Từ cậu bé nhút nhát đến thủ khoa và giảng viên thỉnh giảng trường múa

Phạm Đông |

Từ cậu bé nhút nhát, tự ti với mọi người xung quanh, Nùng Văn Minh xuống Hà Nội nhập học trường Đại học Sân khấu Điện ảnh với số điểm rất cao. Khi tốt nghiệp loại xuất sắc và trở thành thủ khoa đầu ra, Minh đã làm giảng viên thỉnh giảng bộ môn Múa dân gian của Học viện Múa Việt Nam.

Nùng Văn Minh (23 tuổi, quê ở bản Nà Hoi, xã Thân Thuộc, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai) sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông. Do bố mẹ không biết chữ nên lúc nào Minh cũng được căn dặn phải học hành chăm chỉ, phải biết chữ và nuôi sống bản thân. Ở vùng quê nghèo nơi Nùng Văn Minh sinh sống, bạn bè trạc tuổi Minh chẳng mấy ai học hết cấp 2, chưa nói sẽ thi lên cấp 3 hay học đại học.

Tuy nhiên, nghe theo lời dạy của bố mẹ, mỗi ngày Nùng Văn Minh sáng đi học, chiều về lại phụ giúp gia đình, tối ôn bài. Vừa tốt nghiệp cấp 2, Minh được nhận vào Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Lào Cai. Lý do Minh theo học tại đây là do được miễn học phí, bố mẹ không phải nuôi ăn học chứ cả anh và bố mẹ đều không hiểu trường nghệ thuật là gì.

Nùng Văn Minh.
Nùng Văn Minh.

Khi mới lên trường, Minh cảm thấy lạc lõng, khó thích nghi. Những bài tập cơ bản của ballet như ép dẻo, chỉnh cơ thể, uốn mình khiến anh anh chịu nhiều đau đớn. Có những lúc ép dẻo đau đến phát khóc nhưng chưa chưa bao giờ Minh có suy nghĩ sẽ từ bỏ bởi phía sau lưng luôn có bố. Với chàng trai người Thái, bố chính là người ảnh hưởng đến con đường học tập.

Đi học xa, tiền học phí không mất nhưng sinh hoạt phí vẫn phải có. Mỗi tháng Minh được 1,2 - 1,4 triệu đồng từ tiền làm nông nghiệp của gia đình. Do nhà xa, chi phí đi lại tốn kém, lại thương bố mẹ làm lụng vất vả nên rất ít khi Minh về nhà. Thay vào đó, Minh xin các thầy cô cho đi diễn thêm bên ngoài để có tiền trang trải.

Giấy khen của Nùng Văn Minh.
Những giấy khen của Nùng Văn Minh từ năm 2014.

"Trước khi đưa tôi lên trường, dù không hiểu gì về ngành múa nhưng mẹ vẫn dặn tôi đừng có ngại. Không biết thì cố bắt chước rồi làm theo những gì thầy cô giáo dạy", Nùng Văn Minh chia sẻ.

Để không phụ sự kỳ vọng của gia đình và thầy cô, Minh quyết tâm ôn luyện và nộp đơn thi vào Đại học Sân khấu Điện ảnh (Hà Nội). Từ cậu bé nhút nhát, tự ti với mọi người xung quanh, trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2015, nam sinh xuất sắc trở thành thủ khoa của khoa Huấn luyện và Biên đạo múa.

Nùng Văn Minh nghe theo mẹ, bắt chước những gì thầy cô giáo dạy.
Nùng Văn Minh nghe theo mẹ, bắt chước những gì thầy cô giáo dạy.

Tự nhận mình không phải người có năng khiếu nhưng với nỗ lực vươn lên trong học tập, 8 kỳ học Minh liên tiếp nhận học bổng cùng nhiều giải thưởng danh giá từ các cuộc thi. Năm 2019, Nùng Văn Minh tốt nghiệp loại xuất sắc và trở thành thủ khoa đầu ra của Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội.

Chia sẻ về bí quyết học tập tốt các môn, Nùng Văn minh cho biết quan trọng nhất là sự chăm chỉ và khả năng quan sát. Người học múa phải luyện tập nhiều, thực hành nhiều thành thuần thục. Bên cạnh đó, việc học tập, tìm hiểu trước bản sắc văn hóa độc đáo của từng dân tộc sẽ giúp diễn viên nhập tâm và thể hiện một cách rõ nét. Với Minh, diễn viên múa chính là người "thổi hồn" cho những tác phẩm nghệ thuật.

Một buổi trình diễn của Nùng Văn Minh.
Một buổi trình diễn của Nùng Văn Minh.

Suốt 4 năm học, ngoài những buổi biểu diễn trong nước, Minh được mời sang Nhật Bản trình diễn trong buổi Giao lưu văn hóa Việt - Nhật năm 2017. Hiện tại, Minh đang là giảng viên thỉnh giảng bộ môn Múa dân gian của Học viện Múa Việt Nam. 

Ngoài công việc giảng dạy, Nùng Văn Minh dự định tiếp tục hoạt động trong ngành nghệ thuật múa, đồng thời học lên thạc sĩ để phục vụ công việc giảng dạy. 

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

86 thủ khoa "đầu ra" xuất sắc được ghi danh sổ vàng

TUỆ NHI |

Lễ tuyên dương 86 thủ khoa xuất sắc các trường Đại học, Học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019 sẽ được tổ chức tại Văn miếu Quốc Tử Giám vào tối 28.10 tới.

Từ cậu bé “bụi đời” trở thành giảng viên dạy tiếng Anh

Phạm Đông - Thái Hà |

Từng là một đứa trẻ lang thang khắp phố phường để kiếm sống, anh Nguyễn Văn Sáng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã vượt nghịch cảnh, trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh giỏi khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Màn giao bài tập Tết của giảng viên tâm lý khiến học sinh ao ước

Bích Hà |

Trong khi học sinh, sinh viên nhiều trường lao đao vì bài tập, đề cương ôn tập dịp nghỉ Tết, thì mới đây một giảng viên Trường Đại học Văn Lang đã có cách giao bài Tết khiến học sinh, sinh viên trường khác phải xuýt xoa, ao ước.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

86 thủ khoa "đầu ra" xuất sắc được ghi danh sổ vàng

TUỆ NHI |

Lễ tuyên dương 86 thủ khoa xuất sắc các trường Đại học, Học viện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019 sẽ được tổ chức tại Văn miếu Quốc Tử Giám vào tối 28.10 tới.

Từ cậu bé “bụi đời” trở thành giảng viên dạy tiếng Anh

Phạm Đông - Thái Hà |

Từng là một đứa trẻ lang thang khắp phố phường để kiếm sống, anh Nguyễn Văn Sáng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã vượt nghịch cảnh, trở thành thầy giáo dạy tiếng Anh giỏi khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Màn giao bài tập Tết của giảng viên tâm lý khiến học sinh ao ước

Bích Hà |

Trong khi học sinh, sinh viên nhiều trường lao đao vì bài tập, đề cương ôn tập dịp nghỉ Tết, thì mới đây một giảng viên Trường Đại học Văn Lang đã có cách giao bài Tết khiến học sinh, sinh viên trường khác phải xuýt xoa, ao ước.