Vụ “ép” không thi vào lớp 10: Tôi sẵn sàng đối diện, tôi tin vào lẽ phải!

Đặng Chung - Thiều Trang |

Chị H.H (phụ huynh Trường THCS Vĩnh Hưng - Hoàng Mai, Hà Nội) đã dũng cảm lên tiếng, sẵn sàng đồng hành với chúng tôi, kể cả đứng ra đối chất với cơ quan chức năng để chứng minh việc học sinh bị ép không thi vào lớp 10 là có thật. Động cơ chị làm việc này, ngoài để xin lỗi con trai, quan trọng nhất là để trong tương lai không còn học sinh nào phải chịu ấm ức vì bị chối bỏ năng lực ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

Không thể định hướng một cách thô bạo và trắng trợn như vậy

18 tiếng qua, kể từ khi chị chia sẻ với Báo Lao Động câu chuyện của mình, gia đình chị đã biết việc này chưa và phản ứng của mọi người ra sao?

- Tôi đã nói tất cả với các thành viên trong gia đình và may mắn mọi người đều ủng hộ. Nhất là con trai của tôi, cháu cảm ơn tôi vì hành động này và nói rằng sẽ đồng hành, nếu cần thiết cháu sẽ đứng ra là nhân chứng sống.

Nhưng sau khi tôi lên tiếng, cũng có giáo viên nhắn tin và gọi điện rất nhiều lần. Cô xin lỗi và nói nhiều thứ khác mà tôi chưa tiện kể ở đây. Nhưng tôi đã quyết tâm rồi, tôi lên tiếng không phải vì con tôi mà vì các học sinh khác nữa. Dù thế nào tôi cũng quyết tâm theo đến cùng vụ việc này.

Tôi có các con ủng hộ, con không sợ bị ảnh hưởng đến học tập. Đặc biệt, tôi đang nhận được sự chia sẻ, đồng cảm của nhiều phụ huynh khác, những người đã và đang rơi vào hoàn cảnh mà gia đình tôi, con tôi từng phải trải qua. Điều hy vọng lúc này là mọi người hãy cùng lên tiếng đi, để tôi không đơn độc, để có tiếng nói cộng hưởng, để các cơ quan chức năng phải quyết tâm vào cuộc.

Ngay khi có thông tin cho rằng các trường ở Cầu Giấy có hiện tượng “vận động” học sinh có học lực chưa tốt không được thi vào lớp 10, các ban cũng ngành vào cuộc rất nhanh. Nhưng sau đó cũng nhanh chóng có báo cáo là “không có sự việc”, học sinh, phụ huynh tự nguyện chứ không phải bị “ép”. Chị có lường trước việc mình lên tiếng có thể rơi vào tình cảnh tương tự?

- Khi tôi đọc các phương tiện thông tin đại chúng nói ở Cầu Giấy đã xảy ra hiện tượng này. Từ tận trong đáy lòng tôi, tôi đã ngỡ ra: À hóa ra, việc này cuối cùng cũng được đưa ra ánh sáng.

Bản thân tôi có con trai là nạn nhân và từng bị giáo viên gọi phụ huynh lên định hướng cho con không thi vào lớp 10. Đồng thời, khẳng định với trình độ của con tôi không thể đỗ vào lớp 10, định hướng gia đình rút hồ sơ và kí vào đơn tự nguyện không thi vào lớp 10 để cháu đi học trường dân lập.

Lúc bấy giờ, gia đình tôi nghe lời giáo viên thì cho rằng, con mình không thể thi vào lớp 10 thì chỉ có con đường duy nhất là học trường dân lập. Nhưng đến lúc tôi tìm hiểu ra sự thật, tôi thực sự đau lòng khi biết lớp của con tôi có tổng sĩ số là 39 cháu thì chỉ có 22 cháu đăng ký dự thi vào lớp 10. Còn 17 cháu không tham gia thi. Chưa kể, trong số đó có rất nhiều phụ huynh được mời lên trường đến 10-15 lần, gần như ngày nào cũng gọi lên để vận động, yêu cầu rút hồ sơ. Nhưng họ kiên quyết không thực hiện theo yêu cầu của giáo viên và con của họ ở lại quyết tâm thi và đã đỗ.

Chứng tỏ một điều rằng, con tôi đã bị tước đoạt một cách trắng trợn và thô bạo về quyền được học tập, cháu có quyền được thi, còn đỗ hay không thì gia đình phải có trách nhiệm để lo chỗ học cho con.

Con trai có lần đã trách, nếu bố mẹ để cho con thi biết đâu con vẫn đỗ. Tôi đã từng chứng kiến, thời điểm đó con toàn học đến 1-2 giờ sáng, cháu rất quyết tâm để được ở lại và dự thi vào lớp 10.

Giờ tôi chỉ mong muốn các cơ quan chức năng phối hợp với báo chí và phụ huynh, nhà trường cho thanh kiểm tra lại tất cả hiện tượng này. Sự việc có thể không chỉ diễn ra ở Hoàng Mai, hay Cầu Giấy.

Tôi hy vọng toàn ngành giáo dục cùng các cơ quan chức năng hãy vào cuộc, không thể để cho một hai phát ngôn, hay báo cáo chối bỏ hiện tượng này là chấm dứt vụ việc. Nếu có sự quan tâm của các bộ ban ngành thì sự vụ sẽ được sáng tỏ. Nếu không rất nhiều thế hệ học sinh sẽ bị ảnh hưởng, các cháu sẽ nảy sinh tư duy từ cấp 2 đã bị chối bỏ. Thi hay không thi là quyền bình đẳng của các con, không thể định hướng một cách thô bạo và trắng trợn như vậy.

Tôi có thiếu sót là chưa thật sự kiên quyết như nhiều phụ huynh giữ con ở lại, tôi đã để con tôi chịu nhiều thiệt thòi.

Lương tâm, trách nhiệm của người mẹ đã thôi thúc chị lên tiếng để nói ra sự thật. Chúng tôi được biết chị cũng đã gọi theo đường dây nóng được cung cấp bởi Bộ GDĐT để phản ánh sự việc. Cơ quan chức năng đã có động thái, phản hồi ra sao?

Tôi đã gọi theo số điện thoại được Bộ GDĐT công khai, Bộ đã cung cấp cho tôi đường dây nóng của Phòng GDĐT quận Hoàng Mai. Khi tôi gọi thì có người nghe máy, nhưng tôi cảm thấy không được ghi nhận và xem xét nên tôi mới tìm đến quý báo.

Với quan điểm của tôi, tất cả trẻ em đều cần được quan tâm và bảo vệ. Khi tôi lên tiếng, tôi cũng xác định rằng, tôi sẵn sàng đối diện vì tôi nói đúng, tôi theo lẽ phải. Vì vậy, tôi hy vọng tôi nói lên tiếng lòng của rất nhiều phụ huynh cũng trong hoàn cảnh như con tôi, những phụ huynh kiên quyết không đi theo định hướng chuyển trường hay viết đơn không tham gia kỳ thi vào lớp 10.

Bên cạnh đó, với môi trường giáo dục nhân văn, tôi nghĩ không có những hiện tượng trù dập người lên tiếng và con cái của họ. Tôi mong muốn có thật nhiều phụ huynh đồng hành cùng tôi để thanh lọc những hiện tượng này.

Tôi mong muốn không có thêm một nạn nhân nào giống như con tôi và để giáo dục về đúng bản chất là môi trường tốt đẹp, ngoài cung cấp kiến thức thì còn định hướng và nuôi dưỡng tâm hồn của những đứa trẻ. Để các con có ấn tượng tốt về thầy cô, về bạn bè và trường lớp. Để không em học sinh nào phải chịu dằn vặt, mặc cảm vì bị gọi lên phòng hội đồng thuyết phục cha mẹ phải chuyển trường hay không được thi.

Phụ huynh lên tiếng về hiện tượng "vận động theo kiểu ép buộc" phụ huynh phải tự nguyện viết đơn xin cho con chuyển trường hoặc không thi vào lớp 10.

“Vì thế hệ tương lai con em chúng ta, phụ huynh hãy lên tiếng”

Lúc này, sau khi đã lên tiếng, chị muốn gửi thông điệp gì với các phụ huynh và học sinh, nhất là những người đã từng rơi vào hoàn cảnh như gia đình chị và con chị đã phải trải qua?

- Đầu tiên, tôi muốn xin lỗi con tôi. Lúc bấy giờ, bố mẹ, gia đình, họ hàng, ông bà đều nghĩ đứa trẻ ấy không thể thi nổi cấp 3 như giáo viên nói. Tôi đã hiểu cảm giác lúc bấy giờ của con. Tôi thừa nhận, bản thân bố mẹ đã nghe theo định hướng của giáo viên, đã rút hồ sơ và chuyển con sang trường dân lập. Con vẫn luôn nói nếu bố mẹ để con thi con vẫn thi đỗ. Đó là sự thật đau lòng. Giờ tôi nghĩ lại vẫn thấy có lỗi và thương con.

Đến cuối cùng, tôi vẫn muốn nói lên sự thật, tôi mong muốn các cơ quan ban ngành vào cuộc, cả phụ huynh có con đã trải qua tình huống tương tự lên tiếng. Đó là trách nhiệm với xã hội, để các thế hệ sau không chịu thiệt, chịu ấm ức và bị tước các quyền cơ bản như con trai tôi, để mang lại sự trong sạch cho ngành giáo dục, để các con có ấn tượng tốt với nhà trường, không bị ảnh hưởng sự toan tính, vụ lợi từ người lớn.

Chúng tôi cũng không thể trông con 24/24h nên rất trông cậy vào thầy cô và nhà trường, chỉ mong trường học như ngôi nhà thứ 2 của các con. Rất mong các con lớn lên mang những ấn tượng tốt đẹp về thầy cô giáo chứ không phải đối mặt với toan tính, thanh lọc, loại trừ… chỉ vì người lớn sợ ảnh hưởng thành tích.

- Cảm ơn chị đã chia sẻ!

Đặng Chung - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên lo lắng, bỏ tiền triệu học chứng chỉ “cấp tốc”: Bộ GDĐT chậm sửa đổi, giáo viên còn bị “ép” học - thi chứng chỉ

Tường Vân - Bích Hà |

Dù thông tin cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã công bố được hơn nửa năm, nhưng đến nay giáo viên ở nhiều nơi vẫn bị “ép” đi học các lớp bồi dưỡng để lấy chứng chỉ nhằm “giữ hạng” hay thăng hạng. Theo các thầy cô, nguồn cơn của sự việc là do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chậm ban hành thông tư sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng lương cho giáo viên.

"Ép" học sinh không thi vào lớp 10: Lỗi này thuộc về những người quản lý

Thiều Trang - Tường Vân |

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam, hiện tượng giáo viên “tư vấn”, "ép" học sinh không thi vào lớp 10 là biểu hiện của bệnh thành tích. Và lỗi này thuộc về những người quản lý, hiệu trưởng nhà trường.

"Ép" học sinh yếu kém không thi vào lớp 10: Vì thành tích?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Giáo viên từng tham gia “vận động” học sinh của mình không tham dự kỳ thi vào lớp 10 chia sẻ những góc khuất, lý do họ “cực chẳng đã” phải làm việc này.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Giáo viên lo lắng, bỏ tiền triệu học chứng chỉ “cấp tốc”: Bộ GDĐT chậm sửa đổi, giáo viên còn bị “ép” học - thi chứng chỉ

Tường Vân - Bích Hà |

Dù thông tin cắt giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đã công bố được hơn nửa năm, nhưng đến nay giáo viên ở nhiều nơi vẫn bị “ép” đi học các lớp bồi dưỡng để lấy chứng chỉ nhằm “giữ hạng” hay thăng hạng. Theo các thầy cô, nguồn cơn của sự việc là do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) chậm ban hành thông tư sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng lương cho giáo viên.

"Ép" học sinh không thi vào lớp 10: Lỗi này thuộc về những người quản lý

Thiều Trang - Tường Vân |

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học Việt Nam, hiện tượng giáo viên “tư vấn”, "ép" học sinh không thi vào lớp 10 là biểu hiện của bệnh thành tích. Và lỗi này thuộc về những người quản lý, hiệu trưởng nhà trường.

"Ép" học sinh yếu kém không thi vào lớp 10: Vì thành tích?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Giáo viên từng tham gia “vận động” học sinh của mình không tham dự kỳ thi vào lớp 10 chia sẻ những góc khuất, lý do họ “cực chẳng đã” phải làm việc này.