Trước khi đổi mới thi THPT, Bộ GDĐT cần làm rõ việc ra đề, gian lận thi cử

Huyên Nguyễn |

Năm 2022 sẽ là năm giao thời để đổi mới toàn diện công tác tổ chức thi THPT và tuyển sinh đại học trong những năm tới. Bộ GDĐT cũng đã đưa ra những khuyến cáo mới ngay trong kỳ thi năm tới. Tuy nhiên, theo TS Hoàng Ngọc Vinh, trước khi thay đổi chính sách, Bộ GDĐT cần làm rõ những vấn đề còn tồn tại từ kỳ thi cũ.

Tránh đi vào "vết xe đổ"

Những năm qua, bên cạnh mặt tích cực từ kỳ thi THPT mang lại thì thẳng thắn nhìn nhận, kỳ thi THPT quốc gia và sau này là kỳ thi tốt nghiệp THPT đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế.

Khi kỳ thi THPT chuyển đổi mục đích chỉ còn xét tốt nghiệp nhưng các trường đại học vẫn lấy kết quả này để xét tuyển dẫn đến nghịch lý nhiều thí sinh đạt điểm cao, thậm chí điểm tuyệt đối nhưng vẫn trượt nguyện vọng 1 gây bức xúc.

Mới đây, tại Hội nghị Giáo dục đại học năm 2021, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, kỳ thi tốt nghiệp THPT phải đổi mới để năng động hơn, thích nghi trong bối cảnh dịch bệnh, tăng cường phân cấp để các địa phương chủ động hơn. Năm 2022 là một bước đi đầu, có khả năng là một năm có tính chất giao thời chuẩn bị để thực hiện đổi mới toàn diện hơn vào năm sau.

Đánh giá về kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học hiện nay, TS Hoàng Ngọc Vinh – nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT thẳng thắn chỉ rõ một số vấn đề cần giải quyết cụ thể rõ ràng.

Theo ông Vinh, Bộ GDĐT cần làm rõ việc có hay không gian lận, lỏng lẻo khi giao cho địa phương tổ chức thi, các khâu tổ chức đã được giám sát thật sự chặt chẽ hay chưa, cần có thanh tra, kiểm tra nghiêm túc. Đặc biệt, ông Vinh nhấn mạnh việc thực hiện công tác hậu kiểm.

TS Hoàng Ngọc Vinh. Ảnh: NVCC
TS Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh cần làm rõ những vấn đề còn lo ngại từ kỳ thi tốt nghiệp THPT để rút kinh nghiệm, tìm cách khắc phục. Ảnh: NVCC

Những năm qua, vẫn có nhiều nghi ngại trong tổ chức thi như phổ điểm bất thường, đề thi được tuồn ra ngoài trước giờ kết thúc làm bài, một trường dân tộc nội trú có 36 em đỗ đại học với 30 điểm trở lên, vụ điểm thi của chiến sĩ nghĩa vụ, đề tham khảo tương đồng đến 80% đề thi chính thức…

“Bộ GDĐT cần làm rõ những vấn đề dư luận còn băn khoăn. Trong đó, chú trọng việc ra đề thi chưa chuẩn hoá, điểm học bạ chênh với điểm thi, tổ chức coi thi chưa chặt chẽ… sau đó mới đưa ra phương án cho năm tới. Không thể vội vàng trong làm chính sách được, làm phải có nghiên cứu cụ thể”, ông Vinh bày tỏ.

Hướng tới đánh giá năng lực toàn diện

Theo ông Vinh, việc đổi mới cần có lộ trình và kế hoạch rõ ràng. Mới đây, Bộ GDĐT khuyến cáo các trường đại học chỉ sử dụng kết quả thi THPT là công cụ sàng lọc, sơ tuyển chứ không xét tuyển nhưng việc này cũng còn nhiều tranh luận. Bộ GDĐT cần làm rõ vấn đề về hệ thống khảo thí, đánh giá như thế nào, mục tiêu THPT sắp tới là gì.

Theo ông Vinh, năm 2022 là năm giao thời chính vì thế không nên có điều chỉnh lớn về mặt chủ trương, chính sách nếu chưa nghiên cứu kỹ. Ông kiến nghị đề thi năm tới cần có sự phân hoá rõ nét hơn để giúp các trường phân loại thí sinh, tạo công bằng trong xét tuyển.

Song song với việc này, các trường đại học tự chủ trong xét tuyển có thể sử dụng thêm xét học bạ là một công cụ đánh giá được toàn diện 3 năm học cấp 3, nhưng cần kết hợp thêm ứng dụng công nghệ để không có hiện tượng sửa điểm, nâng điểm học bạ phổ thông.

Về lâu dài việc xét tuyển đại học cần đánh giá tổng quát năng lực toàn diện, kiểm tra kiến thức nhiều môn như kỳ thi của Mỹ, Trung Quốc… thay vì căn cứ chủ yếu vào điểm thi 3 môn như hiện nay.

Bên cạnh đó, TS Vinh cho rằng nhà nước cần có cơ chế để khuyến khích thành lập các trung tâm khảo thí độc lập, trước mắt là phát triển các trung tâm thuộc đại học quốc gia, thậm chí Bộ có thể thành lập trung tâm khảo thí của Bộ, trung tâm khảo mang tính dịch vụ công…

Ngoài ra, kỳ thi đánh giá năng lực cũng được tổ chức vài năm qua, vì thế, bản thân các đơn vị cũng cần có nghiên cứu, đánh giá, phân tích kết quả cụ thể về năng lực học tập của các thí sinh trúng tuyển qua kỳ thi đánh giá năng lực để có cơ sở để cải thiện kỳ thi ngày một tốt hơn.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Thi tốt nghiệp 2022: Khi nào cần tổ chức thi riêng để xét tuyển?

Huyên Nguyễn |

Trước lo ngại các trường đa dạng hình thức thi tuyển dẫn đến nhiễu loạn, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, các trường có mức điểm chuẩn dưới 22-24 điểm vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 sẽ tổ chức như thế nào?

Huyên Nguyễn |

Trong bối cảnh mới, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 được dự báo là sẽ nhận thêm nhiều sự quan tâm của các trường đại học, học sinh, phụ huynh.

Hướng đổi mới thi THPT, tuyển sinh sau 2 năm điểm chuẩn tăng mạnh

Đặng Chung-Thiều Trang |

Hai năm nay, điểm chuẩn xét tuyển đại học dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng “phi mã” ở nhiều ngành, nhiều trường. Không ít ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố phương án thi cử, tuyển sinh để thí sinh dự thi năm tới có thời gian chuẩn bị, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng, cũng như việc dạy và học có thời gian thích ứng. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ sẽ sớm công bố phương án để kỳ thi đi vào thực chất hơn, các trường cũng đánh giá tốt hơn năng lực thí sinh.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Thi tốt nghiệp 2022: Khi nào cần tổ chức thi riêng để xét tuyển?

Huyên Nguyễn |

Trước lo ngại các trường đa dạng hình thức thi tuyển dẫn đến nhiễu loạn, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, các trường có mức điểm chuẩn dưới 22-24 điểm vẫn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 sẽ tổ chức như thế nào?

Huyên Nguyễn |

Trong bối cảnh mới, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2022 được dự báo là sẽ nhận thêm nhiều sự quan tâm của các trường đại học, học sinh, phụ huynh.

Hướng đổi mới thi THPT, tuyển sinh sau 2 năm điểm chuẩn tăng mạnh

Đặng Chung-Thiều Trang |

Hai năm nay, điểm chuẩn xét tuyển đại học dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tăng “phi mã” ở nhiều ngành, nhiều trường. Không ít ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm công bố phương án thi cử, tuyển sinh để thí sinh dự thi năm tới có thời gian chuẩn bị, tránh tâm lý hoang mang, lo lắng, cũng như việc dạy và học có thời gian thích ứng. Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ sẽ sớm công bố phương án để kỳ thi đi vào thực chất hơn, các trường cũng đánh giá tốt hơn năng lực thí sinh.