"Vớt" thí sinh điểm cao trượt đại học liệu có công bằng?

Tường Vân |

Trước thông tin nhiều trường đại học lớn có phương án tuyển sinh thí sinh điểm cao nhưng trượt đại học, nhiều người cho rằng, đây là giải pháp hợp lí và có thể chấp nhận trong mùa thi năm nay. Nhưng không nên xem đây xem thành tiền lệ mà cần có giải pháp để tránh tình trạng “lạm phát” điểm cao như hiện nay.

“Bật đèn xanh" cho thí sinh điểm cao

“Theo thống kê của Bộ GDĐT, số lượng thí sinh đạt từ 29 điểm trở lên là rất ít, nên việc các trường đại học top trên mở chỉ tiêu cho các em có thể chấp nhận được. Nhưng không nên xem đấy là tiền lệ mà cần thay đổi hình thức xét tuyển để tạo nên sự công bằng cho thí sinh trong những mùa tuyển sinh tiếp theo”, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) nhận định.

Đồng tình với quan điểm trên, cô Phạm Thị Hải Châu – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Việt Yên 2 (Việt Yên, Bắc Giang) cho rằng: “Năm nay, Bộ GDĐT cho thí sinh đăng kí không giới hạn số lượng nguyện vọng và thay đổi nguyện vọng tới 3 lần nên nếu điểm cao nhưng không trúng tuyển đầu tiên phải là lỗi do các em đã quá chủ quan, không tìm hiểu kĩ thông tin. Nhưng thực lòng mà nói, những trường hợp đạt tới 28, 29 điểm mà vẫn trượt đại học là điều rất đáng tiếc. Vậy nên, nếu có cơ hội để các em được vào các trường top trên thì tôi hoàn toàn ủng hộ”.

Cần có giải pháp lâu dài

TS Lê Viết Khuyến cho rằng, để giải quyết bài toán "lạm phát điểm chuẩn" như hiện nay, cần có sự thay đổi trong phương thức tuyển sinh đại học. Mục đích chính của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay là xét tốt nghiệp. Do đó, các trường đại học chỉ nên sử dụng kết quả này như bài thi sơ tuyển ban đầu, tiến tới bài kiểm tra đánh giá năng lực riêng như một số trường hiện nay đã áp dụng.

Các ngành hot của trường hot chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sàng lọc bước đầu. Sau đó cần có thêm bài thi chung khảo, tùy vào đặc điểm, yêu cầu từng ngành học để đánh giá năng lực thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này để tạo nên sự công bằng.

"Tôi tán thành việc đổi mới theo hướng tích cực để ngày càng hoàn thiện hơn nhưng dù đổi mới theo hướng nào đều phải công bố ít nhất là 1 năm trước khi diễn ra kỳ thi”, ông Khuyến nhấn mạnh.

Cô Phạm Thị Hải Châu – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Việt Yên 2 (Việt Yên, Bắc Giang) nhận xét năm nay, các trường đại học sử dụng rất nhiều phương thức xét tuyển khác nhau nên chỉ tiêu còn lại cho các bạn xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT rất ít trong khi đề thi chưa có độ phân hóa cao, dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt, 30 điểm vẫn chưa trúng tuyển đại học.

“Để không còn tình trạng điểm cao vẫn trượt đại học như năm nay, đề thi cần có sự phân hóa rõ ràng hơn nữa. Bên cạnh đó, đề minh hoạ cũng nên được công bố sớm hơn, vào khoảng tháng 12 hoặc đầu tháng 1”, cô Châu bày tỏ quan điểm.

Là thí sinh vừa trải qua mùa thi tuyển năm 2021 với 27 điểm, em Hoàng Cúc Phương – học sinh Trường THPT DTNT tỉnh Lạng Sơn cho rằng, chính sách điểm ưu tiên hiện nay khiến các bạn ở khu vực 3 thiệt thòi hơn trong việc xét tuyển đại học. Bởi đề thi tuyển là đề chung, có những bạn được cộng tới trên 2 điểm ưu tiên nên mới dẫn tới tình trạng 30 điểm vẫn có thể trượt đại học.

“Hiện tại, có nhiều chính sách hỗ trợ nên cuộc sống của các bạn vùng cao đã cải thiện hơn rất nhiều. Em nghĩ Bộ Giáo dục- Đào tạo nên xem xét lại, có thể giảm điểm ưu tiên một chút thì sẽ công bằng hơn khi xét tuyển đại học. Như vậy, những bạn thi được 28, 29 điểm mà không có điểm ưu tiên sẽ có thêm cơ hội đỗ vào những ngành có tỉ lệ cạnh tranh cao", Phương bày tỏ quan điểm.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Xét tuyển bổ sung những thí sinh đạt 27 điểm trở lên nhưng trượt đại học

Bích Hà |

Để xem xét quyền lợi cho những thí sinh đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã trao đổi với một số trường đại học lớn và các trường sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh này.

Toàn cảnh điểm chuẩn 2021 – những thực tế khiến thí sinh ngỡ ngàng

Minh Ánh - Đặng Chung - Tường vân |

Mùa tuyển sinh năm nay có những thực tế tưởng rằng rất vô lý, khiến thí sinh ngỡ ngàng. Điểm chuẩn tăng "phi mã" ở nhiều ngành, "tăng nhẹ" cũng lên đến 4-5 điểm. Dù đạt tới ngưỡng điểm gần tuyệt đối, 10 điểm/môn của tổ hợp xét tuyển đại học, nhưng thí sinh vẫn có thể không đỗ vào nguyện vọng một, nếu không có điểm cộng ưu tiên.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Xét tuyển bổ sung những thí sinh đạt 27 điểm trở lên nhưng trượt đại học

Bích Hà |

Để xem xét quyền lợi cho những thí sinh đạt điểm cao nhưng không trúng tuyển đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đã trao đổi với một số trường đại học lớn và các trường sẵn sàng xét tuyển bổ sung những thí sinh này.

Toàn cảnh điểm chuẩn 2021 – những thực tế khiến thí sinh ngỡ ngàng

Minh Ánh - Đặng Chung - Tường vân |

Mùa tuyển sinh năm nay có những thực tế tưởng rằng rất vô lý, khiến thí sinh ngỡ ngàng. Điểm chuẩn tăng "phi mã" ở nhiều ngành, "tăng nhẹ" cũng lên đến 4-5 điểm. Dù đạt tới ngưỡng điểm gần tuyệt đối, 10 điểm/môn của tổ hợp xét tuyển đại học, nhưng thí sinh vẫn có thể không đỗ vào nguyện vọng một, nếu không có điểm cộng ưu tiên.