Vì sao bộ sách "Chân trời sáng tạo" được 80% các trường tại TPHCM lựa chọn?

Anh Nhàn |

Kết quả lựa chọn sách giáo khoa mới cho năm học 2020-2021 của các trường tại TPHCM cho thấy, bộ sách "Chân trời sáng tạo" được lựa chọn khoảng 80%. Theo Sở GDĐT TPHCM, đây là kết quả hoàn toàn bình thường.

Bộ sách Chân trời sáng tạo "áp đảo" là bình thường

Sáng nay (24.6), Sở GDĐT TPHCM và Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo về kết quả lựa chọn sách giáo khoa mới năm học 2020-2021.

Theo kết quả lựa chọn sách giáo khoa mới năm học 2020-2021, bộ sách "Chân trời sáng tạo" được lựa chọn khoảng 80% (không đều ở các môn, môn tiếng Anh hơn 60%). Đây cũng là bộ sách được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Sở GDĐT TPHCM biên soạn.

Ông Nguyễn Thành Trung - Chánh Văn phòng Sở GDĐT TPHCM chỉ ra những nguyên nhân khiến bộ sách "Chân trời sáng tạo" được lựa chọn "áp đảo" hơn so với các bộ sách khác.

Thứ nhất, đây là bộ sách lần đầu tiên và duy nhất có sự tham gia của các tác giả miền Nam. Các phương ngữ miền Nam trong sách gần gũi với lứa tuổi của học sinh khu vực này.

Thứ hai, ngoài TPHCM, nhiều tỉnh thành phía Nam cũng lựa chọn bộ sách "Chân trời sáng tạo". Hiện, có 11 địa phương chọn các đầu sách của bộ "Chân trời sáng tạo". Một số tỉnh, thành chọn các đầu sách của bộ "Chân trời sáng tạo" với tỉ lệ cao.

Thứ ba, bộ sách được các thầy cô giáo, những người đang trực tiếp đứng lớp, tham gia trong quá trình đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá của thành phố, nên những chủ trương, biện pháp cũng được thể hiện nhiều và sát hợp với giáo viên thành phố.

Sở khẳng định, việc lựa chọn sách là công khai, minh bạch, đúng quy trình.

Không có sự chỉ đạo ngầm trong việc chọn Sách giáo khoa

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trả thù lao cho một số cán bộ Sở GDĐT TPHCM có ảnh hưởng đến kết quả lựa chọn sách giáo khoa hay không, ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, khẳng định không có sự chỉ đạo ngầm trong việc lựa chọn sách.

 
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM trả lời phóng viên. Ảnh: Anh Nhàn

"Tôi tin tưởng giáo viên ở các trường sẽ tự chủ trong việc chọn sách. Các trường tại TPHCM rất có uy tín và đáng tin cậy. Chọn theo nguyên tắc tập thể, quá bán mới được chọn, giáo viên bỏ phiếu lên tổ trưởng, khi đó, sự lựa chọn của tổ trưởng đã là ý kiến của tập thể giáo viên. Sau đó, các tổ trưởng lại tiếp tục tham gia bỏ phiếu lên hội đồng chọn sách giáo khoa của trường… Dư luận có thể yên tâm rằng không có sự chỉ đạo ngầm trong việc chọn sách giáo khoa" - ông Hiếu nhấn mạnh.

Anh Nhàn
TIN LIÊN QUAN

“Bộ GDĐT làm sách giáo khoa riêng là không cần thiết, gây lãng phí”

Chung Vương Nguyên |

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước vào ngày 13.6, các đại biểu Quốc hội thống nhất ủng hộ tiếp tục xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là không cần thiết, gây lãng phí ngân sách.

Sách giáo khoa, từ điển sai chính tả: Khi “khuôn vàng, thước ngọc” không còn chuẩn mực

HUYÊN NGUYỄN |

Sách giáo khoa (SGK), từ điển lâu nay vẫn luôn được coi là chuẩn mực, là “khuôn vàng thước ngọc” để soi chiếu thì nay lại sai sót đến mức khó chấp nhận. Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên những lỗi sai đến mức sơ đẳng được chỉ ra, nhưng tại sao vẫn không rút kinh nghiệm? Các chuyên gia đã đặt vấn đề về những quy trình lỏng lẻo trong biên tập, thẩm định và xuất bản.

Bộ GDĐT yêu cầu sách giáo khoa lớp 1 phải đến tay học sinh trước 15.8

Đặng Chung |

Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT phối hợp với nhà xuất bản và các đơn vị liên quan cung ứng sách giáo khoa đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đến tay phụ huynh, học sinh trước 15.8.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

“Bộ GDĐT làm sách giáo khoa riêng là không cần thiết, gây lãng phí”

Chung Vương Nguyên |

Thảo luận tại hội trường Quốc hội về Báo cáo kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước vào ngày 13.6, các đại biểu Quốc hội thống nhất ủng hộ tiếp tục xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và việc Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa là không cần thiết, gây lãng phí ngân sách.

Sách giáo khoa, từ điển sai chính tả: Khi “khuôn vàng, thước ngọc” không còn chuẩn mực

HUYÊN NGUYỄN |

Sách giáo khoa (SGK), từ điển lâu nay vẫn luôn được coi là chuẩn mực, là “khuôn vàng thước ngọc” để soi chiếu thì nay lại sai sót đến mức khó chấp nhận. Đáng nói, đây không phải lần đầu tiên những lỗi sai đến mức sơ đẳng được chỉ ra, nhưng tại sao vẫn không rút kinh nghiệm? Các chuyên gia đã đặt vấn đề về những quy trình lỏng lẻo trong biên tập, thẩm định và xuất bản.

Bộ GDĐT yêu cầu sách giáo khoa lớp 1 phải đến tay học sinh trước 15.8

Đặng Chung |

Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT phối hợp với nhà xuất bản và các đơn vị liên quan cung ứng sách giáo khoa đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, đến tay phụ huynh, học sinh trước 15.8.