"Vỡ mộng" khi ra trường, sinh viên đắn đo về quê hay bám trụ thành phố

Thiều Trang |

Sau khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên "vỡ mộng" vì tấm bằng đại học không hề có sức mạnh to lớn như họ nghĩ, nhiều người loay hoay mãi vẫn không tìm được việc. Một số khác vì công việc không như mơ nên đắn đo về quê hay cố bám trụ thành phố?

Dần dần "vỡ mộng"...

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông, viễn cảnh trở thành một cô phóng viên năng nổ đã được Nguyễn Hồng Nhung (23 tuổi, Hà Giang) "vẽ" ra. Ước mơ đó đã thôi thúc nữ sinh nỗ lực không ngừng, vượt qua các kỳ thi tuyển để có một suất vào trường đại học mình mong ước. 4 năm ròng rã, Nhung miệt mài đèn sách với khát khao có một tấm bằng đẹp để khi ra trường được các tòa soạn đón nhận.

Thế nhưng, sau khi tốt nghiệp, tấm bằng đại học không có sức mạnh to lớn như cô gái 23 tuổi vẫn nghĩ. Nhung nộp hồ sơ xin việc nhưng không được thông qua vì chưa có kinh nghiệm "thực chiến", may mắn có tòa soạn đón nhận thì không chịu được áp lực, đành xin nghỉ.

"Em nỗ lực học tập để nhận về bảng điểm đẹp, học bổng to, nhưng em quên mất những trải nghiệm về nghề. Em cứ nghĩ, chỉ cần có tấm bằng giỏi sẽ không lo thất nghiệp, không bị từ chối. Để rồi, khi các bạn đã có nhiều kinh nghiệm, em mới bắt đầu rời giảng đường và bắt đầu hành trình. Nhưng công việc cũng không phù hợp với sức khỏe và năng lực của em.

Em bắt đầu cảm thấy áp lực và chênh vênh, nhưng vì "tiếc" 4 năm đại học, "tiếc" ước mơ của mình nên em vẫn gồng mình theo đuổi. Cuối cùng, vì kiệt sức, không thể theo đuổi nghề nên em đành lòng từ bỏ. 1 năm sau khi ra trường, em lại trở về con số 0, không kinh nghiệm, không mối quan hệ và không việc làm" - Nhung tâm sự.

Chuyên viên Marketing tại công ty thiết kế nội thất là công việc thứ 4 mà Nguyễn Hồng Linh (24 tuổi, Ninh Bình) đảm nhận sau khi tốt nghiệp. Thời gian gần đây, cô nàng đã bắt đầu kiệt sức và có suy nghĩ bỏ việc về quê vì công việc bận rộn, thường xuyên đi sớm về khuya.

"Trước đây em luôn tự tin nói với gia đình, Thủ đô không thiếu việc để làm, không bao giờ sợ thất nghiệp. Nhưng những công việc em làm đều có thu nhập bấp bênh, môi trường làm việc không cố định. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt ngày càng đắt đỏ khiến em mệt mỏi muốn bỏ hết về quê" - Linh thở dài.

Về hay ở?

Ra trường đã 2 năm nhưng công việc của Trịnh Phương Thảo (25 tuổi, Thanh Hóa) vẫn bấp bênh. Thảo nói, Hà Nội là thanh xuân của em, nơi đây đã nhìn em trưởng thành và giúp em gìn giữ những ước mơ và dự định còn dang dở. Nếu rời xa mảnh đất này, em sẽ hụt hẫng và trơ trọi lắm, nên em vẫn lăn tăn chuyện đi hay ở.

"Rời giảng đường đúng thời điểm dịch bệnh phức tạp, em đã nhiều lần về quê rồi trở lại Hà Nội. Công việc cũng vì vậy mà đứt gãy, chưa được ổn định. Bố mẹ cũng đề cập đến việc về quê để gần nhà, công việc ổn định, sau đó lập gia đình. Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt ở quê cũng rẻ hơn so với thành phố, giúp em có khoản tiết kiệm riêng.

Nhưng với em, Hà Nội vẫn là nơi em muốn sinh sống và phát triển. Em muốn khám phá, học hỏi, trải nghiệm nhiều thứ tại thành phố. Em vẫn muốn thêm thời gian để rèn bản thân, trưởng thành, va vấp, tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn. Nhưng hiện thực đang khiến em chùn bước vì thu nhập không ổn định, giá cả leo thang và cuộc sống vội vã quá" - Thảo nói trong mơ hồ.

Còn Nguyễn Thế Anh (27 tuổi, Vĩnh Phúc) - nhân viên IT tại Hà Nội bộc bạch, những năm đầu ra trường, em đã loay hoay đứng trước những lựa chọn của cuộc đời mình. Thế Anh đặt cho bản thân những câu hỏi như "Có thật sự có năng lực? Bản thân mình có thể làm được gì? Quyết định về quê tìm việc hay ở lại nơi đất khách Hà Nội?".

"Tất cả những câu hỏi đó từng là ranh giới mập mờ mà em không dám làm rõ. Cho đến một ngày em bị buộc thôi việc vì vướng phải sai sót gây thiệt hại cho công ty, em mới nghiêm túc suy xét.

Em đã tự đánh giá năng lực, khẳng định lại mục tiêu của bản thân và vạch rõ kế hoạch ngắn hạn và dài hạn. Em từng bước vực dậy tinh thần, quyết chí tìm việc và gắn bó với nó.

Vì vậy, nếu các bạn trẻ đang chênh vênh đứng giữa quyết định về quê hay bám trụ lại thành phố thì hãy một lần xác định rõ lập trường tư tưởng. Hãy đánh giá cụ thể về môi trường bản thân mong muốn, cơ hội việc làm phù hợp, đặc biệt là vùng đất mình muốn gắn bó. Nếu đã có mục tiêu và lý tưởng, không điều gì là không thể" - Thế Anh nhắn nhủ.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Chao đảo giữa cơn "bão giá", sinh viên co kéo chi tiêu, cật lực làm thêm

Trang Nhung |

Giữa lúc giá cả leo thang, nhiều sinh viên phải chật vật, co kéo chi tiêu, làm thêm 2-3 công việc một lúc để đủ trang trải sinh hoạt phí và có tiền đóng học. Thậm chí, nhiều tân cử nhân cũng đang gồng mình trước cảnh khó tìm được việc làm.

Nhiều sinh viên khó khăn vì chính sách vay vốn ưu đãi chưa thay đổi

Thiều Trang |

Đối diện với nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và học phí tăng, nhiều học sinh, sinh viên mong mỏi được vay vốn với định mức cao hơn, thời gian vay kéo dài và đơn giản các thủ tục vay.

Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chao đảo giữa cơn "bão giá", sinh viên co kéo chi tiêu, cật lực làm thêm

Trang Nhung |

Giữa lúc giá cả leo thang, nhiều sinh viên phải chật vật, co kéo chi tiêu, làm thêm 2-3 công việc một lúc để đủ trang trải sinh hoạt phí và có tiền đóng học. Thậm chí, nhiều tân cử nhân cũng đang gồng mình trước cảnh khó tìm được việc làm.

Nhiều sinh viên khó khăn vì chính sách vay vốn ưu đãi chưa thay đổi

Thiều Trang |

Đối diện với nhiều khó khăn do điều kiện kinh tế và học phí tăng, nhiều học sinh, sinh viên mong mỏi được vay vốn với định mức cao hơn, thời gian vay kéo dài và đơn giản các thủ tục vay.

Sinh viên "cuồng làm thêm" để có tiền đóng học phí

Thiều Trang |

Với nhiều sinh viên, học phí đại học là nỗi lo không nhỏ, đặc biệt là khi mức phí này tăng chóng mặt. Nhiều em vì khó khăn đã dốc sức đi làm thêm để có tiền trang trải, nhưng lại rơi vào trạng thái bỏ bê việc học khiến nhà trường cảnh cáo.