Vì sao TPHCM dừng triển khai chương trình Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại?

Bích Hà |

Trước thông tin dư luận về chương trình Công nghệ Giáo dục, đặc biệt trước những băn khoăn không biết TPHCM có đưa tài liệu “Tiếng Việt 1- Công nghệ Giáo dục” vào giảng dạy trong nhà trường hay không, Sở Giáo dục Đào tạo TPHCM vừa có thông tin chính thức về vấn đề này.

Theo đó, năm học 1985-1986, chương trình thực nghiệm (sau này gọi là Công nghệ giáo dục) được sự cho phép của Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) đã thực hiện tại Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) với quy mô 2 lớp 1.

Sau đó, chương trình được tiếp tục thực hiện và chuyển về Trường Tiểu học Thực nghiệm quận 1 (sau này đổi tên là Trường Tiểu học Văn Hiến) từ năm học 1986-1987, đồng thời phát triển thêm tại các Trường Tiểu học Lương Định Của (quận 3), Bàu Sen (quận 5), Đinh Tiên Hoàng (quận 9) và Lê Văn Sĩ (quận Tân Bình). Các trường dạy từ lớp 1 đến lớp 5 cả hai môn Tiếng Việt và Toán, sau này có thêm môn Giáo dục lối sống.

Đến năm 1989-1990, chương trình Công nghệ giáo dục được triển khai đến nhiều trường khác trong toàn TP (trừ quận 4) trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc cho học sinh lớp 1 với chủ yếu là môn Tiếng Việt. Khi chương trình năm 2000 của Bộ triển khai, chương trình Công nghệ giáo dục cuốn chiếu và không còn thực hiện tại TPHCM nữa.

Năm 2017, Bộ GDĐT có văn bản số 3877/BGDĐT-GDTH ngày 22.8.2017 về triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục, trong đó Bộ nhấn mạnh đã tổ chức thẩm định tài liệu Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục để triển khai dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 ở các địa phương có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và các nhà trường.

Năm 2018, Bộ GDĐT tiếp tục có văn bản số 3674/BGDĐT-GDTH ngày 22.8.2018 về triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục năm học 2018-2019. Trong đó, Bộ GDĐT một lần nữa khẳng định đã tổ chức thẩm định (vòng 2), đồng thời có chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện tài liệu.

Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Sở GDĐT TPHCM quyết định không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục tại các trường tiểu học trên địa bàn TP.

Lý do được Sở đưa ra là: Do xét thấy việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28.11.2014 của Quốc hội khóa XIII (sau này có thêm Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21.11.2017 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18.6.2018 của Thủ tướng Chính phủ) về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã gần kề, việc để giáo viên tiếp cận với chương trình khác trong khi dự kiến chương trình giáo dục phổ thông sắp ban hành là chưa phù hợp. Do đó, TPHCM không triển khai chương trình này.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Tâm sự của giáo viên dạy học theo công nghệ giáo dục

QUANG ĐẠI |

Sau khi dư luận có nhiều ý kiến về chương trình “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại, nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy đã lên tiếng phản hồi về ưu, nhược điểm của chương trình.

Nhìn lại toàn cảnh tranh cãi quanh “Công nghệ giáo dục”, đọc thơ theo “ô vuông, tròn”

Bích Hà |

Từ clip cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần tiếng Việt, hay clip học sinh đọc thơ theo “ô vuông, tròn, tam giác”…, suốt một tháng qua đã nổ ra tranh cãi quanh cuốn sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại. Cùng Lao Động nhìn lại toàn cảnh cuộc tranh luận này.

Chuyên gia ngôn ngữ: Nhìn nhận khách quan trường Thực nghiệm và sách Công nghệ giáo dục

Nguyễn Hà |

Các chuyên gia ngôn ngữ cho rằng, cần phân biệt rạch ròi và nhìn nhận khách quan hai chủ thể là trường Thực nghiệm và bộ sách Công nghệ giáo dục.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Tâm sự của giáo viên dạy học theo công nghệ giáo dục

QUANG ĐẠI |

Sau khi dư luận có nhiều ý kiến về chương trình “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại, nhiều giáo viên trực tiếp giảng dạy đã lên tiếng phản hồi về ưu, nhược điểm của chương trình.

Nhìn lại toàn cảnh tranh cãi quanh “Công nghệ giáo dục”, đọc thơ theo “ô vuông, tròn”

Bích Hà |

Từ clip cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần tiếng Việt, hay clip học sinh đọc thơ theo “ô vuông, tròn, tam giác”…, suốt một tháng qua đã nổ ra tranh cãi quanh cuốn sách “Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại. Cùng Lao Động nhìn lại toàn cảnh cuộc tranh luận này.

Chuyên gia ngôn ngữ: Nhìn nhận khách quan trường Thực nghiệm và sách Công nghệ giáo dục

Nguyễn Hà |

Các chuyên gia ngôn ngữ cho rằng, cần phân biệt rạch ròi và nhìn nhận khách quan hai chủ thể là trường Thực nghiệm và bộ sách Công nghệ giáo dục.