Tuyển sinh 2018: Học ngành nào để giải quyết được vấn đề “nóng” BOT?

Đặng Chung |

Trước ngày đăng ký hồ sơ xét tuyển ĐH-CĐ năm 2018, rất nhiều học sinh khối 12 băn khoăn về việc chọn trường và chọn ngành phù hợp với năng lực cũng như nhu cầu sử dụng của xã hội. 

Đặc biệt có nhiều em rất quan tâm đến những vấn đề “nóng” xảy ra trong xã hội thời gian qua, với ước mơ học đại học để tìm cách giải quyết những vấn đề đó.

Theo chia sẻ của PGS-TS Nguyễn Thanh Chương – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải, trong sự kiện tư vấn tuyển sinh 2018, ông đã nhận được câu hỏi rất thú vị của một học sinh với nội dung:

“Quản lý giao thông vừa qua có nhiều bất cập. Các trạm thu phí BOT bị phản ứng nhiều. Em muốn học ĐH Giao thông Vận tải và muốn hỏi trường có ngành nào dạy quản lý giao thông để xử lý những khủng hoảng này hay không?”.

Trả lời câu hỏi trên, PGS-TS Nguyễn Thanh Chương đã giải thích với học sinh rằng, thực ra vấn đề BOT chỉ là cái thức thời. Còn về lâu dài, chúng ta phải xử lý và điều hành giao thông thông suốt, phục vụ cho quá trình sản xuất, đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng. Đó là những lĩnh vực mà trường giao thông cũng như một số trường ở Hà Nội đã đào tạo.

Nếu học sinh quan tâm đến vấn đề này thì có thể theo học các ngành về tổ chức và quản lý giao thông, trong đó có lĩnh vực về tổ chức và quản lý điều hành giao thông, các lĩnh vực về quản lý vận tải và điều hành vận tải.

Còn TS Lê Xuân Thành - Trưởng Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Mỏ-Địa chất - cũng nhận được những thắc mắc rất hồn nhiên của học sinh như: “Có phải học mỏ địa chất là phải xuống hầm khai thác than hay đi hút dầu?”, “Em rất thích học ngành dầu khí, nhưng lại lo về tương lai khi ngành này đột ngột không còn sáng sủa bởi xảy ra nhiều bê bối. Nhờ thầy tư vấn, em có nên tiếp tục đăng ký xét tuyển vào ngành này nữa không?”.

TS Lê Xuân Thành chia sẻ, sau khi tốt nghiệp ngành mỏ-địa chất, tùy theo khả năng và sở thích của bản thân, các tân kỹ sư có thể công tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học tại các trường ĐH; làm việc ở các cơ quan quản lý của Nhà nước, tại các tập đoàn kinh tế xã hội lớn của đất nước... Theo thống kê của trường, mức thu nhập kỹ sư khai thác mỏ rất đáng để thí sinh cân nhắc và quyết tâm lựa chọn vì đây là ngành thu nhập cao nhưng cũng rất "kén" người.

Theo đó, trong 6 tháng đầu tiên được tuyển dụng, kỹ sư khai thác mỏ có thể đạt mức lương khởi điểm 800 USD/tháng. Sau 1 năm, nếu đáp ứng tốt với yêu cầu của công việc, mức lương có thể lên 1.200 USD/tháng. Tương tự, ngành lọc hóa dầu cũng có mức thu nhập rất cao.

Ông khuyên học sinh không nên vì những dư luận liên quan đến một ngành nghề mình yêu thích mà từ chối cơ hội học và làm việc. Vì nếu có năng lực, những kỹ sư tương lai của DDH Mỏ-Địa chất hoàn toàn có thể sang làm việc tại các nước phát triển trên thế giới, với mức thu nhập tưng xứng.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh 2018: Đa số sinh viên ĐH Luật Hà Nội dễ tìm việc sau tốt nghiệp

Đặng Chung |

“80% sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm, 70% sinh viên có việc làm phù hợp với ngành/chuyên ngành được đào tạo và có thu nhập khoảng từ 7 triệu đồng/tháng” - đây là thông tin đại diện Trường ĐH Luật Hà Nội chia sẻ với Lao Động bên lề sự kiện tư vấn tuyển sinh năm 2018 diễn ra ngày 11.3, tại Hà Nội.

Sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Luật Hà Nội ra trường có mức thu nhập tương đối cao, từ 7 triệu đồng/tháng là một trong những điểm hấp dẫn thu hút các thí sinh đăng ký tuyển sinh.

Tuyển sinh 2018: Nam sinh gây chú ý vì muốn học ngành hộ sinh ở ĐH Y Hà Nội

Đặng Chung |

Tại sự kiện tư vấn tuyển sinh 2018 tại Hà Nội, một nam sinh gây chú ý khi bất ngờ đặt câu hỏi: "Em muốn học ngành hộ sinh, nhưng là con trai. Em muốn biết vì sao các bạn nam không được học ngành hộ sinh?".

Giảm 50%, bỏ quy định điểm sàn

HUYÊN NGUYỄN |

Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 với nhiều đổi mới dự kiến sẽ hạn chế nghịch lý điểm cộng và tình trạng “trượt oan” của các thí sinh.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Tuyển sinh 2018: Đa số sinh viên ĐH Luật Hà Nội dễ tìm việc sau tốt nghiệp

Đặng Chung |

“80% sinh viên sau khi tốt nghiệp có việc làm, 70% sinh viên có việc làm phù hợp với ngành/chuyên ngành được đào tạo và có thu nhập khoảng từ 7 triệu đồng/tháng” - đây là thông tin đại diện Trường ĐH Luật Hà Nội chia sẻ với Lao Động bên lề sự kiện tư vấn tuyển sinh năm 2018 diễn ra ngày 11.3, tại Hà Nội.

Sinh viên tốt nghiệp trường ĐH Luật Hà Nội ra trường có mức thu nhập tương đối cao, từ 7 triệu đồng/tháng là một trong những điểm hấp dẫn thu hút các thí sinh đăng ký tuyển sinh.

Tuyển sinh 2018: Nam sinh gây chú ý vì muốn học ngành hộ sinh ở ĐH Y Hà Nội

Đặng Chung |

Tại sự kiện tư vấn tuyển sinh 2018 tại Hà Nội, một nam sinh gây chú ý khi bất ngờ đặt câu hỏi: "Em muốn học ngành hộ sinh, nhưng là con trai. Em muốn biết vì sao các bạn nam không được học ngành hộ sinh?".

Giảm 50%, bỏ quy định điểm sàn

HUYÊN NGUYỄN |

Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2018 với nhiều đổi mới dự kiến sẽ hạn chế nghịch lý điểm cộng và tình trạng “trượt oan” của các thí sinh.