Trường mầm non tư thục miền núi lay lắt chờ giải cứu

Đức Trọng |

Lào Cai – Nhiều trường mầm non tư thục tại miền núi phải giải thể, nhiều chủ trường đang phải đi vay lãi, đi làm đủ nghề để có tiền duy trì hoạt động.

Nhiều trường rao bán, giải thể

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ tháng 5.2021 đến tháng 12.2021, có 58 trường và 526 cơ sở giáo dục mầm non tư thục phải giải thể do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Kể từ đó đến nay, do học sinh khối mầm non ở nhiều địa phương chưa thể đến trường nên số cơ sở mầm non ngoài công lập làm thủ tục giải thể vẫn tiếp tục tăng.

Đối với các trường mầm non tư thục miền núi, đứng trước những khó khăn của việc nghỉ dịch, nhiều trường cũng phải điêu đứng vì nợ nần, đóng cửa, giải thể.

Từ đầu năm 3/42 trường mầm non trên địa bàn TP.Lào Cai đã phải đóng cửa vì không đủ kinh phí duy trì hoạt động.
Từ đầu năm, 3/42 trường mầm non trên địa bàn TP.Lào Cai đã phải đóng cửa vì không đủ kinh phí duy trì hoạt động.

Tại Lào Cai, từ đầu năm 2022 đến thời điểm 15.3, cũng đã có 3 trường mầm non tư thục nộp đơn giải thể vì không đủ kinh phí duy trì.

Trong đó, nhiều trường đã hoạt động trên 10 năm phải giải thể như: Cơ sở mầm non Kim Huệ, phường Kim Tân, trường mầm non tư thục Ngọc Hà, huyện Bảo Thắng..

Trao đổi với PV, anh Tạ Việt Anh, chủ cơ sở mầm non BBMC, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai lắc đầu ngao ngán: "Một là chúng tôi tìm thêm nguồn vốn vay, hoặc kêu gọi vốn để duy trì tiếp. Tuy nhiên, nếu dịch bệnh kéo dài, khả năng đóng cửa là bình thường, vì không đủ nguồn vốn duy trì".

Nhiều trường vừa sửa sang, mua sắm trang thiết bị đang phải đối mặt với nguy cơ gánh nợ ngân hàng để duy trì hoạt động.
Nhiều trường vừa sửa sang, mua sắm trang thiết bị đang phải đối mặt với nguy cơ gánh nợ ngân hàng để duy trì hoạt động.

Còn tại Yên Bái, tình trạng cũng đang diễn ra tương tự, nhiều trường đang trên bờ vực giải thể hoặc lay lắt để duy trì.

Ông Nguyễn Văn Phú - chủ Trường Mầm non Hồng Ngọc (TP.Yên Bái) chia sẻ: "Trường mới đầu tư phòng học chất lượng cao, đi kèm với đó là trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy học, nhưng lúc này nghỉ dịch, học sinh không tới trường, đồng nghĩa với việc nhà trường không có nguồn thu bù lại".

Ông Phú buồn rầu, tiền lãi ngân hàng hàng tháng vẫn phải trả đều, cơ sở đang rất khó khăn để duy trì; thậm chí, nhiều lúc đã tính đến việc phải rao bán trường vì sợ không đủ sức chờ đến lúc trường hoạt động trở lại.

Các phụ huynh lo ngại dịch bệnh cũng ít cho trẻ đến trường.
Các phụ huynh lo ngại dịch bệnh nên ít cho trẻ đến trường.

Chưa có chính sách hỗ trợ cho các trường mầm non tư thục

Để duy trì các trường mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ cộng đồng trong thời gian dịch bệnh, nhiều địa phương đã vận dụng các chương trình, chính sách để hỗ trợ.

Tuy nhiên, thực tế đến hiện tại vẫn chưa có một chính sách hỗ trợ đặc thù nào đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại các cơ sở mầm non tư thục.

Nếu thời gian kéo dài, việc giải thể đối với các trường mầm non tư thục là không thể tránh khỏi.
Nếu thời gian kéo dài, việc giải thể đối với các trường mầm non tư thục là không thể tránh khỏi.

Nói về việc này, bà Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch tỉnh Yên Bái cho biết: “Địa phương đang giao Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu để trình Hội đồng Nhân dân tỉnh để có những chính sách hỗ trợ cụ thể tạo tiền đề đẩy mạnh hoạt động của các trường ngoài công lập".

Đối với việc các trường mầm non tư thục nghỉ dịch kéo dài, tỉnh đang thực hiện hỗ trợ theo quy định của Chính phủ đối với trường hợp cụ thể bị ảnh hưởng do dịch bệnh.

Tuy nhiên, đối với các chủ trường, trường tư thục hiện chưa có chính sách cụ thể. Trong thời gian tới, với việc khuyến khích phát triển các trường ngoài công lập, địa phương sẽ có những chính sách cụ thể.

Nếu không có cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhiều trường mầm non tư thục, nhóm trẻ cộng đồng sẽ đứng trước nguy cơ phải giải thể hàng loạt.
Nếu không có cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhiều trường mầm non tư thục, nhóm trẻ cộng đồng sẽ đứng trước nguy cơ phải giải thể hàng loạt.

Bà Hạnh khẳng định, không riêng gì các trường mầm non tư thục, hiện các cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp cũng đang đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh.

Toàn tỉnh Yên Bái hiện có 14 trường mầm non và 40 nhóm trẻ ngoài công lập với 306 cán bộ, giáo viên. Trong đó, thành phố Yên Bái là địa phương có nhiều đơn vị mầm non ngoài công lập nhất với 18 trường mầm non và nhóm trẻ với 288 cán bộ giáo viên.

Do dịch bệnh, hiện các trường mầm non trên địa bàn toàn thành phố đã tạm thời đóng cửa, vì thế đối mặt với khó khăn về tài chính khi học sinh nghỉ không có nguồn thu; giáo viên nghỉ dạy và phải xoay xở làm thêm trong giai đoạn này.

Các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập mong muốn Nhà nước có chính sách hỗ trợ lâu dài. Trong đó, có chính sách hỗ trợ lương cơ bản cho giáo viên ở một mức độ phù hợp; khoanh nợ, tạo điều kiện cho các chủ trường dừng trả nợ gốc để bớt đi áp lực trả nợ hàng tháng; giảm lãi suất các khoản đã vay; giảm hoặc không thu các loại thuế doanh nghiệp sau khi nhà trường được hoạt động trở lại…

Đức Trọng
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên mầm non tư thục ở Hà Nội: Xoay đủ nghề, mòn mỏi chờ ngày trường học mở cửa

THƯ HÂN |

Một thời gian dài cơ sở mầm non tư thục ở Hà Nội phải đóng cửa, những cô giáo rất nhiều năm gắn bó với nghề cũng phải kiếm tìm công việc khác để mưu sinh. Mỗi ngày, từ chủ cơ sở đến giáo viên đều mong mỏi thời điểm trường mở cửa hoạt động bình thường.

Mầm non tư thục "đỏ mắt" tìm giáo viên bám nghề, dù trả lương cao

Lan Nhi |

Hà Nội - Nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội gần đây đang liên tục đưa ra mức lương hậu hĩnh, kèm theo chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân giáo viên mầm non sau dịch COVID-19.

Bị nợ lương, giáo viên mầm non tư thục chật vật sống qua ngày

Lan Nhi |

Nghỉ việc vì dịch COVID-19, nhiều giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội ngày đêm thấp thỏm chờ đợi từng đồng lương. Họ đang phải tìm đủ mọi cách đi làm thêm, vay nợ khắp nơi, chật vật kiếm sống.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Giáo viên mầm non tư thục ở Hà Nội: Xoay đủ nghề, mòn mỏi chờ ngày trường học mở cửa

THƯ HÂN |

Một thời gian dài cơ sở mầm non tư thục ở Hà Nội phải đóng cửa, những cô giáo rất nhiều năm gắn bó với nghề cũng phải kiếm tìm công việc khác để mưu sinh. Mỗi ngày, từ chủ cơ sở đến giáo viên đều mong mỏi thời điểm trường mở cửa hoạt động bình thường.

Mầm non tư thục "đỏ mắt" tìm giáo viên bám nghề, dù trả lương cao

Lan Nhi |

Hà Nội - Nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội gần đây đang liên tục đưa ra mức lương hậu hĩnh, kèm theo chính sách đãi ngộ tốt để giữ chân giáo viên mầm non sau dịch COVID-19.

Bị nợ lương, giáo viên mầm non tư thục chật vật sống qua ngày

Lan Nhi |

Nghỉ việc vì dịch COVID-19, nhiều giáo viên trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.Hà Nội ngày đêm thấp thỏm chờ đợi từng đồng lương. Họ đang phải tìm đủ mọi cách đi làm thêm, vay nợ khắp nơi, chật vật kiếm sống.