc” với Chủ đề “Chọn Yêu thương - Chọn Hạnh phúc” được tổ chức tại Đà Nẵng thu hút 400 hiệu trưởng đến từ 50 tỉnh thành trên toàn quốc.

Tại đây, nhiều ý kiến tâm huyết từ các thầy cô đã được ghi nhận. “Bấy lâu nay tôi luôn ấp ủ mong muốn xây dựng ngôi trường nơi mình đang công tác một ngôi trường hạnh phúc đúng nghĩa cho các em học sinh. Tôi đã cố gắng thay đổi từng chi tiết nhỏ nhất từ bản thân mình và lan tỏa cho đội ngũ các thầy cô giáo”- Cô Trần Thị Dung Huế - Trường Tiểu học Thạch Đài, Hà Tĩnh chia sẻ.

Nói về trường học hạnh phúc, nhiều ý kiến cho rằng không thể đợi đến khi các em trưởng thành mà phải từ cấp mẫu giáo. Cô giáo Trần Phạm Lê Mai nói: “Trường tôi là 1 trường mầm non. Ngôi trường hạnh phúc của chúng tôi có những em bé hạnh phúc, những cô giáo, cô bếp, cô tạp vụ, cô văn thư, bác bảo vệ hạnh phúc, Ban giám hiệu hạnh phúc. Từng ngõ ngách, từng nét vẽ trên tường, từng món đồ chơi đều cho người ta cảm giác ấm áp trong lòng. Chúng tôi ở đây trước là để kiếm tiền mưu sinh, nhưng muốn kiếm tiền có nhiều nghề dễ hơn và nhanh hơn.

Chúng tôi ở đây, muốn sống được bằng tình yêu thương, bằng năng lượng ấm áp trao và được trao, bằng sự dựa cậy che chở cho nhau qua những thử thách chung và riêng. Ngôi trường của chúng tôi, mỗi cá thể được sắp xếp để làm đúng chỗ mình yêu và cần mình, được khơi mở để yêu thương bản thân mình, hạnh phúc với chính mình và lan tràn hạnh phúc đó sang cho những người xung quanh”.

Hạnh phúc không phải là câu chuyện điểm số. “Xây dựng ngôi trường mà ở đó là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. Là nơi mà thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc. Với các thầy giáo cô giáo không chỉ dạy cho các em về kiến thức văn hóa, mà còn dạy cho các em về đạo đức làm người, có lối sống lành mạnh, tích cực, biết quan tâm chia sẻ và giúp đỡ mọi người….”- thầy Ngô Phi Công, Hiệu trưởng Trường THPT Bắc Trà Mi (Quảng Nam) chia sẻ.

Còn cô Nguyễn Thị Nga - Hiệu trưởng trường Liên cấp TH và THCS Trần Quốc Toản, Bắc Ninh trăn trở: “Là một hiệu trưởng tôi luôn trăn trở và suy nghĩ rằng hiệu trưởng cần thay đổi như thế nào và phải làm những gì để giáo viên của mình yêu thích, tâm huyết, say sưa với nghề, yêu thương và tôn trọng học trò như con của mình; làm thế nào để học trò của mình cứ muốn đến trường học, nhìn thấy thầy cô, bạn bè là thấy niềm vui và hạnh phúc”.

Đã có rất nhiều hiệu trưởng, giáo viên tại Việt Nam đang tìm kiếm những cách thức và giải pháp để giảm bớt áp lực trong nhà trường, hỗ trợ giải quyết vấn đề bạo lực học đường, hướng tới xây dựng môi trường học tập an toàn, yêu thương, tôn trọng, được hiểu và được ghi nhận vì mục tiêu phát triển con người sáng tạo và có nhân cách tốt.

Đó không chỉ là nhiệm vụ của các trường, mà phải là nhiệm vụ trọng tâm của cả ngành giáo dục.

COVID-19 đã rất tình cờ khởi động một thí nghiệm mang tính lịch sử trong giáo dục xảy ra ở quy mô toàn cầu. Trong cùng một thời điểm, gần như tất cả các trường học đều phải đóng cửa cùng một lúc trong một thời gian rất dài. Hệ quả của thí nghiệm đó là một bí mật lớn đã được bật mí. Giáo dục có thể tiếp tục mà không nhất thiết cần mở trường. Một dấu chấm hỏi mang tính cơ sở được đặt ra cho vai trò của trường học và giáo viên. Chúng tôi không biết cuộc thảo luận này cuối cùng sẽ kết thúc như thế nào. Tuy nhiên, có một điều rất rõ ràng, đó là chúng ta cần cùng nhau suy nghĩ lại một cách nghiêm túc về giáo dục.

Việt Nam, với tư cách là một quốc gia đang phát triển, không nên chỉ đi theo dòng chảy phát triển thông thường, mà cần trở thành một “chú ngựa ô” vượt qua các quốc gia có điều kiện kinh tế phát triển hơn. Các hiệu trưởng cần ngồi lại với nhau và thảo luận về cách mà các ngôi trường Việt Nam phải thay đổi, không phải chỉ để cố gắng rượt đuổi hay bắt kịp các quốc gia phát triển, mà ngay từ ngày hôm nay phải trở nên vượt trội trên đường đua và cố gắng vươn lên như một nhà lãnh đạo thế giới về giáo dục tương lai.

Giáo sư PECK CHO - Ủy ban Cố vấn Chính sách của Bộ Giáo dục, Bộ Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc, Ủy ban Cố vấn Chính sách của Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul và đồng Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Bạo hành Học sinh Hàn Quốc. Hiện Giáo sư Peck Cho là cố vấn đặc biệt của dự án Thầy cô chúng ta đã thay đổi, Cha mẹ thay đổi, Hiệu trưởng thay đổi vì một Trường học hạnh phúc tại Việt Nam

Mai Hoàng
TIN LIÊN QUAN

Trường chuẩn quốc gia và “trường học hạnh phúc” có gì khác biệt?

PHAN NỮ LA GIANG |

Hiện nay, đồng hành với mô hình trường học đạt chuẩn quốc gia có mô hình trường học hạnh phúc. Vậy, hai mô hình trường học này có gì giống nhau và khác nhau?

Xây dựng trường học hạnh phúc bắt đầu từ hiệu trưởng

PHAN NỮ LA GIANG |

Hiệu trưởng có vai trò rất đặc biệt, đầu tàu của trường học hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên có những cảm xúc tích cực, ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng.

Nghệ An: Hội nghị chuyên đề về “Trường học hạnh phúc”

QUANG ĐẠI |

Lãnh đạo và cán bộ công đoàn các Phòng Giáo dục Đào tạo (GDĐT), trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Nghệ An đã được dự lớp tập huấn chuyên đề về “Trường học hạnh phúc”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Trường chuẩn quốc gia và “trường học hạnh phúc” có gì khác biệt?

PHAN NỮ LA GIANG |

Hiện nay, đồng hành với mô hình trường học đạt chuẩn quốc gia có mô hình trường học hạnh phúc. Vậy, hai mô hình trường học này có gì giống nhau và khác nhau?

Xây dựng trường học hạnh phúc bắt đầu từ hiệu trưởng

PHAN NỮ LA GIANG |

Hiệu trưởng có vai trò rất đặc biệt, đầu tàu của trường học hạnh phúc, gợi mở cho học sinh, giáo viên có những cảm xúc tích cực, ở đó giáo viên, học sinh được sáng tạo, được tôn trọng.

Nghệ An: Hội nghị chuyên đề về “Trường học hạnh phúc”

QUANG ĐẠI |

Lãnh đạo và cán bộ công đoàn các Phòng Giáo dục Đào tạo (GDĐT), trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Nghệ An đã được dự lớp tập huấn chuyên đề về “Trường học hạnh phúc”.