Tranh luận của giáo viên xoay quanh việc dự giờ, thăm lớp

TRÀ MY |

Nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nếu hoạt động dự giờ chỉ dừng lại ở việc học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau thì công việc này sẽ đơn giản hơn nhiều.

Dự giờ không còn là hình thức bắt buộc

Một trong những điểm mới của Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo có hiệu lực từ ngày 1.11.2020 là quy định giáo viên không còn bắt buộc phải dự giờ đồng nghiệp hoặc được đồng nghiệp dự giờ, trừ việc tham dự các kì thi giáo viên giỏi.

Cụ thể, tại Khoản 3 Điều 21, hệ thống hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục của giáo viên bao gồm: Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học); Kế hoạch bài dạy (giáo án); Sổ theo dõi và đánh giá học sinh; Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).

Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng không có quy định về hoạt động dự giờ, thăm lớp.

Thời điểm hiện tại, việc dự giờ vẫn duy trì với giáo viên bậc tiểu học. Trong khi đó, không còn quy định về sử dụng sổ dự giờ đối với giáo viên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động dự giờ vẫn được nhiều nhà trường duy trì.

Tranh luận về việc giáo viên phải dự giờ, thăm lớp

Đối với cô Phan Thị Lan - giáo viên cấp THPT tại Hà Tĩnh, dự giờ cũng là một hoạt động tốt, nhất là với giáo viên mới ra trường.

"Đối với tôi mà nói, dự giờ là hoạt động rất tốt. Để chuẩn bị một tiết dự giờ, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian, công sức và có một tinh thần tốt. Trong quá trình dạy, giáo viên cần trải qua hoạt động dự giờ để chứng minh khả năng, phương pháp giảng dạy của mình" - cô Lan chia sẻ.

Bàn về quy định dự giờ của giáo viên hiện nay, cô Nguyễn Thị Nhâm - giáo viên Trường Tiểu học Tràng An (Quảng Ninh) - băn khoăn khi việc dự giờ hiện nay không được đồng bộ giữa giáo viên các cấp học.

“Giáo viên tiểu học vẫn phải thực hiện đều đặn việc dự giờ nhưng các cấp học khác thì lại không. Điều này khiến nhiều giáo viên cũng thắc mắc và hơn hết, việc dự giờ nên được thực hiện như thế nào đối với giáo viên là điều rất được nhiều người quan tâm” - cô Nhâm nói.

Đồng quan điểm với Nhâm, cô Ngô Thị Lê - giáo viên cấp THCS tại Hải Phòng - cũng cho rằng, việc dự giờ hiện nay vẫn tồn tại nhiều ý kiến. Về phía cô Lê, giáo viên này ủng hộ quy định bỏ dự giờ để tránh được nhiều hạn chế.

"Theo quy định hiện hành, việc dự giờ không còn là việc ép buộc nữa. Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng với giáo viên cấp THCS và THPT. Đối với giáo viên tiểu học và giáo viên chủ nhiệm, việc dự giờ vẫn phải thực hiện đầy đủ. Bản thân tôi thấy rằng, nếu giáo viên chủ nhiệm được dự giờ lớp mình học sẽ nắm bắt được tình hình học tập của các em ở các bộ môn khác nhau. Tuy nhiên, giáo viên khi dự giờ, tôi mong muốn các trường sẽ có cách thức tổ chức để các giáo viên được thoải mái nhất trong việc dự giờ, tránh hình thức, tạo áp lực cho các thầy cô và học sinh" - cô Lê nêu quan điểm.

TRÀ MY
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hạng 2 sẽ không quá 50%

LƯU HOÀI |

Ngày 5.1.2024, Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 64/BNV-CCVC về việc xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Theo đó, số lượng giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hạng 2 sẽ không quá 50%.

Giáo viên kiến nghị giãn thời gian kiểm tra, bỏ bài thi giữa học kì

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Kiểm tra, đánh giá học sinh cần gọn nhẹ, giảm áp lực, căng thẳng để các em có niềm vui trong học tập thay vì nặng về điểm số.

Quy định mới nhất về dự giờ, thăm lớp giáo viên cần biết

Trang Hà |

Trước đây, dự giờ là hoạt động phổ biến và bắt buộc của các cấp học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động này đã không còn bắt buộc với tất cả giáo viên.

Sập bẫy tiêm filler "dạo" làm đẹp đón Tết và những cái kết đắng

THẢO ANH |

Lập một tài khoản mạng xã hội với cái tên thật kêu - "phù thuỷ filler"; xách một chiếc vali chứa đầy đủ đồ nghề, nhiều người hành nghề tiêm filler, botox cam kết đẹp nhanh, không đau, không biến chứng. Hiện nay công nghệ làm đẹp "dạo" chưa được quản lý triệt để khiến không ít đối tượng dễ dàng hành nghề, kiếm tiền như nước.

Cư dân bức xúc vì Ban quản lý khu ký túc xá Thăng Long thay đổi công năng của nhà để xe

Nhóm phóng viên |

Dịp cuối năm 2023, Ban quản lý khu ký túc xá Thăng Long (số 66 đường Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bỗng dưng di chuyển xe của các hộ dân tòa B2 ra ngoài nhà để xe, xây tường gạch ngăn nhà xe làm hai mà không có sự thỏa thuận, nhất trí từ người dân. Quá bức xúc, người dân đã gửi Đơn kêu cứu tới Báo Lao Động.

Điều động Chủ tịch huyện Tiên Lãng sau khi nhận 63,7% tín nhiệm thấp

Mai Dung |

Ngày 16.1, Thành ủy, UBND TP Hải Phòng tổ chức các hội nghị công bố Quyết định về công tác cán bộ tại nhiều sở, ngành, địa phương.

Cận cảnh tuyến đường vành đai V hơn 1.000 tỉ đồng qua Thái Nguyên

Nguyễn Tùng |

Đường vành đai V vùng Thủ đô Hà Nội qua địa bàn Thái Nguyên dài gần 29 km, trong đó 10 km từ nút giao cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến Quốc lộ 37 có tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỉ đồng, thi công từ cuối năm 2021 đến nay đã hoàn thành.

Thu nhập chủ yếu của nghệ sĩ không đến từ danh hiệu NSND, NSƯT

Mi Lan |

Nghịch lý, độ chênh lệch trong thu nhập của nghệ sĩ ở từng lĩnh vực hoạt động nghệ thuật vốn là câu chuyện dài kỳ với nhiều diễn biến thăng trầm, không hồi kết.

Giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hạng 2 sẽ không quá 50%

LƯU HOÀI |

Ngày 5.1.2024, Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 64/BNV-CCVC về việc xác định cơ cấu ngạch công chức và cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp viên chức. Theo đó, số lượng giáo viên được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp hạng 2 sẽ không quá 50%.

Giáo viên kiến nghị giãn thời gian kiểm tra, bỏ bài thi giữa học kì

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Kiểm tra, đánh giá học sinh cần gọn nhẹ, giảm áp lực, căng thẳng để các em có niềm vui trong học tập thay vì nặng về điểm số.

Quy định mới nhất về dự giờ, thăm lớp giáo viên cần biết

Trang Hà |

Trước đây, dự giờ là hoạt động phổ biến và bắt buộc của các cấp học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư 12/2009/TT-BGDĐT. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động này đã không còn bắt buộc với tất cả giáo viên.