Triết lý làm người tử tế của GS Văn Như Cương thay đổi cuộc đời cậu học trò

Đặng Chung |

Phút bồng bột của tuổi trẻ làm Nguyễn Đức Phong mắc sai lầm và đứng trước nguy cơ bị đuổi học. May mắn được thầy Văn Như Cương giúp đỡ và truyền nghị lực, cậu học trò đã nên người và đến nay vẫn thấm thía triết lý “làm người tử tế” của thầy.

Anh Nguyễn Đức Phong (Hà Nội) là cựu học sinh khóa 6 của Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Lương Thế Vinh.

Thời đó (năm 1995), những gì anh còn nhớ, nói đến việc học trường dân lập là bị cho rằng “chỉ những học sinh có học lực kém, không thi được vào trường công mới học trường dân lập”.

Anh vào trường mang theo mặc cảm đó và thời gian đầu cũng chưa chuyên tâm vào học hành. Đặc biệt vào năm lớp 11, anh Phong trở thành một trong số học sinh bị xếp vào nhóm cuối, “bị để ý” của lớp, đứng trước nguy cơ buộc phải dừng lại ở Trường Lương Thế Vinh vì có hạnh kiểm trung bình.

 
Anh Nguyễn Đức Phong cho biết luôn ghi nhớ lời dạy "trở thành người tử tế" của thầy Văn Như Cương. Ảnh: Đỗ Thơm.

“Tại Trường Lương Thế Vinh có một quy định là tất cả học sinh của trường tối thiểu phải có hạnh kiểm khá.

Vì ham chơi, bồng bột của tuổi trẻ, hết học kỳ I của năm lớp 11, tôi là học sinh xếp hạnh kiểm trung bình.

Lúc đó, đứng trước nguy cơ bị đuổi học, tôi bắt đầu thấy lo lắng, xấu hổ, nhưng không biết làm thế nào.

Trong lúc đang hoang mang nhất, tôi nhận được sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm và thầy Văn Như Cương. Bằng tất cả tình thương, thầy cô đã ở bên, động viên rằng còn học kỳ 2 để tôi cố gắng.

Vì được tin tưởng, nên tôi nỗ lực sửa chữa, khắc phục khuyết điểm và may mắn hết năm học đó tôi có hạnh kiểm khá để được tiếp tục ở lại trường.

Những ngày đó, cơ sở vật chất còn khó khăn, nhưng thầy Văn Như Cương đã lan tỏa trách nhiệm, tình yêu đến các thầy cô trong trường. Thầy luôn dạy chúng tôi phải trở thành người tử tế. Dù chưa giỏi giang, thành đạt, nhưng trước tiên phải là người tử tế.

Dù thầy rất nghiêm khắc nhưng cũng rất bao dung. Có lần, một người bạn của tôi vi phạm kỷ luật, không được vào lớp. Thầy Cương nhìn thấy và tìm hiểu nguyên nhân.

Thầy đề nghị giáo viên cho bạn vào lớp học để không cảm thấy xấu hổ, không bỏ lỡ việc tiếp thu kiến thức.

Chúng tôi có rất nhiều kỷ niệm về mái nhà Lương Thế Vinh mà mỗi lần họp lớp vẫn chia sẻ với nhau. Nhưng có một điểm chung, chúng tôi luôn ghi nhớ lời dặn trở thành người tử tế của thầy”- tại hội thảo “Thầy Văn Như Cương - Người mở đường” diễn ra ngày 1.10 tại Hà Nội, anh Nguyễn Đức Phong đã xúc động kể lại câu chuyện của mình như thế.

 
Giáo sư Nguyễn Khắc Phi trao bức ảnh chụp trên nền chân dung cố Phó giáo sư Văn Như Cương tặng nhà trường.

Cũng như anh Phong, tại sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Lương Thế Vinh, các thế học giáo viên, học sinh không chỉ ôn lại kỷ niệm, mà còn chia sẻ câu chuyện xúc động về người thầy, người bạn, người đồng nghiệp nhận được sự kính trọng, yêu quý của rất nhiều thế hệ học sinh – thầy giáo Văn Như Cương.

Trong ký ức của hàng chục thế hệ học sinh, hình ảnh thầy Văn Như Cương hiện lên như một ông tiên giữa đời thực, cương nghị, thẳng thắn, nghiêm khắc nhưng đầy bao dung, nhân hậu.

Còn với người bạn, người đồng nghiệp, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi - Nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thầy Văn Như Cương là người đặt những viên gạch đầu tiên cho giáo dục ngoài công lập Việt Nam, là người mở đường xây dựng hệ thống giáo dục tư thục – nơi đề cao giáo dục dân chủ với tinh thần độc lập và tư duy phản biện, nơi đề cao nhân cách con người hơn kiến thức sách vở, nơi mà học sinh được học làm người tử tế trước khi học để thành công trên đường đời.

Ngày 9.10 tới đây là kỷ niệm 2 năm ngày mất của thầy Văn Như Cương. Mỗi học sinh của thầy có những cách khác nhau để tri ân những đóng góp của thầy cho giáo dục, nhưng câu nói "Trước hết phải là người tử tế" và cuộc đời tâm huyết của ông về sự nghiệp trồng người luôn được các thế hệ học trò khắc ghi.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Là con trưởng có nhất thiết phải về quê ăn Tết?

Hải Minh |

Nhiều người quan niệm, là trai trưởng trong nhà phải có trách nhiệm về quê ăn Tết cùng gia đình vào mỗi năm.

Không còn cảnh công nhân xếp hàng rút tiền ATM để về quê ăn Tết

Bảo Hân - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Tại khu vực các cây ATM cạnh Khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) sáng 15.1, không có cảnh công nhân xếp hàng dài để chờ rút tiền về quê ăn Tết.

Vì sao linh vật mèo ở Quảng Trị khiến người xem trầm trồ?

HƯNG THƠ |

Linh vật mèo vừa được đưa đến Quảng trường trung tâm huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã được nhiều người quan tâm vì giống mèo thật.