Vụ cô giáo quỳ gối xin lỗi phụ huynh: Giáo viên biết làm gì khi học sinh hư?

Đặng Chung |

Việc giáo dục học trò bằng cách dùng hình phạt, sử dụng đòn roi không nên khuyến khích, nhưng có lúc mọi lời nói đều bất lực trước sự lì lợm, khó bảo của trò. Lúc này, giáo viên nên ứng xử ra sao, có nên lùi bước trước học sinh hư để đảm bảo “an toàn” cho mình?

“Nghề quyền rơm, vạ đá”

Nhiều giáo viên đã thốt lên như vậy khi câu chuyện buồn trong giáo dục xảy ra liên tiếp những ngày qua. 

Bởi bài học nhãn tiền đã thấy: Vì phạt học sinh quỳ khi các em mắc lỗi, giáo viên bị gây sức ép buộc phải quỳ gối xin lỗi phụ huynh. Vì một cái tát với học sinh, thầy giáo trẻ Trường THCS Khương Thượng (Hà Nội) bị đuổi việc. Vì phản ứng khi học sinh làm việc riêng, giáo viên ở Bến Tre bị trò nhảy lên bóp cổ ngay trong lớp học...

Những sự việc này đang khiến thầy cô hoang mang. Có những lúc, một roi vào tay hoặc vào mông, hoặc trách phạt học sinh để đưa trẻ về đúng khuôn khổ là điều cần thiết. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ huynh không đồng quan điểm với giáo viên trong việc dùng hình phạt để giáo dục học sinhVì điều này, nhiều giáo viên chọn cách làm ngơ trước hành vi sai trái của học sinh.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm công tác giáo dục tại ngôi trường quy tụ nhiều học sinh có cá tính mạnh, TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng) cho rằng, dù thế nào thì giáo viên cũng không nên làm ngơ trước các hành vi sai trái của trò. Vì lương tâm, đạo đức nghề nghiệp không cho phép chúng ta làm như thế.

“Nếu giáo viên lùi 1 nước, học trò sẽ tiến 4 bước. Nếu làm như thế thì thầy cô còn đáng trách hơn, vì có thái độ sống vô cảm. Các thầy cô đừng đổ cho khách quan, là học sinh bây giờ hư lắm, thầy cô sợ không dám dạy. Sứ mệnh của nhà giáo là phải tìm ra phương pháp dạy học trò. Chúng ta đã theo nghề thì phải chấp nhận, chứ không thể làm ngơ được” - TS Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.

5 nguyên tắc giáo viên cần biết để ứng xử với học sinh

Cũng theo TS Nguyễn Tùng Lâm, hiện nay nhiều giáo viên, nhất là người trẻ đang lúng túng trong việc xử lý các tình huống bất ngờ trong lớp học, bởi họ không được trang bị kiến thức để xử lý những vấn đề này, dẫn đến bị phụ huynh, học sinh phản ứng ngược.

Vì vậy, Bộ GDĐT cần có những quy định cụ thể, như quy tắc ứng xử trong môi trường sư phạm, chế tài xử phạt học sinh, hay các cẩm nang về nghề để giáo viên có thêm kỹ năng.

Trong cuộc đời làm giáo dục của mình, TS Lâm cho biết đã đúc kết được 5 nguyên tắc để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với học sinh:

“Thứ nhất, phải tôn trọng học trò, chấp nhận cả ưu và nhược điểm của chúng. Thứ hai, cho phép học trò lựa chọn những hình thức giáo dục phù hợp. Thứ ba, không vội vàng kỷ luật học sinh. Thứ tư, giáo viên luôn giải quyết vấn đề một cách khách quan nhất. Và cuối cùng, thứ năm, người thầy phải biết gieo nhu cầu cho học sinh, để chính chúng thấy việc học là cần thiết".

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Ứng xử với học sinh cũng là nghệ thuật

L.Hà |

Không thể áp đặt cách phạt, xử lý học sinh một cách cứng nhắc. Điều này không những không giúp học trò tiến bộ mà còn phản tác dụng.

Phạt học sinh quỳ: Chuyện thường ngày ở… Long An

Kỳ Quan |

Chuyện “cô giáo quỳ xin lỗi” ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) bắt nguồn từ việc cô giáo Nhung phạt học trò quỳ gối. Khảo sát tình hình chung trong tỉnh Long An, chúng tôi nhận thấy chuyện giáo viên (GV) phạt học sinh (HS) quỳ gối là khá phổ biến…

Cục trưởng Cục Trẻ em: "Tuyệt đối không được hạ nhục học sinh"

Cường Ngô |

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam, câu chuyện của cô giáo Nhung đang có sự không rạch ròi, minh bạch giữa việc cô là "thủ phạm" của hành vi trừng phạt học sinh quỳ gối và là "nạn nhân" của hành vi bị quỳ gối do phụ huynh ép làm.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Dự báo diễn biến không khí lạnh mạnh giáp Tết Nguyên đán 2023

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh sẽ tác động mạnh hết ngày mai 17.1.2023 (tức ngày 26 Tết Nguyên đán).

Nguyễn Thái Luyện kháng cáo sau khi bị tuyên án chung thân

Anh Tú |

TPHCM - Sau khi bị TAND TPHCM tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bị cáo Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba) vừa có đơn kháng cáo kêu oan cho rằng mình không lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Công ty Alibaba không gian dối khi cung cấp thông tin về các thửa đất để bán cho khách hàng.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Ứng xử với học sinh cũng là nghệ thuật

L.Hà |

Không thể áp đặt cách phạt, xử lý học sinh một cách cứng nhắc. Điều này không những không giúp học trò tiến bộ mà còn phản tác dụng.

Phạt học sinh quỳ: Chuyện thường ngày ở… Long An

Kỳ Quan |

Chuyện “cô giáo quỳ xin lỗi” ở Trường Tiểu học (TH) Bình Chánh (huyện Bến Lức, tỉnh Long An) bắt nguồn từ việc cô giáo Nhung phạt học trò quỳ gối. Khảo sát tình hình chung trong tỉnh Long An, chúng tôi nhận thấy chuyện giáo viên (GV) phạt học sinh (HS) quỳ gối là khá phổ biến…

Cục trưởng Cục Trẻ em: "Tuyệt đối không được hạ nhục học sinh"

Cường Ngô |

Theo Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em (Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã hội) Đặng Hoa Nam, câu chuyện của cô giáo Nhung đang có sự không rạch ròi, minh bạch giữa việc cô là "thủ phạm" của hành vi trừng phạt học sinh quỳ gối và là "nạn nhân" của hành vi bị quỳ gối do phụ huynh ép làm.