Xã hội hóa trong giáo dục: Thu nhưng đừng biến tướng

HUYÊN NGUYỄN thực hiện |

Huy động nguồn lực xã hội cho giáo dục đang là một chủ trương đúng đắn và cần được nhân rộng. Tuy nhiên, một số nơi đã biến hành động ý nghĩa này trở nên méo mó, biến tướng thành hiện tượng lạm thu.

Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Trần Tú Khánh đã chia sẻ và làm rõ về câu chuyện này.

- Thưa Vụ trưởng Trần Tú Khánh. Mới đây, dư luận bức xúc về bức thư vận động ủng hộ lên tới gần 1 tỉ đồng tại trường tiểu học ở Hải Phòng. Ông suy nghĩ như thế nào khi năm nào việc tương tự cũng diễn ra trong môi trường giáo dục?

Lạm thu trong trường học mỗi dịp đầu năm học mới là vấn đề không phải mới, mặc dù các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng đã vào cuộc và có nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra và xử lý kỷ luật, có hình thức kỷ luật rất thích đáng.

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, việc huy động các nguồn lực xã hội một cách tự nguyện để đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục là chính đáng và hết sức cần thiết. Tuy nhiên, có vẻ như chúng ta đang gặp phải vấn đề khá nghiêm trọng đó là chưa hiểu đúng và làm đúng pháp luật về xã hội hóa trong giáo dục. Không hiểu đúng dẫn tới cách thức triển khai không phù hợp khi kêu gọi xã hội hóa, tài trợ với cơ sở giáo dục.

Đây là lý do dẫn tới tình trạng một số nơi, một số địa phương, đặc biệt người đứng đầu các cơ sở giáo dục đã thực hiện chưa đúng quy định, dẫn đến tình trạng lợi dụng hội phụ huynh học sinh, tình trạng áp đặt, cào bằng để thu tiền như ở Hải Phòng, Thanh Hóa... Huy động xã hội hóa kiểu cào bằng sẽ gây ra bức xúc cho người nộp, dù tinh thần thu là tự nguyện.

- Trước tình trạng này, Bộ đã có hướng dẫn công tác thanh kiểm tra cụ thể như thế nào?

Bộ GDĐT đã ban hành văn bản 1029 gửi tất cả các địa phương, trong đó đặc biệt có nội dung chấn chỉnh tình trạng lạm thu, yêu cầu các địa phương triển khai đồng bộ, từ kế hoạch năm học, kế hoạch kêu gọi, tài trợ, xã hội hóa, rồi tất cả các vấn đề liên quan đến thu chi năm học để quán triệt trước và đầu năm học.

Bộ cũng đã có hướng dẫn công tác thanh kiểm tra với việc triển khai các kế hoạch đào tạo trong năm; đặc biệt thanh kiểm tra với lạm thu, giao cho các Sở GDĐT phải triển khai để phát hiện kịp thời những hiện tượng lợi dụng hội cha mẹ học sinh, lợi dụng xã hội hóa hoặc lợi dụng Thông tư 29 quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân để triển khai thu áp đặt, cào bằng, dẫn đến bất bình trong phụ huynh học sinh và người dân cả nước.

Cùng Văn bản 1029, Bộ GDĐT cũng đang lấy ý kiến để rà soát, sửa đổi Thông tư 55 về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và Thông tư 29 nhằm tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục huy động một cách thuận lợi nguồn lực từ bên ngoài để nâng cao để nâng cao chất lượng, đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất trong giai đoạn hiện nay.

- Theo ông, cần có biện pháp xử lý kiên quyết, đặc biệt với người đứng đầu Sở GDĐT như thế nào để chấm dứt tình trạng năm nào cũng lạm thu?

Ở đây, phải khẳng định trách nhiệm lớn nhất là của người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra lạm thu. Năm học 2017-2018, bộ cũng cùng với các địa phương và cơ quan thanh kiểm tra, xử lý quyết liệt; đã có những trường hợp đau lòng như kỷ luật và khởi tố người đứng đầu nhà trường tổ chức thu sai.

Bên cạnh đó là trách nhiệm của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền từ chối những gợi ý, kêu gọi các khoản đóng góp không phù hợp.

- Xin cảm ơn ông!

HUYÊN NGUYỄN thực hiện
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất học sinh nghỉ thứ Bảy: Chất lượng giáo dục đâu phải ở chỗ học tăng ca, tăng ngày!

Thế Lâm |

Đề xuất cho học sinh phổ thông được nghỉ học ngày thứ Bảy đang gặp những ý kiến trái chiều. Nhưng nên xem rằng, sự bàn thảo đa chiều như vậy là bình thường.

Cần giải pháp cho những vấn đề then chốt trong giáo dục đại học

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Ngày  17.8,  tại  Hà  Nội,  Ủy  ban  Văn  hóa,  Giáo  dục,  Thanh  niên,  Thiếu  niên  và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức  Hội  thảo  Giáo  dục  2018  (VEC  2018)  với  chủ đề  “Giáo  dục  đại  học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”.

Toàn cảnh truyền hình trực tiếp “Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch”

Nhóm Phóng viên |

Tọa đàm: “Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch” do báo Lao Động tổ chức đã cùng các chuyên gia chỉ ra những vấn đề nóng trong giáo dục hiện nay đồng thời đưa ra những giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng gian lận thi cử.

Thay “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”

LÊ PHƯƠNG |

Sáng 30.5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Xe khách đâm nhau trên cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Những cách bài trí không gian sống đón Tết thú vị của sao Việt

DI PY, ẢNH: Nghệ sĩ cung cấp. |

Nhiều sao Việt như Ngọc Diễm, Đàm Thu Trang, Đàm Vĩnh Hưng bài trí tổ ấm đón Tết theo nhiều phong cách khác nhau.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Đề xuất học sinh nghỉ thứ Bảy: Chất lượng giáo dục đâu phải ở chỗ học tăng ca, tăng ngày!

Thế Lâm |

Đề xuất cho học sinh phổ thông được nghỉ học ngày thứ Bảy đang gặp những ý kiến trái chiều. Nhưng nên xem rằng, sự bàn thảo đa chiều như vậy là bình thường.

Cần giải pháp cho những vấn đề then chốt trong giáo dục đại học

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Ngày  17.8,  tại  Hà  Nội,  Ủy  ban  Văn  hóa,  Giáo  dục,  Thanh  niên,  Thiếu  niên  và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức  Hội  thảo  Giáo  dục  2018  (VEC  2018)  với  chủ đề  “Giáo  dục  đại  học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”.

Toàn cảnh truyền hình trực tiếp “Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch”

Nhóm Phóng viên |

Tọa đàm: “Chặn đứng tiêu cực thi cử - giữ môi trường giáo dục trong sạch” do báo Lao Động tổ chức đã cùng các chuyên gia chỉ ra những vấn đề nóng trong giáo dục hiện nay đồng thời đưa ra những giải pháp để giải quyết triệt để tình trạng gian lận thi cử.

Thay “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”

LÊ PHƯƠNG |

Sáng 30.5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.