UBND cấp tỉnh chưa được quyền lựa chọn sách giáo khoa

ĐỨC THÀNH (thực hiện) |

UBND cấp tỉnh chưa được quyền lựa chọn sách giáo khoa (SGK) sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn, thay vào đó, việc lựa chọn sẽ do “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, đây là thông tin mới nhất mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa phát đi. Để làm rõ vấn đề này, Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Giám đốc Dự án Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông (Bộ GDĐT) cho biết.

Thực tế, từ đầu năm Bộ GDĐT đã soạn thảo sẵn 2 dự thảo thông tư, một để hướng dẫn theo Luật Giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực vào ngày 1.7.2020, một để hướng dẫn theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội. Tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội hôm 26.11, các đại biểu Quốc hội đã thống nhất rằng, việc thực hiện giao UBND cấp tỉnh lựa chọn danh mục SGK là chưa phù hợp do Luật Giáo dục 2019 chưa có hiệu lực. Vì vậy, Bộ GDĐT phải tuân thủ Nghị quyết 88 và ban hành thông tư hướng dẫn theo nghị quyết này.

“Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo”, theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cụ thể là như thế nào, thưa ông?

- Thông tư đang dự thảo theo đúng Nghị quyết 88, tức là cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK căn cứ vào ý kiến của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh. Khi có Nghị quyết 88, bộ đã soạn thông tư theo hướng quy định của Nghị quyết 88. Sau đó, trong quá trình dự thảo Luật Giáo dục, Quốc hội thông qua, trong Luật quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK để thực hiện ổn định trong chương trình giáo dục phổ thông. Bộ GDĐT cũng đã soạn thảo thông tư theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Nghĩa là trong năm vừa rồi, bộ xây dựng 2 dự thảo thông tư như vậy.

Vì yêu cầu việc chọn SGK lớp 1 phải thực hiện sớm ngay từ đầu năm để đảm bảo nhà trường có SGK, đảm bảo khai giảng năm học mới cho lớp 1 vào năm học 2020 - 2021, nhưng Luật Giáo dục 2019 khi ấy chưa có hiệu lực mà tới 1.7.2020 mới chính thức. Vì vậy Bộ trưởng Bộ GDĐT đã thừa ủy quyền của Thủ tướng báo cáo xin ý kiến Quốc hội để thực hiện Điểm C, Khoản 1, Điều 32 từ 1.1.2020. Tuy nhiên, việc ấy không khả thi, Quốc hội không đồng ý nên Bộ GDĐT quay lại thực hiện xây dựng thông tư theo Nghị quyết 88 để áp dụng cho lớp 1 năm 2020 - 2021.

Để thực hiện thông tư hướng dẫn theo Nghị quyết 88 thì các cơ sở giáo dục phổ thông sẽ phải chuẩn bị những gì, thưa ông?

- Theo Nghị quyết 88, quy định cho cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK thì các trường được chủ động để tổ chức việc dạy học phù hợp với nhà trường. Tuy nhiên, ngay kể cả làm theo Nghị quyết 88 thì vẫn theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, tức là các trường chủ động chọn SGK nhưng để đảm bảo quản lý giáo dục ở địa phương thì các trường phải có báo cáo. Đối với trường THCS, Tiểu học phải báo cáo cơ quan quản lý là Phòng GDĐT để tổng hợp. Thứ hai là Sở GDĐT phải tiếp nhận báo cáo của các trường THPT và các Phòng GDĐT để có tổng hợp công bố chung cho giáo viên, cha mẹ học sinh, học sinh biết và có sự chuẩn bị. Đồng thời các NXB có thông tin để có kế hoạch sản xuất kịp thời, đảm bảo đủ sách cho tất cả học sinh ở các vùng miền trên toàn quốc.

(?) Như vậy, năm học 2020 - 2021 chắc chắn các địa phương chưa được quyền chọn danh mục SGK mà do các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn?

- Tôi cho rằng cũng rất tốt bởi các cơ sở giáo dục phổ thông được quyền quyết định chọn thì được quyền chủ động. Tiếp theo, sau này UBND cấp tỉnh lựa chọn vẫn phải thành lập các hội đồng, cũng sẽ theo quy định hướng dẫn của Bộ GDĐT và cũng cần có ý kiến của các cơ sở giáo dục phổ thông. Dù cách nào thì các cơ sở giáo dục phổ thông cũng phải đóng góp ý kiến cho việc sử dụng SGK. Tóm lại, đây là năm đầu tiên nên các trường phải tham gia dạy và học thì mới bắt đầu đánh giá chính xác được hiệu quả triển khai.

Vậy khi nào dự thảo thông tư hướng dẫn theo Nghị quyết 88 được lấy ý kiến rộng rãi và sẽ chính thức ban hành? Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ khi nào và thời gian bao lâu, thưa ông?

- Trong một vài ngày tới, Bộ GDĐT sẽ công bố dự thảo thông tư trên mạng để xin ý kiến rộng rãi của các cơ sở giáo dục, các tầng lớp nhân dân, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh. Sau đó, theo quy định về ban hành văn bản quy phạm, Bộ GDĐT sẽ ban hành sớm, chắc khoảng cuối tháng 12.2019. Thông tư ấy sẽ chỉ có hiệu lực thi hành đến 30.6.2020. Từ 1.7.2020 thực hiện theo Luật Giáo dục 2019 thì tiếp tục hoàn thiện thông tư theo quy định của luật để áp dụng cho những năm tiếp theo.

- Xin cảm ơn ông!

Điểm c, khoản 1, điều 32 Luật giáo dục 2019: “UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GDĐT”. Luật Giáo dục 2019 sẽ có hiệu lực từ 1.7.2020.

Việc chọn sách giáo khoa theo Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nêu rõ: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo”. Đ.T

ĐỨC THÀNH (thực hiện)
TIN LIÊN QUAN

Nhà xuất bản Giáo dục “tiết lộ” về giá thành sách giáo khoa mới

Đức Thành - Nguyễn Huyên (thực hiện) |

Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết việc thay đổi về kích thước, chất lượng in ấn, hình thức trình bày, minh họa… sẽ khiến giá sách giáo khoa mới tăng cao hơn.

Chọn sách giáo khoa không chỉ là quyền của lãnh đạo

LÊ THANH PHONG |

Sau nhiều năm cộng đồng lên tiếng đòi hỏi xóa bỏ độc quyền biên soạn sách giáo khoa, đến nay đã có sự thay đổi đáng ghi nhận, Bộ Giáo dục Đào tạo công bố danh mục 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1, trong số đó có 24 cuốn sách của Nhà xuất bản Giáo dục.

Thị phần Sách giáo khoa lớp 1 mới: Cuộc cạnh tranh “quy ước”?

ĐỨC THÀNH - HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố chính thức kết quả thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, 32 cuốn sách được thông qua, song có tới 24 cuốn là của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục). Với số lượng chiếm 2/3 tổng số các cuốn sách của NXB Giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng, có thể tạo ra một bức tranh về cạnh tranh theo kiểu “quy ước”, thiếu quyết liệt trên tổng thể.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhà xuất bản Giáo dục “tiết lộ” về giá thành sách giáo khoa mới

Đức Thành - Nguyễn Huyên (thực hiện) |

Đại diện Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết việc thay đổi về kích thước, chất lượng in ấn, hình thức trình bày, minh họa… sẽ khiến giá sách giáo khoa mới tăng cao hơn.

Chọn sách giáo khoa không chỉ là quyền của lãnh đạo

LÊ THANH PHONG |

Sau nhiều năm cộng đồng lên tiếng đòi hỏi xóa bỏ độc quyền biên soạn sách giáo khoa, đến nay đã có sự thay đổi đáng ghi nhận, Bộ Giáo dục Đào tạo công bố danh mục 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1, trong số đó có 24 cuốn sách của Nhà xuất bản Giáo dục.

Thị phần Sách giáo khoa lớp 1 mới: Cuộc cạnh tranh “quy ước”?

ĐỨC THÀNH - HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố chính thức kết quả thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới. Theo đó, 32 cuốn sách được thông qua, song có tới 24 cuốn là của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục). Với số lượng chiếm 2/3 tổng số các cuốn sách của NXB Giáo dục, nhiều ý kiến cho rằng, có thể tạo ra một bức tranh về cạnh tranh theo kiểu “quy ước”, thiếu quyết liệt trên tổng thể.