Hội thảo giáo dục 2018

Tự chủ đại học: Được phần tài chính, hổng phần học thuật

HUYÊN NGUYỄN |

Nhấn mạnh việc xây dựng chính sách và chiến lược rõ ràng, đặc biệt là tìm ra triết lý giáo dục đại học (GDĐH) để đi đúng hướng là ý kiến của nhiều chuyên gia dự Hội thảo giáo dục 2018: “Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế” do Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức ngày 17.8.

Vừa làm, vừa run!

Tại hội thảo, nhiều đại diện cho rằng vấn đề tự chủ trong GDĐH đang thiếu những khung pháp lý cần thiết khiến cho các trường vừa làm, vừa run. Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết, hiện cả nước có 23 trường đại học đang thực hiện tự chủ về đào tạo, hợp tác quốc tế, bộ máy, tài chính và kết quả là đã có nhiều đổi mới về nội dung chương trình và phương pháp đào tạo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều trường tự chủ đang gặp nhiều vướng mắc về thủ tục.

“Thí điểm tự chủ nên lãnh đạo nhiều trường đại học vừa làm vừa run. Mặc dù được tự chủ nhưng làm gì cũng phải xin phép. Do vậy cần phải sớm tạo hành lang pháp lý, tạo ra sự yên tâm cho các trường” - ông Phúc nhấn mạnh, đồng thời lưu ý đẩy mạnh tự chủ nhưng phải gắn liền với trách nhiệm giải trình trong toàn xã hội.

Chung quan điểm, GS-TS Phạm Huy Dũng - Phó Chủ tịch HĐQT Đại học Thăng Long - cho biết: Việc cộng tác giữa đại học và doanh nghiệp cũng đang có trở ngại khi không có luật pháp quy định.

Vị chuyên gia này dẫn chứng, trong tháng 5.2018, khi Trường Đại học Việt Bắc cùng Công ty siêu thị Aloha xây dựng một siêu thị liên kết giữa trường và công ty giúp hoạt động đào tạo đảm bảo sinh viên có việc làm đã vướng phải các tranh cãi.

“Dư luận, báo chí cho rằng trường đã lách luật để hoạt động kinh doanh. Tại đây có 2 vấn đề. Một là vì sao phải lách luật. Hai là hoạt động kinh doanh có sai phạm không. Vì thế, việc chuyển giao công nghệ, phát triển kinh doanh công nghệ cần có luật pháp quy định, cần có cơ chế để đại học và xí nghiệp doanh nghiệp hợp tác... Chỉ có như thế thì đại học mới có thể mở cửa cùng với chính sách tự chủ đại học” - GS Dũng nhấn mạnh.

Dưới góc độ doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch Tập đoàn MyLan Group - hiện chưa có cơ chế về quyền lợi cho những người sáng chế trong nhà trường dẫn đến chưa phát huy đúng năng lực.

Đại diện Tập đoàn Viettel kiến nghị đào tạo theo hướng ứng dụng thực hành, kết hợp giảng viên và chuyên gia tại các doanh nghiệp. Các trường phối hợp với doanh nghiệp xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và quản trị đưa trí thức vào để cùng khai thác chung cho giảng viên, sinh viên và nhân viên trong các doanh nghiệp.

Tự chủ đại học không phải chỉ về tài chính

Hiện cơ chế tự chủ có sự lệch lạc, một số trường chỉ lo cơ chế tự chủ tài chính thôi, còn tự chủ học thuật thực tế lại chưa được coi trọng đúng mực. Nhiều chuyên gia nhấn mạnh đến vấn đề tự chủ trong chương trình chứ không phải tự chủ về tài chính. Tuy vậy, phải thẳng thắn thừa nhận vấn đề tài chính đang gây khó khăn cho các trường trong tự chủ.

GS-TS Hoàng Chí Bảo - nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, chuyên gia cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - khẳng định quyết định chất lượng GDĐH, trước hết và chủ yếu là chất lượng các nhà giáo. Vì thế, GS Bảo kiến nghị cần tập trung cao trình độ cho đội ngũ giảng viên, làm sao tạo ra “thầy dạy chứ không phải thợ dạy”. Đặc biệt, GS Bảo cho rằng cần tìm ra triết lý cho GDĐH.

TS Nguyễn Quốc Chính (Đại học Quốc gia TPHCM) nhấn mạnh cần có một chiến lược phát triển GDĐH rõ ràng, ít nhất là trong 20 năm tới. “Bộ GDĐT cần cùng với các đơn vị phân tích hiện trạng và đưa ra định hướng trong tương lai, xây dựng chính sách và chiến lược. Phải biết rõ 20 năm nữa, GDĐH của nước ta sẽ đi đến đâu và đạt chỉ số gì. Khi nào định hướng rõ thì khi đó mới có thể làm tốt được”.

Phó Chủ tịch Quốc hội - Đại tướng Đỗ Bá Tỵ: Giáo dục đại học có vai trò quyết định

GDĐH là nơi chịu trách nhiệm cuối cùng của hệ thống giáo dục để đưa sản phẩm giáo dục ra xã hội, là cấp học có vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triển lực lượng lao động chất lượng cao cho công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam: Tự chủ đại học lâu nay vẫn bị hiểu sai

“Tự chủ đại học phải hiểu cho đúng. Chúng ta vì dịch sai ngôn ngữ nên dẫn đến hiểu sai. Bản chất của từ “tự chủ” (autonomy) không hoàn toàn đúng về tiêu chí. Xuất phát từ ban đầu việc các trường đại học là nơi có sứ mệnh sáng tạo tri thức, không phải cấp phổ thông kéo dài và vì thế phải có quyền tự do học thuật, tự chủ về chuyên môn, khơi dậy sự sáng tạo của từng thành viên trong nhà trường. Đây là quyền tự chủ căn bản nhất để trường đại học thực hiện sứ mệnh sáng tạo tri thức. Và để có được quyền ấy, thì trường phải tự chịu, tự quản về hoạt động, tổ chức và tài chính” - ông Đam nói. Phó Thủ tướng giải thích thêm, tự chủ về tài chính là tự chủ về nguồn thu và nguồn chi. Nguồn thu thì từ nhiều nguồn như học phí, hoạt động khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh, kết hợp tác với doanh nghiệp, từ tài trợ của doanh nghiệp và cộng đồng và quan trọng vẫn là ngân sách nhà nước.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, khi trường ĐH tự chủ không có nghĩa là Nhà nước sẽ không cấp ngân sách, mà là dùng ngân sách để đặt hàng đào tạo. Khi có tự chủ về nguồn thu, các trường được tự chủ về việc chi. Theo Phó Thủ tướng, hiện nay, nhiều trường có tiền thu từ học phí và các nguồn thu khác ngoài ngân sách nhưng muốn làm gì cũng phải xin phép.

 HUYÊN NGUYỄN (ghi)

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam “vắng bóng” trong các bảng xếp hạng uy tín về giáo dục đại học

Đặng Chung |

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, hệ thống đại học của nước ta hiện không có tên trong bất kỳ bảng xếp hạng quốc gia nào về giáo dục đại học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục đại học hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông

Đặng Chung |

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chưa lọt top 50 thế giới, trong khi giáo dục phổ thông đã vào nhóm 50 nền giáo dục tốt trên thế giới. Từ thực tế này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Hệ thống đại học Việt Nam hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông”.

Tin tức giáo dục 24h: Làm rõ thông tin trường kêu gọi phụ huynh tài trợ gần 1 tỷ đồng, Đề xuất giải thể đại học vùng

T.Thế |

Sinh viên Việt Nam đóng học phí cao nhất; Xác minh thông tin nhà trường kêu gọi phụ huynh tài trợ gần 1 tỷ đồng; Sinh viên giỏi ra trường khó xin việc hơn người không giỏi có "ô dù"... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Việt Nam “vắng bóng” trong các bảng xếp hạng uy tín về giáo dục đại học

Đặng Chung |

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội, hệ thống đại học của nước ta hiện không có tên trong bất kỳ bảng xếp hạng quốc gia nào về giáo dục đại học.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Giáo dục đại học hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông

Đặng Chung |

Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam chưa lọt top 50 thế giới, trong khi giáo dục phổ thông đã vào nhóm 50 nền giáo dục tốt trên thế giới. Từ thực tế này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Hệ thống đại học Việt Nam hãy phấn đấu đuổi theo giáo dục phổ thông”.

Tin tức giáo dục 24h: Làm rõ thông tin trường kêu gọi phụ huynh tài trợ gần 1 tỷ đồng, Đề xuất giải thể đại học vùng

T.Thế |

Sinh viên Việt Nam đóng học phí cao nhất; Xác minh thông tin nhà trường kêu gọi phụ huynh tài trợ gần 1 tỷ đồng; Sinh viên giỏi ra trường khó xin việc hơn người không giỏi có "ô dù"... là những tin tức giáo dục nổi bật trong 24h qua.