Tuyển sinh 2020 trường tư thục: Phụ huynh “cắn răng” chịu phụ phí, giữ chỗ học cho con

HUYÊN NGUYỄN - ĐẶNG CHUNG |

Cứ mỗi mùa tuyển sinh, câu chuyện về các khoản phụ phí ở trường ngoài công lập lại làm “nóng” dư luận. Mỗi trường thu một kiểu, có nơi lên tới hàng chục triệu đồng. Phụ huynh dù không muốn nhưng đành “cắn răng chấp nhận” để mong giữ chỗ học cho con.

Tự đặt luật chơi riêng…

Khi học sinh đi học trở lại sau dịch COVID-19, các cơ sở giáo dục trên cả nước đã rục rịch công bố phương án và phát hành hồ sơ tuyển sinh đầu cấp. Như mọi năm, nhiều trường đã đưa ra khoản thu gọi là “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh”… từ hàng chục triệu đến hơn trăm triệu đồng.

Đây là khoản thu mang tính chất thỏa thuận giữa phụ huynh và nhà trường trên nguyên tắc tự nguyện. Nghĩa là hai bên ngồi lại với nhau, cùng trao đổi trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, hài hòa lợi ích. Tuy nhiên hiện nay việc thu “phí giữ chỗ”  ở nhiều trường học tại Việt Nam được “áp đặt” cho phụ huynh theo cách, nếu chấp nhận đăng ký vào trường thì phải nộp số tiền này. Loại phí này cũng được mỗi trường thu một kiểu, với mức khác nhau.

Tại Hệ thống Trường Liên cấp Việt - Úc Hà Nội, phụ huynh cũng phải nộp hai loại “phí ghi danh” 1.050.000 đồng và “phí giữ chỗ”  10.500.000 đồng, khi nộp hồ sơ vào trường năm học 2020-2021.

Theo thông báo tuyển sinh của Trường Việt Mỹ tại TPHCM (VAschool), ngoài “phí giữ chỗ” 10 triệu đồng, nhà trường còn quy định thêm một khoản phí nữa là “phí nhập học” với mức 4 triệu/năm học.

Còn Trường Quốc tế Canada (TPHCM) với mức học phí cả năm được công bố từ 299 - 705,3 triệu đồng/năm học, nếu muốn vào học, phụ huynh cũng phải chấp nhận nhiều khoản phí khác. Các khoản phí như “phí kiểm tra đầu vào” 1,1 triệu đồng, “phí nhập học” từ 22 - 33 triệu đồng tuỳ theo lớp. Ngoài ra, trường này còn có một loại “phí giữ suất học” được quy định tới 20 triệu đồng, “phí lớp tiếng Việt sáng thứ 7” là 20 triệu, “phí chương trình hỗ trợ tiếng Anh ELL” lên tới 92 triệu đồng. Các khoản phí trên không được hoàn lại.

Trường Quốc tế Singapore cũng có các khoản phí ghi danh lên đến 21.500.000 đồng và phí đặt cọc là 15.000.000 đồng. Mỗi mùa tuyển sinh, câu chuyện “phụ phí” ở các trường ngoài công lập, đặc biệt các trường quốc tế lại nhận được sự quan tâm. Hầu hết các trường đều đưa ra muôn vàn kiểu thu, cách thu để “giữ chân” phụ huynh.

Theo chị N.M.N.T (phụ huynh Trường Quốc Tế Singapore), dù không muốn, nhưng chị và các phụ huynh khác bắt buộc phải đóng những khoản phí này để chắc chắn có một suất học cho con.

Về vấn đề này, Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) khẳng định, việc trường dân lập, tư thục thu “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh”… của phụ huynh học sinh là trái các quy định pháp luật. Theo Luật sư Ứng, bản chất số tiền mà phụ huynh phải đóng góp cho các trường ngoài công lập khi nộp hồ sơ nhập học cho con, nói theo Bộ luật Dân sự là khoản tiền đặt cọc. Ví dụ mua nhà, mua xe… thì phải nộp tiền đặt cọc, còn không có quy định nào nói là “phí đặt cọc”, “phí ghi danh” hay “phí giữ chỗ”… Các tên gọi này là do các trường tự nghĩ ra, biến tướng, trong các văn bản pháp luật không có quy định nào nói về thuật ngữ này. Nếu là thỏa thuận dân sự thì phải gọi là “hợp đồng đặt cọc”, mà khoản đặt cọc này lại không được áp dụng trong giáo dục. Về mặt luật pháp là không cho phép thu “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh” - Luật sư Bùi Đình Ứng khẳng định. Cũng theo Luật sư Bùi Đình Ứng, căn cứ cả về tình, về lý, các trường ngoài công lập thu các khoản phí này vừa không đúng pháp luật, vừa phản cảm: “Cả về lý và tình, các trường thu các khoản phí này đều không đúng. Các trường nên giữ học sinh bằng chất lượng đào tạo, chứ không phải tự đặt ra các khoản phí rồi giữ nhau, trói nhau”.

Mỗi nơi vận dụng luật theo cách khác nhau

Câu chuyện về “phí giữ chỗ” hay các khoản phí có nội dung tương tự được các trường ngoài công lập đặt ra đã được bàn luận, thảo luận rất nhiều lần. Tuy nhiên, mỗi địa phương lại có những cách áp dụng khác nhau. Khi yêu cầu các trường trả lại “phí giữ chỗ” cho phụ huynh trong các vụ “lùm xùm” tuyển sinh năm 2018, 2019 trước đây, lãnh đạo Sở GDĐT khẳng định “phí giữ chỗ” mà các trường ngoài công lập thu của phụ huynh là sai quy định.

Ông Lê Ngọc Quang - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội - dẫn Điều 14 về nguồn thu của các cơ sở thực hiện xã hội hóa (gồm cả trường ngoài công lập) trong Nghị định 69 ban hành năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường. Chỉ khoản 1 điều này quy định về thu phí và lệ phí.

“Truy cứu thế nào là phí và lệ phí sẽ thấy không có khoản nào nói về “phí đặt chỗ” và “ghi danh”. Như vậy, việc các trường đặt ra khoản đó là sai”, ông Quang nhấn mạnh và thông tin thêm Luật Giáo dục cũng chỉ nói đến “học phí” và “lệ phí tuyển sinh” chứ không hề nhắc tới các khoản “phí đặt chỗ” hay “giữ chỗ”. Ông Quang cũng nhận định, việc so sánh lệ phí giống khoản mua bán, đặt cọc ngoài thị trường, đưa vấn đề thương mại hóa vào trường học là không phù hợp.

Trong khi đó, Sở GDĐT TPHCM lại cho rằng, “khó can thiệp”. Theo ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GDĐT TPHCM: Các khoản thu tại trường ngoài công lập phải căn cứ vào Luật Doanh nghiệp và Nghị định 86/2015 của Chính phủ. Theo đó, các khoản thu trong đó có cả “phí giữ chỗ”, “phí đăng ký”… được thực hiện trên cơ sở nhà trường thống nhất, thoả thuận với phụ huynh.

Mỗi nơi hiểu một kiểu, thực hiện một kiểu, nên đến nay câu chuyện phí giữ chỗ, phụ phí ở các trường ngoài công lập vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Các trường tiếp tục đưa ra nhiều mức thu, còn phụ huynh đành “cắn răng” để nộp.

HUYÊN NGUYỄN - ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Lùm xùm học phí trường Quốc tế Úc: Bảo vệ "đuổi khéo” phụ huynh

HUYÊN NGUYỄN |

Mặc dù Bộ GDĐT, Sở GDĐT TPHCM đã có những chỉ đạo yêu cầu các trường tư thục phải tổ chức trao đổi, thoả thuận về mức thu học phí với phụ huynh nhưng "đợi dài cổ", phụ huynh Trường Quốc tế Úc (AIS Saigon) tại TPHCM lại phải tiếp tục căng băng rôn, yêu cầu được đối thoại.

Học phí 800 triệu đồng/năm: Việt Nam không có loại hình "trường quốc tế"

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí từ khoảng nửa tỉ lên đến gần 800 triệu đồng/năm cùng những khoản thu "lạ lùng" mang tên phí giữ chỗ, phí ghi danh... đã "ngốn" của các gia đình một khoản tiền không nhỏ nếu muốn chạy theo trường "quốc tế". Đáng nói, hình thức trường quốc tế không hề được quy định trong Luật Giáo dục.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Lùm xùm học phí trường Quốc tế Úc: Bảo vệ "đuổi khéo” phụ huynh

HUYÊN NGUYỄN |

Mặc dù Bộ GDĐT, Sở GDĐT TPHCM đã có những chỉ đạo yêu cầu các trường tư thục phải tổ chức trao đổi, thoả thuận về mức thu học phí với phụ huynh nhưng "đợi dài cổ", phụ huynh Trường Quốc tế Úc (AIS Saigon) tại TPHCM lại phải tiếp tục căng băng rôn, yêu cầu được đối thoại.

Học phí 800 triệu đồng/năm: Việt Nam không có loại hình "trường quốc tế"

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí từ khoảng nửa tỉ lên đến gần 800 triệu đồng/năm cùng những khoản thu "lạ lùng" mang tên phí giữ chỗ, phí ghi danh... đã "ngốn" của các gia đình một khoản tiền không nhỏ nếu muốn chạy theo trường "quốc tế". Đáng nói, hình thức trường quốc tế không hề được quy định trong Luật Giáo dục.