Việt Nam “vắng bóng” trong các bảng xếp hạng uy tín về giáo dục đại học

Đặng Chung |

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, hệ thống đại học của nước ta hiện không có tên trong bất kỳ bảng xếp hạng quốc gia nào về giáo dục đại học.

Tại hội thảo “Giáo dục đại học - chuẩn hóa và hội nhập quốc tế” do Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17.8, GS Nguyễn Hữu Đức - Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội đã thông tin về kết quả nghiên cứu của trường về nhận diện vị trí của đại học Việt Nam trên bản đồ thế giới. 

“Mất hút” trên bảng xếp hạng  U21

Theo GS Nguyễn Hữu Đức, Bảng xếp hạng hệ thống giáo dục của các quốc gia U21 do Viện Nghiên cứu Ứng dụng Kinh tế và Xã hội thuộc Đại học Melbourne từ năm 2012, xếp hạng top 50 quốc gia hàng đầu thế giới. Đây là một bảng xếp hạng uy tín, đánh giá về chất lượng giáo dục đại học của các nước trên thế giới.

Trong kết quả xếp hạng mới nhất năm 2018 của Bảng xếp hạng U21, Việt Nam không có mặt trong bất kỳ lĩnh vực nào. Trong khi đó, khu vực ASEAN “đóng góp” 4 quốc gia: Singapore (thứ 10), Malaysia (thứ 28), Thái Lan (thứ 42) và Indonesia (thứ 48).

5 quốc gia dẫn đầu lần lượt là Phần Lan, Anh, Serbia, Đan Mạch, Thụy Điển.

Vắng bóng ở bảng xếp hạng QS

Ngoài bảng xếp hạng U21, QS cũng là một bảng xếp hạng giáo dục đại học được đánh giá cao.

Bảng xếp hạng này đánh giá hệ thống giáo dục đại học theo 4 tiêu chí: Thứ hạng trung bình của các trường đại học của một quốc gia trong bảng xếp hạng top 500; Số cơ hội cho sinh viên được học ở trường đại học tốt nhất; Vị trí và năng lực dẫn dắt của trường có xếp hạng cao nhất; So sánh hiệu quả đầu tư của quốc gia theo GDP.

Theo kết quả xếp hạng năm 2018, khu vực ASEAN có 5 quốc gia góp mặt. Đó là: Malaysia (thứ 28), Singapore (thứ 29), Thái Lan (thứ 38), Indonesia (thứ 39) và Philippines (thứ 45). Việt Nam cũng chưa thể góp mặt trong bảng xếp hạng này.

Cũng theo đánh giá của nhóm nghiên cứu Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, nước ta không chỉ có ít các trường đại học nghiên cứu tốt mà còn có sự khác biệt rất lớn về mức độ nghiên cứu.

Đi sâu vào việc phân tích chất lượng các công trình công bố nghiên cứu của hai đại học quốc gia trong nước, thấy chất lượng công trình về cơ bản so sánh được với các trường top đầu của các quốc gia trong khu vực, nhưng năng suất nghiên cứu thấp hơn. Đặc biệt, tỉ lệ mức độ uy tín học thuật và uy tín đối với các nhà tuyển dụng của các đại học Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với nhiều trường đại học trong khu vực.

Cũng theo đánh giá của các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018 giáo dục đại học Việt Nam có khởi sắc. 2 đại học quốc gia lọt vào top 1.000 của bảng xếp hạng các trường đại học QS. Từ đó có thể đánh giá hệ thống đại học nước ta thuộc vào nhóm 80/196 của thế giới.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Cần giải pháp cho những vấn đề then chốt trong giáo dục đại học

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Ngày  17.8,  tại  Hà  Nội,  Ủy  ban  Văn  hóa,  Giáo  dục,  Thanh  niên,  Thiếu  niên  và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức  Hội  thảo  Giáo  dục  2018  (VEC  2018)  với  chủ đề  “Giáo  dục  đại  học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”.

Tổ hợp tuyển sinh “lạ”: “Rất buồn cho giáo dục đại học nước ta”

QUANG ĐẠI |

Trước các tổ hợp tuyển sinh “lạ” như ngành kế toán, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin… tuyển thí sinh khối có môn Văn, ngành xã hội lại “chào đón” dân khối A, TS Hồ Bất Khuất, giảng viên Trường ĐH Vinh bày tỏ: “Rất buồn cho giáo dục đại học nước ta”.

GS Ngô Bảo Châu chỉ ra điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam

HUYÊN NGUYỄN |

Tại diễn đàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017, GS Ngô Bảo Châu chỉ ra rằng hệ thống quản trị kém hiệu quả, thiếu đầu tư là những thách thức đối với giáo dục đại học (GDĐH) của Việt Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cần giải pháp cho những vấn đề then chốt trong giáo dục đại học

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Ngày  17.8,  tại  Hà  Nội,  Ủy  ban  Văn  hóa,  Giáo  dục,  Thanh  niên,  Thiếu  niên  và Nhi đồng của Quốc hội phối hợp với Đại học Quốc gia TPHCM tổ chức  Hội  thảo  Giáo  dục  2018  (VEC  2018)  với  chủ đề  “Giáo  dục  đại  học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế”.

Tổ hợp tuyển sinh “lạ”: “Rất buồn cho giáo dục đại học nước ta”

QUANG ĐẠI |

Trước các tổ hợp tuyển sinh “lạ” như ngành kế toán, tài chính ngân hàng, công nghệ thông tin… tuyển thí sinh khối có môn Văn, ngành xã hội lại “chào đón” dân khối A, TS Hồ Bất Khuất, giảng viên Trường ĐH Vinh bày tỏ: “Rất buồn cho giáo dục đại học nước ta”.

GS Ngô Bảo Châu chỉ ra điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam

HUYÊN NGUYỄN |

Tại diễn đàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017, GS Ngô Bảo Châu chỉ ra rằng hệ thống quản trị kém hiệu quả, thiếu đầu tư là những thách thức đối với giáo dục đại học (GDĐH) của Việt Nam.