Vụ trưởng Giáo dục tiểu học nói về việc không phê bình học sinh trước lớp

Bích Hà |

Trong thông tư Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GDĐT vừa ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 20.10, là giáo viên sẽ không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường. Để làm rõ những điểm mới của thông tư, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT).

Giáo viên tiểu học được tự chủ chuyên môn từ 20.10

Thông tư 28 ban hành Điều lệ trường tiểu học mới được Bộ GDĐT công bố, nhận được nhiều quan tâm của các nhà trường, giáo viên, phụ huynh học sinh. Ông có thể chia sẻ về những điểm mới của thông tư, trong đó có việc giao quyền tự chủ về chuyên môn cho nhà trường, giáo viên?

Chương trình – SGK giáo dục phổ thông mới được viết theo hướng mở để khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người dạy. Chương trình chỉ quy định số tiết/năm, chứ không quy định số tiết/tuần; SGK không xây dựng các bài học theo từng tiết dạy với những yêu cầu cần đạt cho mỗi tiết học này như chương trình trước đây.

TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học.

Điều này cho phép các nhà trường chủ động trong sắp xếp thời khóa biểu dạy các môn học, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh và điều kiện dạy học của cơ sở mình…

Cụ thể hoá chủ trương này, Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường Tiểu học tập trung đổi mới việc quản trị nhà trường theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên, tổ chức và tập thể nhà trường.

Theo đó, trường tiểu học được tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục tại nhà. Trường tiểu học phải xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường.

Các trường cũng có thể chủ động áp dụng các phương pháp, hình thức giáo dục tiên tiến trong và ngoài nước, phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinh.

Lãnh đạo các trường tiểu học chủ động xây dựng thời khóa biểu phù hợp với kế hoạch giáo dục nhà trường đã đề ra. Trong đó, có thể chủ động xây dựng các phương án tổ chức dạy học khác nhau để chủ động trong mọi tình huống khi bị tác động bởi yếu tố khách quan.

Điều lệ trường tiểu học mới cũng cho phép giáo viên được chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Cụ thể, thầy cô sẽ được tự chủ về nội dung, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá học sinh; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách. Các giáo viên cũng được linh hoạt, sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn.

Với các quy định nói trên, tôi tin rằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà trường thực hiện hiệu quả công tác giáo dục, đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bổ sung thủ tục xem xét học vượt lớp cho học sinh

Thông tư cũng cho phép học sinh có thể lực tốt và phát triển trí tuệ sớm có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Vậy thủ tục và quy trình để xem xét và cho phép học sinh học vượt lớp như thế nào, thưa ông?

Kế thừa quy định trong Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học trước đây, Thông tư 28, Khoản e Điều 35 tiếp tục cho phép “học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học”.

Tuy nhiên, Điều lệ trường tiểu học mới đã bổ sung, cụ thể hoá quy trình, thủ tục xem xét việc học vượt lớp cho từng trường hợp cụ thể.

Theo đó, để học sinh được học vượt lớp, trước hết cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh cần có đơn đề nghị với nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường sau đó sẽ thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.

Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Trưởng phòng GDĐT xem xét quyết định.

Như vậy, việc học sinh có thể học vượt lớp không sẽ được một tập thể gồm đầy đủ những người có trách nhiệm quản lý, chuyên môn dạy học, chuyên môn về sức khoẻ xem xét - đánh giá toàn diện để đảm bảo kết quả là chính xác, khách quan, công bằng nhất; trên hết là vì quyền lợi và sự phát triển của từng học sinh.

Tôn trọng, đảm bảo quyền riêng tư của học sinh

Thông tư 28 quy định “giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh”. Vì sao có sự thay đổi này, quy định mới liệu có gây khó khăn gì cho giáo viên/các nhà trường trong quản lý học sinh, thưa ông?

Việc thay đổi quy định về kỷ luật học sinh trong Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học mới nhằm khắc phục hạn chế của các hình thức kỷ luật trước đây, trên tinh thần tôn trọng tối đa quyền lợi của người học, vì sự tiến bộ của các em, phù hợp với tâm lý trẻ và quan điểm giáo dục hiện đại.

Theo đó, học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Quy định mới này, theo tôi hoàn toàn không gây khó khăn cho giáo viên và các nhà trường trong quản lý học sinh.

Ngược lại, quy định sẽ giúp việc giáo dục học trò hiệu quả hơn khi khiến các em cảm thấy được tôn trọng, đảm bảo quyền riêng tư, không bị cảm giác xấu hổ với bạn bè.

Trẻ khi đó sẽ thấy trường học là nơi an toàn và các em sẵn sàng mở lòng sẻ chia, lắng nghe những góp ý, chỉ dạy của thầy cô để tiến bộ.

Bên cạnh giáo dục trong nhà trường, giáo viên có thể phối hợp với cha mẹ học sinh để việc giúp đỡ các em khắc phục khuyết điểm sẽ hiệu quả hơn.

Cảm ơn ông đã chia sẻ!

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Điểm sàn chính thức ĐH Sư phạm Hà Nội: Cao nhất 20 điểm

Hà Phương |

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm sàn đối với phương thức xét tuyển điểm xét tốt nghiệp THPT. Cụ thể mức điểm sàn cao nhất là 20 điểm.

Thông tư mới của Bộ GDĐT: Không được phê bình học sinh tiểu học trước lớp

Bích Hà |

Học sinh tiểu học có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ sẽ được học vượt lớp trong cấp học. Còn giáo viên được trao quyền mới là “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường”. Đây là những nội dung mới trong Điều lệ trường tiểu học được Bộ GDĐT công bố ngày 14.9.

Phê bình học sinh vì đi học sớm: Hành vi phản giáo dục!

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Liên quan đến việc học sinh lớp 1 ở Hải Phòng đứng ngoài cổng trường trong thời tiết gần 40 độ C, bị cô giáo phê bình vì đi học sớm 15 phút, trao đổi với Lao Động bên hàng lang Quốc hội kỳ họp thứ 9, các đại biểu cho rằng đây là hành vi phản giáo dục. Không chỉ giáo viên, nhà trường nơi xảy ra sự việc mà toàn ngành giáo dục phải rút kinh nghiệm để không lặp lại sự việc này.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Điểm sàn chính thức ĐH Sư phạm Hà Nội: Cao nhất 20 điểm

Hà Phương |

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm sàn đối với phương thức xét tuyển điểm xét tốt nghiệp THPT. Cụ thể mức điểm sàn cao nhất là 20 điểm.

Thông tư mới của Bộ GDĐT: Không được phê bình học sinh tiểu học trước lớp

Bích Hà |

Học sinh tiểu học có thể lực tốt, phát triển sớm trí tuệ sẽ được học vượt lớp trong cấp học. Còn giáo viên được trao quyền mới là “tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường”. Đây là những nội dung mới trong Điều lệ trường tiểu học được Bộ GDĐT công bố ngày 14.9.

Phê bình học sinh vì đi học sớm: Hành vi phản giáo dục!

Đặng Chung - Cao Nguyên - Trần Vương |

Liên quan đến việc học sinh lớp 1 ở Hải Phòng đứng ngoài cổng trường trong thời tiết gần 40 độ C, bị cô giáo phê bình vì đi học sớm 15 phút, trao đổi với Lao Động bên hàng lang Quốc hội kỳ họp thứ 9, các đại biểu cho rằng đây là hành vi phản giáo dục. Không chỉ giáo viên, nhà trường nơi xảy ra sự việc mà toàn ngành giáo dục phải rút kinh nghiệm để không lặp lại sự việc này.