Vì sao có quan niệm phân biệt môn chính - môn phụ?

Bích Hà - Thiều Trang |

Việc vẫn còn tư duy phân biệt môn chính – môn phụ đã tác động không nhỏ đến cách dạy và học của giáo viên và học sinh.

Không có văn bản nào quy định môn chính – môn phụ

Những ngày qua, nhiều địa phương trên cả nước đã công bố kế hoạch cũng như các môn thi trong kỳ thi vào lớp 10 năm học 2021-2022. Có địa phương chọn thi 2 môn Ngữ văn, Toán. Nơi lại thi 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Không ít địa phương cho học sinh thi 4 môn, trong đó có Toán, Văn, Ngoại ngữ là môn bắt buộc, môn thứ tư là môn chọn ngẫu nhiên trong các bộ môn: Vật lý, Hóa học, Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân.

“Học gì thi nấy” – đây là quan niệm của không ít học sinh, phụ huynh và cả giáo viên. Do vậy, ngay khi các địa phương công bố môn thi vào lớp 10, một phong trào tìm lò luyện, nơi ôn thi đã được các phụ huynh thực hiện, nhằm chuẩn bị cho con kiến thức để có thể tự tin bước vào kỳ thi.

Trong quá trình ghi nhận các ý kiến của phụ huynh và học sinh, chúng tôi đã không ít lần nghe thấy các cụm từ: Môn chính, môn phụ.

Có học sinh cho rằng, vì trước đây quan niệm các môn Toán, Văn, Anh là môn chính, nên dành nhiều thời gian để học hơn. Lịch sử và các môn còn lại là môn phụ, nên trên lớp chỉ học qua loa. Điều này dẫn đến tâm lý lo lắng, tìm đến lò luyện thi khi có thông tin Lịch sử là môn thi thứ tư trong kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội.

Vậy ngành giáo dục có quy định môn nào là môn chính, môn phụ không? Vì sao lại xuất hiện quan niệm môn chính – môn phụ trong tư duy của không ít người, dẫn đến hiện tượng học lệch, học tủ, “nhất bên trọng, nhất bên khinh”?.

Hiện nay vẫn còn tâm lý môn nào được chọn trong kỳ thi chuyển cấp thì chú trọng dạy và học môn đó. Ảnh: Hải Nguyễn

Theo tìm hiểu của phóng viên, quy định của Bộ GDĐT, các môn học văn hóa trong nhà trường phổ thông, được phân phối với số lượng tiết ít nhiều khác nhau song lại đều có vị trí, vai trò gần như ngang bằng nhau tính theo hệ số, cùng góp phần định hướng, cung cấp những tri thức, kiến thức, kỹ năng cơ bản, cần thiết cho học sinh phổ thông. Không có quy định môn chính – môn phụ.

Cô Nguyễn Thị Lý - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng khẳng định, đến nay trong ngành giáo dục không có văn bản nào quy định hay phân biệt môn chính, môn phụ.

Trong các nhà trường cũng không phân biệt môn nào là môn chính, môn học nào chỉ là phụ. Chỉ là những môn để thi trong kỳ thi vào lớp 10 như Toán, Văn, Anh thì được nhà trường quan tâm hơn. Phụ huynh cũng có quan niệm cho con đi học thêm những môn này để phục vụ cho kỳ thi và tự ngầm hiểu đây là môn chính.

“Hiện nay quan niệm của phụ huynh cũng thay đổi khá nhiều. Các cha mẹ đã quan tâm đến giáo dục thể chất, nghệ thuật nhưng vẫn có tâm lý chú trọng các môn đi thi như Toán, Văn, Anh”- cô Lý cho biết.

Vậy vì sao các địa phương thường chọn Toán, Văn, Ngoại ngữ là các môn thi trong kỳ thi đánh giá năng lực vào lớp 6, hay thi vào lớp 10?

Theo lãnh đạo Sở GDĐT một địa phương, chọn 3 môn này vì lâu nay, Văn và Toán là hai môn được coi là nền tảng của những môn học khác. Trong các kỳ thi, điểm của môn Toán, Văn thường được nhân 2.

Gần đây, nhiều địa phương đã bỏ quy định nhân hệ số 2 với các môn Văn, Toán, để môn học này bình đẳng với các môn học khác trong trường phổ thông. Nhưng hiện nay, bản thân phụ huynh vẫn còn giữ tâm lý coi trọng Văn, Toán, hiện nay thêm môn Ngoại ngữ hơn là các môn học khác. Vì coi trọng hơn, nên cũng dồn nhiều nguồn lực để mong muốn con học tốt những môn học này.

Chương trình GDPT mới thay đổi quan niệm môn chính – môn phụ

Là giáo viên dạy Mỹ thuật, thầy Lê Công Quý (Trường THCS Đông Văn, Thanh Hóa) cho biết, bản thân thầy cũng rất buồn khi phụ huynh, học sinh có tâm lý phân biệt môn chính – môn phụ. Học sinh thường chú trọng quan tâm, học các môn để phục vụ cho kỳ thi nhiều hơn.

Tuy nhiên, theo thầy Công, chương trình giáo dục phổ thông mới do Bộ GDĐT ban hành, bắt đầu triển khai từ năm học này với lớp 1 sẽ từng bước thay đổi suy nghĩ, quan niệm của giáo viên, phụ huynh và học sinh về “môn phụ - môn chính”.

Thầy Công ví dụ, trước đây, những môn Toán, Văn, Anh được coi trọng nhưng hiện tại tất cả các môn đều ngang hàng nhau, không phân biệt. Đặc biệt, ở THPT, thời lượng học mỗi môn học Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật tương đương thời lượng học các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học... Học sinh sẽ đều phải học như nhau và đều phải hoàn thành.

“Trong tất cả môn học phải hoàn thành hết tất cả các môn mới đạt danh hiệu học sinh giỏi hay học sinh tiên tiến”- thầy Công nói.

Ngoài ra, theo chương trình GDPT mới thì ở cấp THPT, học sinh sẽ được tự chọn học các môn theo sở thích, năng lực của mình, như có thể chọn các môn Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Kinh tế và Pháp luật); hoặc nhóm môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); hoặc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật).

Vì thế, thầy Công cho rằng, bản thân mỗi giáo viên sẽ phải “nâng tầm” môn học của mình lên để học sinh hứng thú, lựa chọn và không coi đó là môn phụ.

Bích Hà - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Ôn thi Lịch sử lớp 10: Đừng khiến việc học phản tác dụng

Thiều Trang |

Trước tình trạng phụ huynh, học sinh "chạy đôn, chạy đáo" tìm lớp ôn thi cấp tốc môn Lịch sử vào lớp 10, nhiều giáo viên cho rằng trong giai đoạn này, "người trong cuộc" nên giữ tâm lý bình tĩnh để đưa ra phương án học tốt nhất.

Thi vào lớp 10: Chọn trường công lập hay trường tư?

Lê Nam - Minh Ánh |

Với tỉ lệ chỉ 62% học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội được học trường công lập sau kỳ thi vào lớp 10, nhiều phụ huynh lo lắng con mình sẽ phải học trường tư thục. Bởi vẫn có quan điểm cho rằng trường tư thục sẽ đắt đỏ, môi trường không tốt... Vậy, trường tư thục có thật sự “tệ”?

Cuộc đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội: Nháo nhác tìm “lò” luyện thi môn Lịch sử

Đặng Chung - Thiều Trang |

Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội lâu nay vẫn được ví là “căng hơn thi đại học”, bởi hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp của thủ đô chỉ đảm bảo được 60% học sinh vào trường công lập. Kỳ thi vào lớp 10 càng “nóng” hơn trước thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố môn thi thứ tư là Lịch sử. Một “cuộc đua” của các phụ huynh trong việc tìm lớp ôn thi môn Lịch sử ngay lập tức diễn ra, khiến các “lò luyện” thi được dịp bùng phát.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Ôn thi Lịch sử lớp 10: Đừng khiến việc học phản tác dụng

Thiều Trang |

Trước tình trạng phụ huynh, học sinh "chạy đôn, chạy đáo" tìm lớp ôn thi cấp tốc môn Lịch sử vào lớp 10, nhiều giáo viên cho rằng trong giai đoạn này, "người trong cuộc" nên giữ tâm lý bình tĩnh để đưa ra phương án học tốt nhất.

Thi vào lớp 10: Chọn trường công lập hay trường tư?

Lê Nam - Minh Ánh |

Với tỉ lệ chỉ 62% học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội được học trường công lập sau kỳ thi vào lớp 10, nhiều phụ huynh lo lắng con mình sẽ phải học trường tư thục. Bởi vẫn có quan điểm cho rằng trường tư thục sẽ đắt đỏ, môi trường không tốt... Vậy, trường tư thục có thật sự “tệ”?

Cuộc đua vào lớp 10 công lập tại Hà Nội: Nháo nhác tìm “lò” luyện thi môn Lịch sử

Đặng Chung - Thiều Trang |

Kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội lâu nay vẫn được ví là “căng hơn thi đại học”, bởi hệ thống cơ sở vật chất, trường lớp của thủ đô chỉ đảm bảo được 60% học sinh vào trường công lập. Kỳ thi vào lớp 10 càng “nóng” hơn trước thông tin Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố môn thi thứ tư là Lịch sử. Một “cuộc đua” của các phụ huynh trong việc tìm lớp ôn thi môn Lịch sử ngay lập tức diễn ra, khiến các “lò luyện” thi được dịp bùng phát.