Tuyển sinh sư phạm: Vừa đào tạo vừa lo đầu ra

Vân Trang |

Sau gần 3 năm triển khai Nghị định 116, khâu thu hút thí sinh theo học ngành Sư phạm bước đầu đã được giải quyết. Thế nhưng chưa kịp mừng nỗi lo đầu vào, các trường lại trăn trở với nỗi lo đầu ra.

Nhiều trường nợ kinh phí đào tạo

Nghị định 116 quy định, sinh viên sư phạm nhận tiền hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng (mỗi năm học 10 tháng). Sau khi tốt nghiệp, sinh viên cam kết về làm việc tại cơ sở giáo dục ở địa phương. Cơ sở đào tạo và địa phương phối hợp triển khai kinh phí hỗ trợ cho người học.

2 năm sau khi tốt nghiệp nếu không làm việc trong ngành Giáo dục sẽ phải hoàn trả số tiền trợ cấp đã nhận.

Nhiều chuyên gia tuyển sinh nhận định, việc áp dụng Nghị định 116 đã đạt được một số kết quả khả quan trong công tác tuyển sinh ngành Sư phạm. Điều này thể hiện trong các số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Cụ thể, hiện cả nước có 330 cơ sở đào tạo với khoảng 25 lĩnh vực đào tạo. Trong đó, lĩnh vực khoa học GDĐT, giáo viên trình độ đại học có tỉ lệ tuyển sinh 5,09%, xếp ở vị trí thứ 7 trong nhóm 10 lĩnh vực đào tạo có tỉ lệ tuyển sinh cao nhất, thu hút thí sinh quan tâm nhiều nhất trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2022.

Trần Khánh Ly - sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội - chia sẻ, em quyết định lựa chọn theo ngành Sư phạm một phần là bởi các chính sách ưu đãi về học phí, trợ cấp sinh hoạt hàng tháng. Tuy nhiên, theo nữ sinh, điều bất cập là sinh viên sư phạm hiện nay phải đợi chờ rất lâu mới được nhận khoản trợ cấp.

"Em nhập học tháng 9 thì đến khoảng tháng 1 năm sau mới được nhận khoản chi phí hỗ trợ sinh hoạt" - Khánh Ly nói.

Không may mắn như Khánh Ly, hàng trăm sinh viên ngành Sư phạm vẫn mòn mỏi đợi chờ khoản trợ cấp 3,63 triệu/tháng.

TS Nguyễn Văn Tuân - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội - thông tin, năm 2021-2022, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tuyển sinh khóa đầu tiên theo tinh thần của Nghị định 116. Trường cũng thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn của nghị định nhưng đến thời điểm này, trường chưa được cấp kinh phí.

Năm học 2021 - 2022, hơn 500 sinh viên Trường Đại học Thủ đô có nhu cầu và làm đơn đề nghị hưởng cũng như cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt đến nhà trường. Hết năm học, những sinh viên này vẫn không nhận được khoản chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng theo Nghị định 116 quy định.

"Khó khăn này trường đã nhiều lần kiến nghị, nhưng Bộ GDĐT cho biết, ngân sách do địa phương trả. Các địa phương có lý giải là tỉnh không đặt hàng, không giao nhiệm vụ nên những sinh viên đó không được cấp kinh phí” - ông Tuân nói.

Nỗi lo đầu ra

Không chỉ chậm nhận được hỗ trợ, sinh viên sư phạm dù được đào tạo theo cơ chế "đặt hàng" vẫn chưa thực sự yên tâm về đầu ra.

"Đến hiện tại, em vẫn chưa nắm được thông tin tỉnh nào sẽ đấu thầu và sau khi ra trường mình sẽ công tác tại đâu. Hiện tại, số lượng sinh viên theo mầm non quá đông, lương lại thấp. Em lo sợ sau này sẽ không theo được nghề, khi đó, phải bồi hoàn số tiền không hề nhỏ" - Khánh Ly, sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm, bày tỏ sự lo lắng.

Vụ việc 22 tân cử nhân Sư phạm hệ chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức phải chật vật tìm kiếm việc làm là minh chứng rõ nhất về khó khăn của cơ sở đào tạo trong việc tìm "đầu ra" cho sinh viên.

Đây là những sinh viên khóa đầu tiên tốt nghiệp từ Đề án đào tạo chất lượng cao trình độ đại học ngành Sư phạm của Trường Đại học Hồng Đức.

Tháng 7.2022, nhà trường đã có công văn gửi UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các ngành chức năng đề nghị xây dựng kế hoạch tuyển dụng sinh viên đã tốt nghiệp từ đề án trên.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, phần lớn các sinh viên tốt nghiệp từ đề án vẫn chưa được tuyển dụng. UBND tỉnh đã có ý kiến chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp giải quyết cho số sinh viên sư phạm chất lượng cao của Trường Đại học Hồng Đức.

Liên quan tới việc một số trường đại học sư phạm ở địa phương thắc mắc về kinh phí đào tạo sinh viên đang bị chậm chi trả, Thứ trưởng Bộ GDĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Nghị định 116 quy định rõ, các trường đại học, cao đẳng sư phạm địa phương thuộc sự quản lý của tỉnh, thành phố chi trả kinh phí. Đồng thời, Luật Ngân sách không cho phép ngân sách Trung ương cấp trực tiếp về các trường đại học, cao đẳng địa phương.

Thứ trưởng Sơn cũng khẳng định, trong năm học này, địa phương nào không cấp kinh phí theo Nghị định 116 thì Bộ GDĐT sẽ không cấp chỉ tiêu cho các trường thuộc địa phương đó. Việc giải quyết tiền trợ cấp cho sinh viên là trách nhiệm của cả nhà trường và địa phương.

Vân Trang
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội dừng yêu cầu phụ huynh xác nhận cư trú cho học sinh

Vân Trang |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành văn bản tạm dừng yêu cầu phụ huynh xác nhận cư trú cho học sinh chuyển cấp.

Điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 các trường hot ở Hà Nội

Vân Trang |

Nhiều trường THPT tại Hà Nội công bố phương án tuyển sinh và điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2023-2024.

Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm

Vân Trang |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục vào Đào tạo (GDĐT) đề nghị, đào tạo sinh viên sư phạm ra trường phải tiếp cận ngay được với Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không được để sinh viên sư phạm ra trường nhưng vẫn theo cách tiếp cận cũ, vẫn phải tập huấn lại.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ thanh tra việc đào tạo lái xe ở trường Đại học Đông Đô

Nhóm PV |

Sau loạt bài của Lao Động về những vấn đề bất cập tại Trung tâm đào tạo lái xe ở Trường đại học Đông Đô, đại diện Sở Giao thông Vận tải thành phố Hà Nội khẳng định những sai phạm tại đây như tự ý cho học viên vào tập lái, sân tập tràn lan xe bồn, xe đầu kéo... sẽ được Sở nhanh chóng thanh tra, xử lý.

Cán bộ dám làm, vì lợi ích chung nếu xảy ra thiệt hại có thể được miễn xử lý

Vương Trần |

Cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện, nhưng khi thực hiện xảy ra thiệt hại có thể được miễn xử lý (trách nhiệm kỷ luật Đảng và xử lý trách nhiệm trước pháp luật).

UBND tỉnh Điện Biên yêu cầu cơ quan chuyên môn xử lý việc Báo Lao Động nêu

NHÓM PV |

Sau khi Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về nhà máy gạch quy mô lớn ngang nhiên hoạt động giữa khu dân cư với nhiều dấu hiệu sai phạm, UBND tỉnh Điện Biên đã vào cuộc chỉ đạo làm rõ.

Hai nước hàng đầu EU gia tăng căng thẳng

Song Minh |

Pháp và Đức - hai quốc gia hàng đầu EU - xung đột về năng lượng hạt nhân và ôtô.

Cận cảnh vụ việc lâm tặc rải đinh bẫy cán bộ quản lý bảo vệ rừng

Phan Tuấn |

Sau khi đốt rừng, lâm tặc còn rải đinh xuống đường nhằm ngăn cản, bẫy nhân viên, cán bộ quản lý bảo vệ rừng ở Đắk Nông đến hiện trường dập lửa.

Hà Nội dừng yêu cầu phụ huynh xác nhận cư trú cho học sinh

Vân Trang |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành văn bản tạm dừng yêu cầu phụ huynh xác nhận cư trú cho học sinh chuyển cấp.

Điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 các trường hot ở Hà Nội

Vân Trang |

Nhiều trường THPT tại Hà Nội công bố phương án tuyển sinh và điều kiện tuyển thẳng vào lớp 10 năm học 2023-2024.

Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên sư phạm

Vân Trang |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục vào Đào tạo (GDĐT) đề nghị, đào tạo sinh viên sư phạm ra trường phải tiếp cận ngay được với Chương trình giáo dục phổ thông 2018; không được để sinh viên sư phạm ra trường nhưng vẫn theo cách tiếp cận cũ, vẫn phải tập huấn lại.