TS Vũ Thu Hương: Chất lượng đào tạo tại chức không thể bằng chính quy

Đặng Chung |

TS Vũ Thu Hương -giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội thẳng thắn cho rằng: Là một giảng viên, tôi biết chất lượng đạo tào tại chức hiện nay không thể bằng ĐH chính quy.

Không phân biệt bằng chính quy và tại chức là một ý tưởng hay

Bộ GDĐT đang tổ chức lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi trước khi trình Chính phủ, trong đó có một nội dung quan trọng là các trường ĐH sẽ chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo. 

Góp ý kiến về đề xuất này, TS Vũ Thu Hương (giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: Dù thừa nhận có hiện tượng học tại chức để hoàn thiện bằng cấp, bổ nhiệm đúng quy trình, nhưng việc tiến tới không phân biệt bằng chính quy và tại chức là một ý tưởng hay. Nó sẽ giúp sinh viên chữa được căn bệnh “ảo tưởng về bằng cấp”.

“Trong quá trình giảng dạy, tôi từng chứng kiến những sinh viên (SV) có được tấm bằng chính quy, nhất là bằng giỏi sẽ tự hào lắm, có thái độ coi thường mọi thứ. Có rất nhiều trường hợp kỹ năng làm nghề rất kém, nhưng lại đòi hỏi quá nhiều. Bởi các em đang quá ảo tưởng về tấm bằng mình có.

Với những nhà tuyển dụng, chắc chắn họ sẽ thích người chịu khó học hỏi hơn là người luôn nghĩ mình giỏi và đòi hỏi” - TS Thu Hương chia sẻ.

Đưa ra ví dụ về câu chuyện thủ khoa sư phạm thất nghiệp gây chú ý dư luận thời gian qua, TS Thu Hương cho rằng là do bạn đó đã từ chối quá nhiều cơ hội, vì nghĩ rằng mình có quyền từ chối. Nếu là một SV tốt nghiệp hệ tại chức, chắc chắn họ sẽ không dám làm điều đó.

“Bản thân những giảng viên như chúng tôi không thấy vấn đề bằng chính quy hay tại chức quan trọng. Quan trọng là ai chịu khó học hỏi và có kỹ năng làm nghề tốt hơn” – TS Thu Hương nói thêm.

 
Dù đào tạo chính quy hay tại chức sẽ đều được cấp một loại văn bằng. Ảnh: VTV
 

Cấp bằng dễ dãi, các trường tự hạ thấp mình

Khi thông tin sẽ không phân biệt bằng tại chức và chính quy được đưa ra, điều khiến nhiều người lo ngại nhất là hiện tượng lợi dụng việc học tại chức, để “chạy điểm” hoàn thiện bằng cấp. Chất lượng đào tạo giữa hai hệ vốn đang có khoảng cách khá xa sẽ bị cào bằng.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng GDĐH (Bộ GDĐT), nếu xảy ra bất công trong việc cấp bằng, trước tiên nhà trường sẽ bị chính SV phản ứng. SV sẽ là người đấu tranh khi để chất lượng văn bằng của họ “lẫn lộn”. Điều này buộc các trường phải siết chặt chất lượng đào tạo.

TS Thu Hương thẳng thắn: “Là một giảng viên, tôi biết chất lượng đạo tào tại chức hiện nay không thể bằng ĐH chính quy.  Chuyện chạy vào những cơ quan là có, nhưng nếu chúng ta có thay đổi kiểu gì thì họ vẫn sẽ vào được, miễn là họ có tiền, có quan hệ. Điều này càng chứng tỏ việc ghi bằng nào không có giá trị nữa".

TS Hương nhấn mạnh, việc thay đổi này sẽ khiến người học, các trường tự thay đổi chính mình. Bởi chuẩn đầu ra không nằm trong tay các trường nữa, mà ở các nhà tuyển dụng. Nếu học dễ dãi, cấp bằng dễ dãi, các trường sẽ tự hạ thấp uy tín của mình.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?

Đặng Chung |

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy, thông tin này đang vấp phải ý kiến trái chiều từ phía người dân và các chuyên gia giáo dục.

Học phí đại học sẽ tăng theo giá, không phân biệt hệ tại chức hay chính quy

Đặng Chung |

Trường ĐH tự quyết mức học phí, chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo… là một trong những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH vừa được Bộ GDĐT công bố để lấy ý kiến.

Nhiều lãnh đạo sử dụng bằng cấp không được công nhận: Bộ GDĐT đưa ra cảnh báo

HUYÊN NGUYỄN |

Người học không nên theo các chương trình đào tạo từ xa do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp bằng, theo một lãnh đạo của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Sao lại không phân biệt bằng đại học chính quy và tại chức?

Đặng Chung |

Bằng đại học tại chức sẽ có giá trị giống như bằng đại học chính quy, thông tin này đang vấp phải ý kiến trái chiều từ phía người dân và các chuyên gia giáo dục.

Học phí đại học sẽ tăng theo giá, không phân biệt hệ tại chức hay chính quy

Đặng Chung |

Trường ĐH tự quyết mức học phí, chỉ cấp một loại văn bằng cho các hình thức đào tạo… là một trong những điểm mới đáng chú ý trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH vừa được Bộ GDĐT công bố để lấy ý kiến.

Nhiều lãnh đạo sử dụng bằng cấp không được công nhận: Bộ GDĐT đưa ra cảnh báo

HUYÊN NGUYỄN |

Người học không nên theo các chương trình đào tạo từ xa do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp bằng, theo một lãnh đạo của Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GDĐT.