“Truyện Kiều” sẽ đọc thế nào khi viết bằng chữ cải tiến của PGS-TS Bùi Hiền?

Đặng Chung |

Không ít người băn khoăn, việc PGS-TS Bùi Hiền chuyển thể tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du từ chữ quốc ngữ sang chữ cải tiến sẽ phá vỡ giá trị tư tưởng thẩm mỹ của truyện.

Nhiều người cũng bày tỏ lo lắng việc chuyển thể Truyện Kiều theo chữ cải tiến có thể làm mất đi vẻ đẹp ngôn ngữ nghệ thuật của tác phẩm. Bởi tác giả Nguyễn Du sử dụng từ ngữ rất đắt, nhiều khi chỉ một chữ thôi đã có thể lột tả được bản chất bên trong của con người.

Ngoài ra, việc đọc "Truyện Kiều" thế nào theo chữ cải tiến cũng khiến bạn đọc hoang mang. Nhiều người “méo miệng”, quẹo lưỡi để đọc.

Về điều này, PGS-TS Bùi Hiền cho biết, khi ông viết lại "Truyện Kiều" bằng chữ cải tiến mới, giá trị vốn có của tác phẩm này không hề bị mất đi như trong suy nghĩ của nhiều người.

PGS Bùi Hiền: “Chỉ cần 10-15 phút học thuộc các chữ cái mới của 10 âm vị sau là đọc được Truyện Kiều mới: ch, tr = Cc /chờ/ ; đ = Dd /đờ/; ph = Ff /phờ/ ; c,k,q = Kk /cờ/ ; nh = NH nh /nhờ/(tạm thời); th = Qq /thờ/ ; s, x = Ss /sờ/ ; ng, ngh = Ww /ngờ/ ; kh =Xx /khờ/ ; d, gi, r = Zz /dờ/.

Khi thuộc rồi, các bạn sẽ thấy đọc rất bình thường và chữ mới chỉ là quy ước mới, hoàn toàn không làm mất đi giá trị nghệ thuật của tác phẩm này”.

Ông cho rằng, nhiều người đã nhầm lẫn giữa chữ viết và tiếng nói. Ông chỉ cải tiến chữ viết để giản tiện hơn, còn tiếng nói, tiếng Việt vẫn không thay đổi.

“Tiếng Việt có từ ngàn đời rồi, phát triển liên tục, không ai có thể thay được tiếng Việt cả. Khi chưa có chữ viết thì đã có tiếng nói. Đến lúc nào đó con người thấy cần một loại ký tự để biểu đạt được tiếng nói, họ mới sáng tạo ra chữ viết.

Tiếng Việt đã tồn tại từ bao đời nay, còn chữ viết thì trải qua nhiều lần thay đổi, từ chữ Hán đến chữ Nôm và ngày nay là chữ quốc ngữ.  Kể cả chữ cải tiến của tôi cũng chỉ là một quy ước để biểu đạt âm thanh thôi, hoàn toàn không làm thay đổi tiếng nói của người Việt.

Truyện Kiều cũng thế, dùng chữ Nôm, chữ quốc ngữ, hay chữ cải tiến của tôi thì vẫn đọc như nhau” – PGS-TS Bùi Hiền khẳng định.

Ông dẫn ví dụ: Mở đầu tác phẩm "Truyện Kiều", nếu viết bằng chữ quốc ngữ sẽ là:

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Trải qua một cuộc bể dâu,

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

Nếu viết theo chữ cải tiến sẽ là:

“Căm năm cow kõi wười ta,

Cữ tài cữ mệnh xéo là gét nhau.

Cải kua một kuộk bể zâu,

Nhữw diều côw qấy mà dau dớn lòw".

 
 

PGS Bùi Hiền khẳng định dù các ký tự có khác nhau, nhưng đọc vẫn giống nhau, vì ông không cải tiến tiếng nói tiếng Việt.

“Tôi chỉ cải tiến cách viết để hướng tới tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ chữ cái La tinh, đã trở thành chữ quốc ngữ của Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0 được nhanh chóng và thuận lợi hơn” – PGS Bùi Hiền chia sẻ.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Chuyển “Truyện Kiều” sang “Cuyện Kiều”: Trò đùa dai của PGS Bùi Hiền

QUANG ĐẠI |

Với việc công bố kết quả chuyển đổi tác phẩm “Truyện Kiều” bằng chữ quốc ngữ sang loại chữ viết do ông Bùi Hiền tự nghĩ ra, dư luận lại tiếp tục “dậy sóng”.

PGS Bùi Hiền đăng ký quyền tác giả: Những ý tưởng "ăn theo" sẽ ra sao?

Dung Hà |

Để bảo vệ đứa con tinh thần của mình, PGS.TS Bùi Hiền đã đăng ký quyền tác giả cho bài viết cải tiến chữ quốc ngữ của mình. Điều này đồng nghĩa với việc những người đang kinh doanh “ăn theo” công trình nghiên cứu của PGS Bùi Hiền sẽ buộc phải ngừng ngay việc làm chưa được phép của mình.

Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS Bùi Hiền đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền

Đặng Chung |

PGS - TS Bùi Hiền đã đăng ký quyền tác giả cho bài viết cải tiến chữ quốc ngữ và được Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) cấp giấy chứng nhận ông là tác giả và chủ sở hữu của công trình nghiên cứu này.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Chuyển “Truyện Kiều” sang “Cuyện Kiều”: Trò đùa dai của PGS Bùi Hiền

QUANG ĐẠI |

Với việc công bố kết quả chuyển đổi tác phẩm “Truyện Kiều” bằng chữ quốc ngữ sang loại chữ viết do ông Bùi Hiền tự nghĩ ra, dư luận lại tiếp tục “dậy sóng”.

PGS Bùi Hiền đăng ký quyền tác giả: Những ý tưởng "ăn theo" sẽ ra sao?

Dung Hà |

Để bảo vệ đứa con tinh thần của mình, PGS.TS Bùi Hiền đã đăng ký quyền tác giả cho bài viết cải tiến chữ quốc ngữ của mình. Điều này đồng nghĩa với việc những người đang kinh doanh “ăn theo” công trình nghiên cứu của PGS Bùi Hiền sẽ buộc phải ngừng ngay việc làm chưa được phép của mình.

Đề xuất cải tiến chữ viết của PGS Bùi Hiền đã được cấp giấy chứng nhận bản quyền

Đặng Chung |

PGS - TS Bùi Hiền đã đăng ký quyền tác giả cho bài viết cải tiến chữ quốc ngữ và được Cục Bản quyền tác giả (Bộ VHTTDL) cấp giấy chứng nhận ông là tác giả và chủ sở hữu của công trình nghiên cứu này.