Vì sao học sinh kêu cứu: Hãy cho em được ngủ?

B. Hà |

Áp lực học tập, thi cử, điểm số đã khiến học sinh (HS) bị thiếu ngủ trầm trọng, cảm thấy mệt mỏi khi phải tới trường.

Những ngày qua, đề tài nghiên cứu của 2 nữ sinh Trần Thùy Trang và Phạm Thị Khánh Vy (Trường THPT Gia Định) về vấn đề thiếu ngủ của học sinh, tại chung kết cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học TPHCM năm học 2017-2018, đã nhận được sự quan tâm của dư luận.

Các em khảo sát với 7.363 học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố và thu được một số kết quả đáng báo động: Cứ 10 học sinh thì có đến 8 em gặp khó khăn trong việc tập trung trên lớp do ảnh hưởng trực tiếp từ giấc ngủ.

Có 81,8% học sinh ngủ dưới 7 tiếng mỗi ngày, có đến 13,7% học sinh ngủ dưới 5 tiếng. 44,1% học sinh không ngủ trưa. Thời gian học sinh đi ngủ từ 23h-0h chiếm tỉ lệ cao nhất với 39,8%, 20,7% học sinh đi ngủ sau 0h sáng, số học sinh đi ngủ trước 22h chỉ chiếm 8,6%.

Và lý do học sinh bị thiếu ngủ được 2 nữ sinh chỉ ra trong đề tài của mình là: Do áp lực học tập và ảnh hưởng từ thiết bị công nghệ. Trong đó, áp lực học tập, kiểm tra và thi cử là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng đến tình trạng thiếu ngủ của học sinh phổ thông.

Cụ thể, thiếu ngủ do chuẩn bị cho kỳ thi chiếm 90%; có bài kiểm tra vào ngày hôm sau là hơn 89%; làm bài tập và học bài là 86,8% và 62,1% là thời khóa biểu chưa hợp lý.

Trong dự án của mình, Trang và Vy cũng đề xuất các hoạt động để tuyên truyền về vai trò của giấc ngủ đến học sinh như phát hành cẩm nang “Đời dài đừng ngủ ngắn”, Bộ ảnh “Mối nguy hại của smartphone trước giờ ngủ” và “Hãy cho em ngủ”.

Giải pháp mà nhóm nghiên cứu đưa ra để khắc phục tình trạng thiếu ngủ của học sinh là: Đề nghị cơ quan chức năng lùi giờ học tiết đầu tiên, thay đổi thời khóa biểu cho phù hợp và quan trọng nhất là giảm bớt bài tập về nhà.

Tiếng “kêu cứu” của học sinh TPHCM đúng vào thời điểm trên cả nước xảy ra liên tiếp những vụ học sinh vì áp lực học hành, chán nản do không đạt được như kỳ vọng của bố mẹ đã tìm đến cái chết. 

Đây cũng là lời cảnh tỉnh gửi đến các bậc phụ huynh, nên lắng nghe, chia sẻ và không tạo áp lực thêm cho con cái, đồng thời là lời “kêu cứu” gửi đến ngành giáo dục, trong việc cần đẩy mạnh giảm tải trong việc học hành cho học sinh.

Theo TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, hiện nay nhiều học sinh có xu hướng đến trường với nỗi lo lắng và sợ hãi. Chương trình học ôm đồm và áp lực từ các kỳ thi đã khiến học sinh vô cùng căng thẳng, thiếu ngủ. Trong khi đó học sinh ít được trang bị phương pháp học tập cũng như một số kỹ năng cần thiết nên càng học càng rối, nặng nề. Khi những áp lực này vượt qua khả năng chịu đựng của trẻ, hậu quả xảy ra sẽ rất nghiêm trọng.

B. Hà
TIN LIÊN QUAN

Cấm kinh doanh nước ngọt tại trường học: Khó hay dễ?

HUYÊN - VŨ |

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 46/CT-TTg về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học. Liên quan đến lệnh cấm này, đa số chuyên gia, nhà giáo và ngay cả nhà sản xuất đồ uống đều đồng tình. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, không nên cấm tuyệt đối mà để cho chính phụ huynh, học sinh và nhà trường lựa chọn.

Đề xuất "lạ": Học sinh PTTH học theo tín chỉ, học trực tuyến tại nhà

Bích Hà |

UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục. Trong đó TP đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc tạo cơ chế mở cho giáo dục TPHCM.

Hải Dương: “Ép” học sinh mua sách tham khảo, lãnh đạo Phòng GDĐT xin lỗi

P. V (t/h) |

Ông Bùi Anh Tuấn - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Hải Dương thừa nhận việc ký văn bản có nội dung yêu cầu các trường THCS trên địa bàn mua sách tham khảo là vì… không đọc kỹ văn bản.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Cấm kinh doanh nước ngọt tại trường học: Khó hay dễ?

HUYÊN - VŨ |

Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị 46/CT-TTg về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: Không quảng cáo và kinh doanh đồ uống có cồn, nước ngọt có ga và các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe trong trường học. Liên quan đến lệnh cấm này, đa số chuyên gia, nhà giáo và ngay cả nhà sản xuất đồ uống đều đồng tình. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, không nên cấm tuyệt đối mà để cho chính phụ huynh, học sinh và nhà trường lựa chọn.

Đề xuất "lạ": Học sinh PTTH học theo tín chỉ, học trực tuyến tại nhà

Bích Hà |

UBND TPHCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục. Trong đó TP đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc tạo cơ chế mở cho giáo dục TPHCM.

Hải Dương: “Ép” học sinh mua sách tham khảo, lãnh đạo Phòng GDĐT xin lỗi

P. V (t/h) |

Ông Bùi Anh Tuấn - Phó trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo TP.Hải Dương thừa nhận việc ký văn bản có nội dung yêu cầu các trường THCS trên địa bàn mua sách tham khảo là vì… không đọc kỹ văn bản.