Trường học không đảm bảo an toàn sẽ không được phép hoạt động

Đức Thành |

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa năm học mới sẽ chính thức bắt đầu. Tại nhiều trường, công tác đón năm học mới đang rất khẩn trương, đặc biệt là việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất. Trao đổi với PV Báo Lao Động, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất - Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Hùng Anh cho biết: “Năm nay Bộ đã có những chỉ đạo rất quyết liệt, kiên quyết không để xảy ra tình trạng trường lớp xuống cấp có nguy cơ gây nguy hiểm tới học sinh và giáo viên đi vào hoạt động, như một vài trường hợp đáng tiếc đã xảy ra trong thời gian trước”.

Ông Hùng Anh nói: “Việc chuẩn bị cơ sở vật chất (CSVC) nói riêng và nhiều lĩnh vực khác để chuẩn bị cho đầu năm học mới, năm nào Bộ cũng đặt ra để chỉ đạo các địa phương. Riêng về CSVC, năm nay Bộ có chỉ đạo mấy việc cụ thể:

Từ trong dịp nghỉ hè các địa phương đã phải rà soát lại toàn bộ hệ thống CSVC để lên phương án cải tạo sửa chữa công trình, các CSVC và thiết bị của nhà trường như bàn ghế, hệ thống cửa, thiết bị sử dụng thường ngày... để tính toán số lượng cần thiết phải mua sắm bổ sung.

Bộ cũng chỉ đạo cương quyết không đưa những công trình đã xuống cấp, hết hạn sử dụng vào sử dụng. Nếu địa phương nào vẫn để công trình xuống cấp, hết hạn sử dụng vào sử dụng để xảy ra sự cố như một vài vụ việc những năm trước thì trách nhiệm đó thuộc về người đứng đầu các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục của địa phương ấy.

Vấn đề nữa là chuẩn bị CSVC đón đầu cho chương trình lớp 1 năm học tới. Về việc này, chúng ta thấy rằng, hiện nay CSVC trường - lớp học của cả nước nếu tính trung bình thì đối với mầm non đạt tỉ lệ phòng học trên lớp cỡ độ khoảng 0,94 - 0,95 phòng học/lớp. Với tiểu học thì cả nước đạt cỡ 0,96 phòng/lớp. Với THCS, THPT thì số lượng phòng học hiện có thừa để đáp ứng cho 1 lớp học. Bởi vì 2 cấp này không có yêu cầu bắt buộc học 2 buổi thì tỉ lệ phòng học/lớp của các cấp học này đều đạt trên 0,8 phòng/lớp rồi.

Mặc dù tỉ lệ phòng học cho cấp tiểu học khá cao ở mức 0,96 phòng/lớp nhưng từ năm sau, với chương trình mới thì học sinh lớp 1 sẽ học 2 buổi/ngày. Với tỉ lệ như vậy, về lâu dài có đảm bảo đủ phòng học cho cấp tiểu học không, thưa ông?

- Ông Phạm Hùng Anh: Vấn đề đặt ra cho việc chuẩn bị CSVC để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp tiểu học là vấn đề được quan tâm nhất. Hiện nay tiểu học đạt 0,96 phòng học/lớp. Trong tổng số phòng học đấy nếu tính trên đầu phòng học thì cơ bản các lớp hiện nay có đủ phòng học rồi.

Tuy nhiên, với tỉ lệ ấy, với tiểu học mới chỉ đạt 72% của con số 0,96 đấy là phòng học kiên cố hóa. Còn lại khoảng xấp xỉ 25% là phòng học ở dạng phòng bán kiên cố, phòng học tạm và có một số phòng học phải nhờ, mượn. Vấn đề để chuẩn bị cho học 2 buổi/ngày là chúng ta phải khắc phục được tình trạng 25% phòng học đấy, dù có thể tổ chức dạy học nhưng không đảm bảo. Con số này chủ yếu nằm ở các vùng miền núi phía Bắc, một số ở vùng ĐBSCL.

Như vậy, trong năm học 2020, chúng tôi khẳng định nếu tổ chức học 2 buổi/ngày theo hình thức cuốn chiếu mà các nhà trường dành toàn bộ phòng học, CSVC ấy cho lớp 1 là đủ, bởi vì các lớp từ 2 - 5 chỉ học 1 buổi thôi. Nhưng vấn đề đặt ra là sau năm học 2020, bước vào các năm học 2021, 2022 thì sẽ bắt đầu thiếu.

Như vậy các địa phương còn 2 năm nữa để chuẩn bị cho lộ trình học 2 buổi/ngày đối với tiểu học. Bộ đã chỉ đạo các địa phương rất quyết liệt chuyện này rồi và đã tham mưu với Chính phủ phê duyệt đề án đảm bảo CSVC (Đề án 1436) trong đó quy định rõ trách nhiệm của các địa phương và sự hỗ trợ của trung ương.

Năm học mới đã sắp bắt đầu, các địa phương đã chuẩn bị tới đâu, thưa ông?

- Ông Phạm Hùng Anh: Với việc Bộ đã có văn bản chỉ đạo, các địa phương phải vào cuộc quyết liệt. Trên thực tế hiện nay nhiều địa phương cơ bản đã có những phương án để chuẩn bị. Nhiều địa phương có cách làm rất hay, ví dụ như các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Điện Biên, Sơn La... để đầu tư vào CSVC cho 2 năm cần nhiều thủ tục liên quan và nguồn kinh phí. Bởi vậy họ đã chủ động dùng giải pháp tạm gọi là “3 cứng” (nền cứng, tường cứng, mái cứng) với khoản đầu tư khoảng 30 - 40 triệu đồng là đã có thể có được 1 phòng học kiên cố.

Các địa phương huy động nhân công lao động để không mất chi phí thi công. Khi chúng tôi đi kiểm tra tại các địa phương này, họ đã khẳng định trong năm học mới sẽ đủ phòng học. Điều này  thật sự khiến chúng tôi bất ngờ.

Cơ sở vật chất tại nhiều trường học đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là các công trình nhà vệ sinh trường học đã đảm bảo các tiêu chuẩn kiên cố và vệ sinh. Ảnh: Nguyễn Hải
Cơ sở vật chất tại nhiều trường học đã thay đổi đáng kể, đặc biệt là các công trình nhà vệ sinh trường học đã đảm bảo các tiêu chuẩn kiên cố và vệ sinh. Ảnh: Nguyễn Hải

Để chuẩn bị cho thay đổi chương trình dạy học lớp 1 trong năm học tới, thiết bị dạy học sẽ được bổ sung như thế nào thưa ông?

- Ông Phạm Hùng Anh: Đối với thiết bị bị dạy học, Bộ đã ban hành Thông tư 05 về danh mục thiết bị dạy học lớp 1. Như vậy Bộ đã ban hành trước khi thực hiện chương trình mới 1 năm. Thiết bị lớp 1 so với danh mục cũ thì về cơ bản chúng ta kế thừa là chủ yếu, chỉ bổ sung điều chỉnh một số thiết bị mới. Ví dụ như bổ sung thiết bị dạy về đạo đức lối sống, giới tính, chống xâm hại, an toàn giao thông... Đặc biệt thiết bị dạy học chương trình lớp 1 mới chú trọng hơn về mặt chất lượng để đảm bảo các địa phương trang bị có thể sử dụng nhiều lần. Trên cơ sở danh mục Bộ ban hành thì địa phương sẽ lập danh sách để mua sắm bổ sung. Như vậy có thể nói công tác chỉ đạo để chuẩn bị cho năm học mới Bộ đã làm đầy đủ và các địa phương cũng đang tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo.

Tại nhiều địa phương, đặc biệt là tại các thành phố lớn, công tác quy hoạch quỹ đất xây dựng trường học cũng như đảm bảo tỉ lệ diện tích phòng học với số học sinh trên lớp theo quy định rất khó khăn. Vậy Bộ GDĐT đã có giải pháp nào để giải quyết khó khăn này?

- Ông Phạm Hùng Anh: Có một vấn đề là các thành phố lớn mật độ dân số đông, cơ sở giáo dục thiếu quỹ đất, dẫn tới tình trạng tỉ lệ học sinh trên lớp quá đông. Ví dụ quận Cầu Giấy (Hà Nội), trong quy hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 quy mô dân số khoảng 25 vạn dân. Tới thời điểm này quy mô dân số ở đây đã đạt xấp xỉ 29 vạn dân, tức là vượt xa so với quy hoạch từ trước. Dự báo đến năm 2030 sẽ khoảng 45 vạn dân. Áp lực việc tăng dân số như vậy tạo sức ép quá lớn không chỉ riêng hệ thống trường học mà cả hệ thống hạ tầng giao thông, y tế, nhà ở...

Để khắc phục lâu dài thì trước hết các địa phương phải làm tốt công tác quy hoạch, dự báo tốt vì tăng trưởng kinh tế không thể tránh được di dân. Từ đó dành quỹ đất cho phát triển giáo dục. Hiện tại, các thành phố lớn làm công tác dành quỹ đất cho phát triển giáo dục chưa tốt, chưa được quan tâm.

Về giải pháp lâu dài, Bộ đã chỉ đạo các địa phương và là 1 trong 9 nhiệm vụ quan trọng, đó là công tác rà soát, quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới trong đó ưu tiên dành quỹ đất cho phát triển giáo dục. Điển hình là Hà Nội đang làm tốt, đầu tư quỹ đất thành lập nhiều cơ sở giáo dục mới, nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập để đáp ứng nhu cầu xã hội nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ tăng dân số.

Tôi cho rằng, đây là giải pháp tình thế nhưng giải quyết tương đối tốt cho một số quận nội đô, đó là Bộ đã điều chỉnh lại một số tiêu chuẩn CSVC trường lớp cho các thành phố lớn như giảm tỉ lệ quỹ đất một chút. Ví dụ hiện Bộ đang quy định với các thành phố lớn thì mức tối thiểu chỉ yêu cầu 8m2 nhưng với khu vực đồng bằng hoặc ngoại ô thì vẫn yêu cầu là 12m2.

Thứ ba là Bộ cho phép cơ sở giáo dục ở nội đô đủ điều kiện về mặt kỹ thuật được phép nâng tầng các chương trình trường học. Ví dụ trường đủ về nền móng, kết cấu công trình thì được phép nâng tầng. Theo thống kê tỉ lệ diện tích không sử dụng trực tiếp trong dạy học chiếm rất lớn, khi nâng tầng sẽ chuyển hết các phòng chức năng, phòng làm việc lên đó và dành toàn bộ các phòng ở các tầng theo quy định cho phòng học. Sau khi Bộ có chủ trương này, một số trường ở Hà Nội đã giải quyết khá tốt, đã bổ sung khá nhiều phòng học.

Một giải pháp nữa là trên thực tiễn quản lý chúng tôi thấy, các nhà trường hiện nay còn chưa khai thác có hiệu quả CSVC hiện tại. Tức là nhiều diện tích bố trí theo chức năng nhà trường khá cơ học, ví dụ như phân phòng đúng chức năng, nhưng tần suất sử dụng không cao thì chúng tôi chỉ đạo rà soát, sắp xếp lại, sử dụng chung những diện tích mang tính chất hành chính để dành những tiện tích tiết kiệm được làm phòng học.

Ví dụ nhiều trường hiện nay, theo quy định của nhà nước phòng hiệu trưởng chỉ 20m2, nhưng thực tế nhiều trường vẫn dành cả một phòng học làm phòng hiệu trưởng. Tất cả những những chuyện ấy phải rà soát lại, sắp xếp lại để diện tích ấy dành cho phòng học. Như vậy sẽ tháo gỡ bớt những khó khăn cho nhà trường. Những giải pháp ấy có thể gọi là giải pháp đặc thù cho các thành phố.

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận thế này, nếu quá nặng về các giải pháp đặc thù thì vô hình trung chúng ta đã phá vỡ cấu trúc thiết chế văn hóa giáo dục. Một cơ sở giáo dục được thành lập sẽ trường tồn với người dân ở khu vực đó hàng trăm năm và sẽ trở thành một thiết chế văn hóa giáo dục. Trong trường học phải có đầy đủ phòng học, phòng chức năng hành chính, công trình thể thao, hệ thống phòng thí nghiệm. Nếu đi quá xa vào các giải pháp tình thế thì khi quay lại sẽ vấp phải một cơ sở giáo dục không đúng là một cơ sở giáo dục có đủ các điều kiện giáo dục toàn diện cho học sinh. Bởi vậy, các giải pháp tình thế này cũng chỉ khắc phục ở một giới hạn nhất định. Cho nên ở các thành phố lớn giải pháp căn cơ nhất vẫn là công tác rà soát quy hoạch theo tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng dân số.

Đức Thành
TIN LIÊN QUAN

Những khoản được và không được thu trong trường học phụ huynh cần biết

Bích Hà |

Năm học mới cận kề, nhiều trường học trên cả nước đã có thông báo, triển khai các khoản thu đầu năm. Không ít phụ huynh chưa nắm rõ các quy định về khoản nào được và không được thu trong trường học.

Khám sức khỏe tổng quát cho 1200 học sinh trước thềm năm học mới

T.Linh |

Ngày 31.8, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chăm sóc sức khỏe y tế học đường" tại trường THCS Nguyễn Du (Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). 

Thêm 2 trường đại học công điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2019

Bích Hà |

Trường Đại học Mở TPHCM và Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2019.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Những khoản được và không được thu trong trường học phụ huynh cần biết

Bích Hà |

Năm học mới cận kề, nhiều trường học trên cả nước đã có thông báo, triển khai các khoản thu đầu năm. Không ít phụ huynh chưa nắm rõ các quy định về khoản nào được và không được thu trong trường học.

Khám sức khỏe tổng quát cho 1200 học sinh trước thềm năm học mới

T.Linh |

Ngày 31.8, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tổ chức lễ phát động chương trình "Chăm sóc sức khỏe y tế học đường" tại trường THCS Nguyễn Du (Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). 

Thêm 2 trường đại học công điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2019

Bích Hà |

Trường Đại học Mở TPHCM và Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố điểm chuẩn xét tuyển bổ sung năm 2019.