Vụ giáo sư bị tố đạo văn học trò: Không thể xử lý theo kiểu xuề xòa, nể nang

Đặng Chung |

Nhiều chuyên gia cho rằng, cơ quan chức năng cần rốt ráo vào cuộc để làm rõ nghi án đạo văn học trò của ông Nguyễn Đức Tồn, chứ không thể xử lý theo kiểu “nhân văn” nể nang như 10 năm trước.

Không xử lý dứt điểm sẽ tạo tiền lệ xấu

Những ngày qua, sự việc ông Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học - bị nghi đạo văn của học trò đã gây xôn xao trong giới khoa học và dư luận. Đáng tiếc là sự việc bị phát hiện từ hơn 10 năm trước, nhưng không được xử lý quyết liệt.

Chia sẻ với Lao Động, PGS-TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam tiết lộ, năm 2005 khi là Trưởng ban Thanh tra Nhân dân của Viện Ngôn ngữ học, ông đã nhận đơn thư phản ánh về việc ông Tồn đạo văn của học trò.

Sau khi xác minh, thấy có việc ông Tồn đạo văn, Chi ủy Viện Ngôn ngữ học đã làm báo cáo gửi lên Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, đề nghị xem xét, giải quyết. Nhưng không hiểu vì sao sự việc không được giải quyết dứt điểm. Thậm chí, vài năm sau ông Tồn được bổ nhiệm vào vị trí Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và sau đó được phong hàm giáo sư (GS).

Đối với một người làm nghiên cứu khoa học, việc tôn trọng chất xám của người khác là điều cực kỳ quan trọng. Trên thế giới, việc đạo văn bị xử lý rất rốt ráo. Trước khi công bố bất cứ công trình khoa học nào, người nghiên cứu đều phải đưa tác phẩm quét trên phần mềm kiểm tra đạo văn, để chắc chắn những gì công bố là do tác giả tự viết chứ không phải sao chép của người khác. Nếu bị phát hiện đạo văn sẽ không được công bố và không được bảo vệ nữa.

Còn ở nước ta, vấn đề này dường như vẫn bị xem nhẹ, khi một người bị tố đạo văn, xác minh chuyện đạo văn là có thật, vậy mà vẫn được phong GS, bổ nhiệm và ngồi vào ghế hội đồng chức danh để chấm điểm những nhà khoa học chân chính khác.

“Cơ quan chức năng không thể không vào cuộc. Trước hết cần làm trong sạch hóa đội ngũ GS, PGS bằng việc xử lý dứt điểm vụ việc của ông Nguyễn Đức Tồn” - PGS-TS Phạm Văn Tình kiến nghị.

Không xuề xòa nhưng thận trọng!

Liên quan đến sự việc này, theo thông tin của Lao Động, hiện Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước đã vào cuộc, yêu cầu hội đồng chức danh ngành Ngôn ngữ học kiểm tra, xác minh vụ việc nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn của học trò. Tinh thần chỉ đạo là kiên quyết không xử lý theo kiểu xuề xòa nhưng sẽ thận trọng. Vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến danh dự của nhiều người.

Liên hệ với GS Trần Ngọc Thêm - Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước ngành Ngôn ngữ học, ông cho biết hội đồng ngành đang xem xét lại hồ sơ quá trình phong chức danh GS cho ông Nguyễn Đức Tồn. Khi có kết luận cụ thể, hội đồng sẽ gửi văn bản lên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước và thông tin đến dư luận.

Cũng theo GS Thêm, ông Tồn không chỉ đạo văn của học trò, mà còn đạo văn từ cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của ông.

Sau đó, ông Tồn còn mang công trình bị nghi đạo văn đi dự xét Giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng không được chấp nhận.

Theo khoản 1 Điều 18 Quyết định 174/2008/QĐ-TTg, những người đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư bị phát hiện và xác định là không đủ tiêu chuẩn quy định tại thời điểm được phong hoặc công nhận sẽ bị hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Vì vậy, nếu kết luận rằng ông Tồn đạo văn, thì ông Tồn có thể bị tước chức danh giáo sư.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học VN: Cần miễn nhiệm chức danh với giáo sư “đạo văn”

Đặng Chung |

Dư luận quanh chuyện Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam – bị tố đạo văn của học trò vẫn chưa lắng.

Lùm xùm vụ giáo sư bị tố đạo văn: Cần có quy định, chế tài cụ thể về đạo văn

QUANG ĐẠI |

Vụ việc GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – bị tố đạo văn của học trò nhận được sự quan tâm của dư luận về một thực trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Vụ lùm xùm giáo sư đạo văn: Học trò "phản bác" ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm

TS Nguyễn Thuý Khanh |

Liên quan đến lùm xùm Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Tồn bị tố “đạo văn” của học trò, Lao Động đã nhận được bài viết của Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thúy Khanh - người học trò trong câu chuyện. Bà mong muốn được phản hồi về những phát ngôn của GS Tồn và GS Trần Ngọc Thêm liên quan đến vụ việc này.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học VN: Cần miễn nhiệm chức danh với giáo sư “đạo văn”

Đặng Chung |

Dư luận quanh chuyện Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Tồn – nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam – bị tố đạo văn của học trò vẫn chưa lắng.

Lùm xùm vụ giáo sư bị tố đạo văn: Cần có quy định, chế tài cụ thể về đạo văn

QUANG ĐẠI |

Vụ việc GS Nguyễn Đức Tồn - nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học – bị tố đạo văn của học trò nhận được sự quan tâm của dư luận về một thực trạng “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Vụ lùm xùm giáo sư đạo văn: Học trò "phản bác" ý kiến của GS Trần Ngọc Thêm

TS Nguyễn Thuý Khanh |

Liên quan đến lùm xùm Giáo sư (GS) Nguyễn Đức Tồn bị tố “đạo văn” của học trò, Lao Động đã nhận được bài viết của Tiến sĩ (TS) Nguyễn Thúy Khanh - người học trò trong câu chuyện. Bà mong muốn được phản hồi về những phát ngôn của GS Tồn và GS Trần Ngọc Thêm liên quan đến vụ việc này.