Từ chuyện công nghệ giáo dục: Hiểu thế nào về việc can thiệp vào việc học của con?

Nguyễn Hà |

Chuyên gia cho rằng bố mẹ muốn giúp đỡ, muốn học cùng con thì trước hết phải chấp nhận con, tin vào những bằng chứng tốt cho con mà khoa học đã chứng minh.

Liên quan đến cuốn sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục, nhiều phụ huynh cho rằng với phương pháp này, họ không biết phải dạy con như thế nào khi về nhà. Về vấn đề này, GS Hồ Ngọc Đại – “Cha đẻ” của công nghệ giáo dục cho rằng cha mẹ không nên can thiệp vào việc học của con, không nên theo cách của mình, trình độ của mình mà áp đặt lên trẻ con.

Phụ huynh nói gì?

Chị Trần Hà (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ không muốn cải cách khác người. “Cứ phức tạp hoá lên khiến cha mẹ không biết thế nào mà theo. Khi con còn nhỏ thì cha mẹ phải học theo, nếu cách học thay đổi cha mẹ không kịp thích nghi thì dạy con thế nào. Các bé cấp 1 mà thả nổi tự học liệu có an tâm?” – chị Hà nói.

Bộ sách Công nghệ giáo dục đang vấp phải nhiều tranh cãi. Ảnh: Nguyễn Hà
Bộ sách Công nghệ giáo dục đang vấp phải nhiều tranh cãi. Ảnh: Nguyễn Hà

Ở một mức độ nào đó, những kiến thức mà bố mẹ được học ngày xưa vẫn phù hợp để dạy con vì đó là trí tuệ chung của nhân loại. Cái khác biệt ở đây chính là phương pháp giảng dạy – đó là quan điểm của chị Thu Hoài (Triều Khúc, Hà Nội).

Chị Hoài chia sẻ khi con đi học về chị sẽ ngồi học cùng để con ghi nhớ hơn những gì được cô giáo dạy trên lớp chứ không phải dùng phương pháp khác để dạy con. “Cha mẹ không thể thay được thầy cô ở trường vì bây giờ đã cải tiến hơn rất nhiều, thiên về vừa dạy kiến thức vừa dạy kĩ năng, do đó bố mẹ không thể thay thế vai trò của giáo viên mà chỉ làm bạn với con mình, tìm hiểu xem ở lớp các con học như thế nào để phù hợp với con”.

Hiểu như thế nào về việc can thiệp việc học của con?

Nói về điều này, PGS. TS Tâm lý giáo dục Trần Thành Nam (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng thời đại thay đổi, nội dung giáo dục, phương pháp thay đổi thì bố mẹ cũng cần cập nhật để đồng hành với con.

Bố mẹ không được giáo dục theo kiểu áp đặt trẻ em để giúp các em phát triển cá tính và nhân cách độc đáo của mình. Như việc bố mẹ áp đặt những cái mình biết, mình tin là đúng để dạy con bằng roi vọt đến giờ cũng rất khó chấp nhận để thay đổi.

TS Tâm lý giáo dục Trần Thành Nam.
TS Tâm lý giáo dục Trần Thành Nam.

Nhưng càng ngày, môi trường xã hội thay đổi, chúng ta phải thấy được sự cần thiết của thức kỉ luật tích cực, của việc giáo dục con cái dựa trên khuyến khích hành vi tốt. Thay vì giáo dục dựa trên nỗi sợ hay xấu hổ, cách bền vững nhất để giảm hành vi xấu là khen thưởng, chú ý vào các hành vi tốt của con.

Theo TS Thành Nam, nói bố mẹ không can thiệp vào việc học của con không có nghĩa là mặc kệ con mà phải hiểu rằng có những đứa trẻ học theo cách thức này sẽ vào đầu hơn, nhưng nhiều bố mẹ lại luôn muốn rằng con mình phải học theo cách thức mà bố mẹ ngày xưa học “như vậy tương lai chỉ phấn đấu bằng lịch sử” – ông Nam khẳng định.

Bố mẹ muốn giúp đỡ con, muốn học cùng con thì trước hết phải chấp nhận con, thứ hai phải tin vào những bằng chứng tốt cho con mình mà khoa học đã chứng minh, thứ ba cần phải học kĩ năng làm cha mẹ thông thái, muốn dạy con phải học theo cách của con còn nếu không thì đừng can thiệp.

s
Ts Thành Nam cho rằng bố mẹ muốn giúp đỡ con, muốn học cùng con thì trước hết phải chấp nhận con. Ảnh: Nguyễn Hà

Nếu hành xử theo ý người lớn thì chúng ta đã góp phần triệt tiêu sự sáng tạo trong trẻ cũng như huỷ hoại lòng tự trọng, hình ảnh cái tôi bản thân trẻ

“Và tất nhiên tôi cũng không đồng ý rằng bố mẹ mặc kệ cho nhà trường trong giáo dục con, câu này mà chúng ta hiểu theo cách này cũng không đúng và cũng không ai thừa nhận. Quan trọng là chúng ta phải ứng xử theo phương pháp khoa học, dựa trên các bằng chứng khoa học” – ông Nam khẳng định.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên dạy sách Công nghệ Giáo dục nói gì về cách đánh vần "lạ"?

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Cô giáo Trần Thị Ngọc Mai - người 4 năm giảng dạy bộ sách Tiếng Việt lớp 1, Công nghệ giáo dục - cho biết, bộ sách nào cũng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Quan trọng là mỗi giáo viên cần tự thay đổi, áp dụng linh hoạt để học sinh có thể nắm được bài tốt nhất.

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ trải nghiệm học đánh vần "lạ" theo Công nghệ Giáo dục

QUANG ĐẠI |

Trước những ồn ào tranh cãi về cách đánh vần “lạ” theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Ngô Bảo Châu - cựu học sinh trường Thực nghiệm (Hà Nội) - đã bày tỏ quan điểm của mình.

Cách đánh vần theo Công nghệ Giáo dục, khắc phục hậu quả lũ trước ngày khai giảng được tìm đọc nhiều nhất trong ngày

Phương Anh |

Đánh vần theo Công nghệ Giáo dục trong SGK lớp 1, Họp phụ huynh đầu năm: Bao giờ giáo viên được thoát kiếp “đòi nợ thuê”?, Sơn La khắc phục hậu quả lũ trước ngày khai giảng... là những thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trong 24h qua.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Giáo viên dạy sách Công nghệ Giáo dục nói gì về cách đánh vần "lạ"?

NGUYỄN HUYÊN - NGUYỄN HÀ |

Cô giáo Trần Thị Ngọc Mai - người 4 năm giảng dạy bộ sách Tiếng Việt lớp 1, Công nghệ giáo dục - cho biết, bộ sách nào cũng có những ưu điểm, nhược điểm nhất định. Quan trọng là mỗi giáo viên cần tự thay đổi, áp dụng linh hoạt để học sinh có thể nắm được bài tốt nhất.

GS Ngô Bảo Châu chia sẻ trải nghiệm học đánh vần "lạ" theo Công nghệ Giáo dục

QUANG ĐẠI |

Trước những ồn ào tranh cãi về cách đánh vần “lạ” theo sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại, GS Ngô Bảo Châu - cựu học sinh trường Thực nghiệm (Hà Nội) - đã bày tỏ quan điểm của mình.

Cách đánh vần theo Công nghệ Giáo dục, khắc phục hậu quả lũ trước ngày khai giảng được tìm đọc nhiều nhất trong ngày

Phương Anh |

Đánh vần theo Công nghệ Giáo dục trong SGK lớp 1, Họp phụ huynh đầu năm: Bao giờ giáo viên được thoát kiếp “đòi nợ thuê”?, Sơn La khắc phục hậu quả lũ trước ngày khai giảng... là những thông tin được tìm kiếm nhiều nhất trong 24h qua.