Trường ĐH tự chủ "giá dịch vụ đào tạo": Nguy cơ “tự tung tự tác”, tăng học phí vô lối

An Bình |

Khi các trường được tự chủ trong việc đưa ra mức chi phí đào tạo để người học phải trả, nếu không có cơ chế giám sát, công khai và minh bạch, sẽ rất dễ dẫn đến việc lạm thu.

Trình bày trước Quốc hội ngày 30.5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học (ĐH), Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo". Những ngày qua những tranh cãi về vấn đề này vẫn chưa dứt.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội) phân tích: Hiện nay, học phí được tính theo quy định của luật Phí và lệ phí. Tuy nhiên, nếu theo đề xuất sửa đổi thì học phí được chuyển sang thực hiện theo cơ chế tính giá dịch vụ của luật Giá.

Theo dự thảo quy định mới này thì giá dịch vụ đào tạo sẽ không chỉ bao gồm học phí mà còn các khoản về các vấn đề như: Nhà nước đặt hàng đào tạo, dịch vụ sử dụng/không sử dụng ngân sách nhà nước, dịch vụ tuyển sinh… 

Trong khi trên thực tế, các trường đại học thường có các lớp chất lượng cao, ngành chất lượng cao mà chi phí bỏ ra rất lớn, nếu thu theo khung phí nhà nước ấn định thì không thể đáp ứng và đảm bảo thu lại được chi phí đã bỏ ra.

Việc quy định giá dịch vụ đào tạo có thể giải quyết được việc thu những chi phí hợp lý này, tất nhiên phải đảm bảo các khoản thu là hợp lý. Đây cũng là cách thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường đại học hiện tại.

Dù vậy, theo luật sư Cường, “việc dùng khái niệm giá dịch vụ đào tạo rất tối nghĩa. Dù có Luật Giá quy định về cách tính giá trong giáo dục, thì vẫn không nên dùng khái niệm là “thu giá” hay “giá đào tạo”, vì không phù hợp với môi trường sư phạm”.

Cũng liên quan đến vấn đề này, GS-TSKH Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam thì bày tỏ nỗi lo khi “giá dịch vụ đào tạo” sau này sẽ do các trường đại học tự xác định.

“Khi các trường được tự ý đưa ra giá đào tạo tùy theo dịch vụ, nhu cầu mà nhà trường cung cấp cho sinh viên, nếu không có cơ chế quản lý giám sát sẽ rất dễ dẫn đến lạm thu. Lúc đó sẽ chỉ khổ người học. Các trường đại học cần có trách nhiệm xã hội, huy động tài chính từ nhiều nguồn, chứ không nên “đẩy gánh nặng” sang sinh viên, bằng cách tăng giá dịch vụ đào tạo”- GS Phạm Tất Dong chia sẻ.

Với tư cách là một phụ huynh có con đang học đại học, Luật sư Bùi Đình Ứng cho rằng, học phí" hay "giá dịch vụ đào tạo" chỉ khác nhau về từ ngữ, còn về bản chất vẫn là việc người học phải trả một khoản tiền để được học trong trường đại học.

Để tránh việc các trường có thể “lách luật”, đẩy giá dịch vụ lên cao, tạo gánh nặng cho người học, Luật sư Bùi Đình Ứng kiến nghị: Ngoài việc tăng cường giám sát, Nhà nước cần áp dụng mức sàn, giống như với giá xăng dầu, để các trường không được “tự tung tự tác”, tăng học phí vô lối.

An Bình
TIN LIÊN QUAN

"Học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo": Sinh viên có được kiện trường nếu tốt nghiệp không có việc làm?

Bích Hà |

Khi “học phí” thay bằng “giá dịch vụ đào tạo”, điều khiến sinh viên, phụ huynh lo lắng nhất là chi phí phải bỏ ra để học đại học chắc chắn sẽ tăng. Nhưng tăng học phí, liệu có đi kèm với tăng chất lượng đào tạo, hay hằng năm vẫn có hàng nghìn sinh viên ra trường không có việc làm?

Quan hệ trường – trò theo Luật Giá, còn quan hệ thầy – trò theo luật gì?

Thẩm Hồng Thụy |

Trong khi Phó Thủ tướng - Vương Đình Huệ vừa có chỉ đạo Bộ GTVT chỉnh sửa lại tên gọi “trạm thu giá” cho dễ hiểu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lại đề xuất đổi tên “học phí” sang tên “giá dịch vụ đào tạo”.

"Học phí” thành “giá dịch vụ”: Tính cả tiền giảng viên đi nghỉ mát vào chi phí đào tạo?

Bích Hà |

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, khi các trường đại học được tự chủ trong việc tính toán chi phí đào tạo mà người học phải trả cho trường, nhất định phải đảm bảo công khai, minh bạch. Không thể cộng đủ các thứ để bắt sinh viên gánh.

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

"Học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo": Sinh viên có được kiện trường nếu tốt nghiệp không có việc làm?

Bích Hà |

Khi “học phí” thay bằng “giá dịch vụ đào tạo”, điều khiến sinh viên, phụ huynh lo lắng nhất là chi phí phải bỏ ra để học đại học chắc chắn sẽ tăng. Nhưng tăng học phí, liệu có đi kèm với tăng chất lượng đào tạo, hay hằng năm vẫn có hàng nghìn sinh viên ra trường không có việc làm?

Quan hệ trường – trò theo Luật Giá, còn quan hệ thầy – trò theo luật gì?

Thẩm Hồng Thụy |

Trong khi Phó Thủ tướng - Vương Đình Huệ vừa có chỉ đạo Bộ GTVT chỉnh sửa lại tên gọi “trạm thu giá” cho dễ hiểu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt thì Bộ trưởng Bộ GD&ĐT lại đề xuất đổi tên “học phí” sang tên “giá dịch vụ đào tạo”.

"Học phí” thành “giá dịch vụ”: Tính cả tiền giảng viên đi nghỉ mát vào chi phí đào tạo?

Bích Hà |

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, khi các trường đại học được tự chủ trong việc tính toán chi phí đào tạo mà người học phải trả cho trường, nhất định phải đảm bảo công khai, minh bạch. Không thể cộng đủ các thứ để bắt sinh viên gánh.