Tranh luận về đề xuất giá SGK mới không được cao hơn sách hiện hành

Đặng Chung |

Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới, các nhà xuất bản đang hoàn tất việc kê khai giá để có thể công khai đến phụ huynh học sinh. Nhưng hiện nay đơn vị và tác giả tham gia biên soạn sách giáo khoa đang rất tâm tư về đề xuất “mức giá kê khai sách giáo khoa mới đảm bảo không vượt mức giá kê khai của bộ sách giáo khoa hiện hành” mà Bộ GDĐT đưa ra.

“Chắc chắn lỗ”

Tại toạ đàm trực tuyến “Xã hội hoá biên soạn sách giáo khoa: Thuận lợi và thách thức”, do Báo Lao Động tổ chức chiều 5.3, vấn đề giá sách giáo khoa mới được các chuyên gia, khách mời tranh luận sôi nổi.

Theo các đơn vị làm sách, nếu làm theo văn bản số 115/BGDĐT –KHTC ngày 14.1.2020 của Bộ GDĐT, yêu cầu giá sách giáo khoa mới  không được vượt quá  mức kê khai của sách hiện hành, thì các đơn vị tham gia viết sách giáo khoa chắc chắn lỗ và chủ trương xã hội hóa cũng khó thành.

Lý do là mọi công đoạn viết, biên soạn sách giáo khoa lớp 1 đã gần như hoàn tất, chỉ chờ “chốt” giá và số lượng sách được lựa chọn để mang đi in ấn. Giờ mới đưa ra yêu cầu này sẽ rất khó để các đơn vị kịp cân đối, tính toán chi phí bỏ ra.

Nhà giáo Ưu tú Ngô Trần Ái – Công ty Cổ phần đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) – cho rằng, cả 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới đã được phê duyệt đều có hình thức đẹp, bắt mắt, khổ sách mới lớn hơn, giấy dày, màu đẹp.... hơn sách cũ nên khó có thể giữ mức giá cũ.

“Tôi hiểu sách giáo khoa không được lãi nhiều vì tác động đến 20 triệu học sinh, nhưng cần bảo toàn được vốn, vì lỗ thì làm sao làm tiếp được? Có lãnh đạo hỏi tôi, sao anh không làm như cũ, mẫu giấy cũ cho chi phí hạ xuống? Tôi cho rằng thời điểm Việt Nam bắt đầu hội nhập thì vấn đề là chúng ta cần tiến lên chứ không thể lùi lại. Chúng tôi đã kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ GDĐT. Hiện tại trễ quá rồi mà đến giờ vẫn chưa có giá sách” – ông Ngô Trần Ái cho biết.

 
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Ảnh: Sơn Tùng.

GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ “Cánh diều” cho rằng, Nghị quyết 29-NQ/TW, hay Nghị quyết 88 của Quốc hội đều nói thực hiện xã hội hoá sách giáo khoa, có nhiều sách giáo khoa theo các môn học… Trong cả 2 nghị quyết và các quy định của Nhà nước chưa hề nói Nhà nước sẽ định giá.

“Nếu từ đầu nói xã hội hoá nhưng Nhà nước định giá thì sẽ không ai làm. Nhà xuất bản lỗ thì không ai in sách, tác phẩm của chúng tôi không đến được với học sinh, Nghị quyết của Đảng về xã hội hoá sách giáo khoa không thực hiện được”- GS Nguyễn Minh Thuyết tâm tư.

Giá SGK phải hài hoà lợi ích doanh nghiệp - người sử dụng

Trước những băn khoăn của các tác giả, đơn vị làm sách, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT - cho rằng, không nên áp định một giá, bộ sách mới không được quá giá sách ra đời cách đây mấy chục năm. Trong cơ chế thị trường, tiền nào của đấy, của tốt thì tiền cao. Vùng nào không có điều kiện thì Nhà nước mua sách cho thư viện rồi cho học sinh mượn, thuê, chứ không nên ép một mức giá, có thể khiến doanh nghiệp chịu lỗ.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long thì nêu quan điểm, sách giáo khoa quan trọng ở nội dung, hình thức không nên quá cầu kỳ trong bối cảnh đất nước còn nghèo. Các nhà xuất bản cần chú ý in ấn sao cho giá cả đảm bảo lợi ích của mình, nhưng cần phù hợp với thu nhập bình quân của người dân.

Tại tọa đàm cũng có ý kiến đề xuất có thể in đen trắng cho những vùng còn khó khăn, in màu đẹp cho những gia đình có điều kiện. Như vậy, sách giáo khoa sẽ có nhiều mức giá khác nhau, vừa theo nhu cầu, điều kiện của phụ huynh.

Tuy nhiên, đề xuất này bị nhiều chuyên gia phản đối. Vì điều đó khiến học sinh trong lớp có phân biệt đối xử giữa các đối tượng giàu/nghèo qua các bản sách.

 
Bà Ngô Thị Minh cho rằng cần làm rõ trách nhiệm của Nhà nước khi định giá SGK.

Bà Ngô Thị Minh - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, việc tính toán giá sách giáo khoa phải hài hoà lợi ích doanh nghiệp, người cung cấp sách và nhu cầu của người sử dụng. Về phía đơn vị cung cấp có vai trò quan trọng để thích ứng thị trường. Nếu giá sách quá cao, không phù hợp với thu nhập của người dân hiện tại thì rất khó thực hiện.

Bà Ngô Thị Minh "hiến kế: Tôi nhấn mạnh là cần làm rõ trách nhiệm Nhà nước trong việc định giá sách giáo khoa. Trong một trường không thể phân biệt lớp này lớp kia, em này em kia, nhà có điều kiện thì dùng sách in màu, nếu không thì dùng sách in đen trắng.

Nếu Nhà nước định hướng giá sách giáo khoa mới không cao hơn sách hiện hành thì chúng ta có thể theo từng vùng. Quyền thuộc về UBND tỉnh. Nếu vùng này quyết định chọn được bộ sách ưng ý, mà bộ đó có giá cao hơn so với điều kiện của phụ huynh thì chúng ta bù thêm tiền, mua đồng loạt cho các em, để học sinh trong vùng có sách chất lượng để học.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa: Cạnh tranh bằng giá và chất lượng

Đặng Chung |

Việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) được kỳ vọng sẽ xóa độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh để học sinh và giáo viên có được những bộ SGK tốt nhất. Nhưng làm thế nào để việc lựa chọn khách quan, tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội tham gia và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục?

Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa-thuận lợi và thách thức"

Nhóm PV |

Ngày 5.3, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa - thuận lợi và thách thức". Buổi tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên laodong.vn.

Nhiều băn khoăn về giá sách khoa mới

Đặng Chung |

Để kịp cho công tác in ấn, phát hành sách giáo khoa mới đối với năm học 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất các nhà xuất bản kê khai giá sách giáo khoa (SGK) mới không vượt quá giá SGK hiện hành. Được học những bộ sách có hình thức đẹp, nội dung tốt, mà giá cả không tăng, đương nhiên học sinh, phụ huynh sẽ được lợi. Còn với các đơn vị tham gia làm sách, liệu có thể "sống được" để tiếp tục đem trí tuệ của mình viết SGK?

Giờ thứ 9: Bóng tối của hôn nhân - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nếu chỉ nhìn bề ngoài, ai cũng tin chắc rằng chị rất hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật khó kiếm tìm. Nhưng như những gì chị viết trong lá thư gửi tới chương trình Giờ thứ 9 thì đó chỉ là cái bề nổi che giấu những đợt sóng ngầm dữ dội trong cuộc sống hôn nhân của chị mà thôi.

Nóng Sài Gòn: 4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại

NGUYỄN LY - CHÂN PHÚC |

4 trung tâm đăng kiểm tại TPHCM được hoạt động trở lại; Phố ông đồ những nét đẹp văn hoá cho chữ du xuân được tiếp nối; Người phụ nữ điều khiển xe máy tử vong sau va chạm với xe ben;... là những thông tin chính có trong bản tin Nóng Sài Gòn ngày 15.1.

Đen Vâu lên tiếng về chuyện đám hỏi với Hoàng Thùy Linh

ĐÔNG DU |

Sau thông tin Đen Vâu và Hoàng Thuỳ Linh bí mật tổ chức đám hỏi đăng trên một số trang tin, chiều 15.1, nam rapper đã lên tiếng.

Hà Nội: Phố phường tấp nập ngày cận Tết, nhiều tiểu thương vẫn than ế

Thơm Bùi - Đinh Thiện |

Nhiều tiểu thương kinh doanh các mặt hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán 2023 chia sẻ, dù là ngày cuối tuần và phố phường khá đông đúc nhưng sức mua của người dân chưa đạt kỳ vọng.

Mai anh đào nở rộ, đợi khách du xuân Mộc Châu dịp Tết Nguyên đán

Ý Yên |

Quảng trường Mộc Châu, sân 224, đồi anh đào Nậm Tôm, chùa Tân Cương... đang rực rỡ sắc hoa mai anh đào dịp cận Tết Nguyên đán.

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa: Cạnh tranh bằng giá và chất lượng

Đặng Chung |

Việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) được kỳ vọng sẽ xóa độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh để học sinh và giáo viên có được những bộ SGK tốt nhất. Nhưng làm thế nào để việc lựa chọn khách quan, tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội tham gia và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục?

Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa-thuận lợi và thách thức"

Nhóm PV |

Ngày 5.3, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa - thuận lợi và thách thức". Buổi tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên laodong.vn.

Nhiều băn khoăn về giá sách khoa mới

Đặng Chung |

Để kịp cho công tác in ấn, phát hành sách giáo khoa mới đối với năm học 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất các nhà xuất bản kê khai giá sách giáo khoa (SGK) mới không vượt quá giá SGK hiện hành. Được học những bộ sách có hình thức đẹp, nội dung tốt, mà giá cả không tăng, đương nhiên học sinh, phụ huynh sẽ được lợi. Còn với các đơn vị tham gia làm sách, liệu có thể "sống được" để tiếp tục đem trí tuệ của mình viết SGK?