Tuyển sinh Đại học: Trường danh tiếng như đôi giày đẹp, nhưng phải vừa chân

Chân Phúc |

Cứ chọn trường danh tiếng, tốp đầu trước, còn học ngành gì thì tính sau. Đó đang là quan điểm lâu nay của không ít phụ huynh, học sinh, gây ra không ít tranh luận.

Tại chương trình Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp được tổ chức tại Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh ngày 16.4, phụ huynh Thu Phượng đặt câu hỏi, nhiều năm nay có hiện trạng chỉ chọn trường có tiếng mà không nghiên cứu ngành học kĩ lưỡng, nhiều người khuyên cứ vào được các trường Ngoại thương, Bách khoa, Nhân văn đi đã, còn học ngành gì tính sau cũng được vì học những trường này dễ kiếm việc làm hơn.

 
Có những công việc không nhất thiết phải học đại học, chỉ cần học cao đẳng, trung cấp nghề. Hình ảnh sinh viên trường Cao đẳng nghề TP Hồ Chí Minh thực hành. Ảnh: Chân Phúc

Trường danh tiếng như đôi giày đẹp nhưng phải vừa chân!

Trước câu hỏi này, TS Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh cho rằng, quan điểm này là không phù hợp.

Theo TS Phạm Tấn Hạ, nếu trường danh tiếng mà không có ngành học phù hợp thì cũng không tìm thấy sự say mê học tập và tìm thấy cơ hội phát triển trong tương lai.

"Khi chọn ngành học, thí sinh phải đặt niềm tin, niềm tin về kiến thức mình sẽ được cái gì, có những cơ hội việc làm nào, cơ hội phát triển trong tương lai. Thí sinh phải suy nghĩ thấu đáo khi chọn ngành học", Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nêu quan điểm.

TS Phạm Tấn Hạ đề nghị phụ huynh, học sinh cần xem xét khi đăng kí vào trường nào, phải xem cơ hội phát triển của ngành học đó và có thực sự yêu thích ngành học đó không.

Phụ huynh phải đồng hành với con để tìm cách đi đúng, phù hợp với điều kiện, năng lực của con, để con cảm thấy hạnh phúc với lựa chọn của mình, tự hào khi bước ra từ ngành này, trường này, khẳng định được mình là ai, tạo được giá trị cho riêng mình và xã hội.

Cùng quan điểm, ông Võ Ngọc Nhơn - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho rằng, khi lựa chọn ngành nghề thì phụ huynh, thí sinh khoan vội chọn trường.

Ảnh: Chân Phúc
Ông Võ Ngọc Nhơn - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh cho rằng: Chọn trường tốp giống như chọn một đôi giày đẹp, phải vừa chân. Ảnh: Chân Phúc

"Chúng ta cần xác định công việc mà con muốn làm trong tương lai, dựa trên công việc đó mới lựa chọn ngành học đào tạo để làm được công việc đó. Sau khi lựa chọn ngành học xong, chưa chọn trường mà hãy lựa chọn bậc học, vì có những công việc không nhất thiết phải học đại học, chỉ cần học cao đẳng, trung cấp nghề thôi đã làm được rồi", ông Nhơn nói.

Theo ông Nhơn, lựa chọn trường học cần dựa trên các tiêu chí như năng lực học, tài chính gia đình. Ông Nhơn lấy ví dụ: "Chọn trường tốp giống như chọn một đôi giày đẹp. Giày đẹp nhưng phải vừa size chân của mình. Size vừa vặn thì giày mang êm, đúng trường thì học thuận lợi, ra trường có việc làm. Nhưng nếu size không vừa thì làm sao các em đi hết quá trình 4 năm học đó".

Trường danh tiếng sánh như bảo hiểm khi ra trường?

Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm ngược lại.

Ông Bảo cho rằng, đây là một sự lựa chọn tốt, quan điểm đó không hẳn đúng nhưng cũng không sai. "Không phải ngẫu nhiên một số trường đại học trở thành trường danh tiếng, vào được một trường danh tiếng giống như có một bảo hiểm cho đầu ra về cơ hội nghề nghiệp. Điều quan trọng các em có đủ khả năng để vào trường danh tiếng hay không.

Nhiều người nói phải chọn ngành nghề phù hợp với bản thân trước, chọn trường sau. Đúng là các em cần chọn nghề trước nhưng khó, không phải ai cũng chọn đúng nghề ngay từ đầu, không ai chắc chúng ta chọn đúng nghề phù hợp với mình, chúng ta nghĩ nó phù hợp nhưng thực tế trải nghiệm sau này có thể khác", Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh nói.

Chọn ngành quyết định 40 năm sau đi làm với niềm vui hay tra tấn?

Không đồng tình, nhưng không phản đối, TS Nguyễn Thanh Phương - Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp và Việc làm sinh viên, trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, nếu vào được trường danh tiếng thì quá tốt nhưng không nên chỉ quan tâm vào được trường danh tiếng, còn học ngành nào trong đó cũng được. Chọn ngành rất quan trọng, liên quan đến cả cuộc đời sau này.

Ảnh: Chân Phúc
TS Nguyễn Thanh Phương - Trưởng phòng Quan hệ doanh nghiệp và Việc làm sinh viên, trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhận định, chọn ngành học rất quan trọng, liên quan đến cả cuộc đời sau này. Ảnh: Chân Phúc

"Thử tưởng tượng gần 40 năm sau này của cuộc đời, bạn sẽ thức dậy đi làm với niềm vui hay với tâm trạng bị tra tấn. Đành rằng có những người chọn không đúng, sau đại học phải đi học thêm để làm việc nhưng như vậy sẽ rất lãng phí thời gian, công sức. Nên khi chọn xong chớ nên an tâm vội, hãy tìm hiểu kĩ về ngành đó, hỏi ít nhất 2-3 người làm về ngành đó thực tế đi làm như thế nào, tố chất của mình có phù hợp không.

Nếu vào được trường danh tiếng thì quá tốt nhưng nếu năng lực không đáp ứng được thì học những trường khác cũng không sao. Vô được trường tốp đầu mà học hành chểnh mảng, ra trường cũng không có công việc tốt, ngược lại vào trường bình thường nhưng học giỏi vẫn có thể ra trường đi làm với công việc lương nghìn đô”, TS Nguyễn Thanh Phương nói.

Chân Phúc
TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh lớp 10: Tranh cãi về "phí giữ chỗ" tại các trường ngoài công lập

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2023-2024, nhiều trường ngoài công lập đưa ra khoản "phí giữ chỗ" hay "đặt cọc" với mức giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.

Sinh viên sư phạm e ngại thiếu kỹ năng thực tế khi ra trường

Linh Chi - Minh Hà |

Mặc dù đã được đào tạo bài bản về cả những kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm tại trường đại học nhưng nhiều bạn sinh viên sư phạm vẫn có những băn khoăn, lo sợ thiếu những kỹ năng thực tế trước môi trường việc làm cạnh tranh như hiện tại.

Thị trường lao động phục hồi nhưng cung - cầu lao động vẫn mất cân đối

LƯƠNG HẠNH |

Sau dịch COVID-19, thị trường lao động Việt Nam đã dần phục hồi. Tuy nhiên, người lao động đã không còn mặn mà với công việc ban đầu; cung - cầu lao động trở nên mất cân đối và bộc lộ những vấn đề bất cập.

Hà Nội: Cháy quán karaoke trên đường Nguyễn Tuân

Tô Thế |

Hà Nội - Sau hơn 1 giờ chữa cháy, khói từ bên trong quán karaoke vẫn bốc ra ngùn ngụt.

Kết quả xác minh vụ người phụ nữ nước ngoài tử vong sau phẫu thuật thẩm mĩ ở TPHCM

Thanh Chân |

Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã báo cáo Thanh tra Bộ Y tế về trường hợp tử vong của người bệnh L.S.B. Trước đó, người này phẫu thuật tại Bệnh viện Chuyên khoa Phẫu thuật Thẩm mĩ Korean Star - Sao Hàn (Quận 10).

Hà Nội: Tạm đình chỉ nhà hàng bị tố cho khách ăn nước lẩu thừa

PHẠM ĐÔNG |

Cho rằng nhân viên của nhà hàng Lẩu Hương Mực đã dùng lại nước lẩu thừa của khách khác, hai du khách đã đăng tải thông tin lên mạng xã hội.

Về thăm ngôi làng cổ từ thời Hùng Vương ở Việt Trì, Phú Thọ

Vân Hoa |

Làng cổ Hùng Lô hình thành từ thời Hùng Vương ở thành phố Việt Trì, Phú Thọ, ngày nay vẫn tồn tại những ngõ nhỏ quanh co, nếp nhà cổ kính.

Công bố danh tính vận động viên dính doping trước thềm SEA Games 32

MINH PHONG |

Danh sách các vận động viên dính doping tại SEA Games 31 sẽ được công bố trước khi SEA Games 32 khởi tranh. 

Tuyển sinh lớp 10: Tranh cãi về "phí giữ chỗ" tại các trường ngoài công lập

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2023-2024, nhiều trường ngoài công lập đưa ra khoản "phí giữ chỗ" hay "đặt cọc" với mức giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng.

Sinh viên sư phạm e ngại thiếu kỹ năng thực tế khi ra trường

Linh Chi - Minh Hà |

Mặc dù đã được đào tạo bài bản về cả những kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm tại trường đại học nhưng nhiều bạn sinh viên sư phạm vẫn có những băn khoăn, lo sợ thiếu những kỹ năng thực tế trước môi trường việc làm cạnh tranh như hiện tại.

Thị trường lao động phục hồi nhưng cung - cầu lao động vẫn mất cân đối

LƯƠNG HẠNH |

Sau dịch COVID-19, thị trường lao động Việt Nam đã dần phục hồi. Tuy nhiên, người lao động đã không còn mặn mà với công việc ban đầu; cung - cầu lao động trở nên mất cân đối và bộc lộ những vấn đề bất cập.