Tranh cãi việc Ban đại diện cha mẹ học sinh có quyền tham gia chọn sách giáo khoa

Trà My |

Trước thông tin hội đồng lựa chọn sách giáo khoa có thể có sự tham gia của Ban đại diện cha mẹ học sinh, nhiều phụ huynh đã bày tỏ ý kiến trái chiều.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa công bố dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) trong các trường phổ thông. Theo đó, hội đồng lựa chọn sách của các trường do hiệu trưởng thành lập.

Hội đồng này sẽ bao gồm: Người đứng đầu, cấp phó; đại diện tổ trưởng tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn, phòng chuyên môn, đại diện giáo viên, đại diện ban cha mẹ học sinh.

Dự thảo của bộ đã nhận về nhiều tranh luận. Một trong số đó là chi tiết Ban đại diện cha mẹ học sinh được quyền tham gia vào lựa chọn SGK.

Bàn về vấn đề này, anh Nguyễn Văn Lợi - phụ huynh có con học tiểu học tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) - cho biết, bản thân phản đối việc để phụ huynh tham gia vào chọn SGK.

“Phụ huynh thực sự có đủ chuyên môn, năng lực để đánh giá được ưu, nhược điểm của từng bộ SGK hay không? Nếu phụ huynh tham gia vào hội đồng lựa chọn sách thì có lẽ, chỉ nên để họ theo dõi quá trình đánh giá, tổ chức buổi bỏ phiếu chọn sách chứ không thể đóng vai trò chủ chốt trong việc chọn SGK” - anh Lợi băn khoăn.

Chị Đào Mai Linh - phụ huynh có con học bậc THPT tại huyện Phúc Thọ (Hà Nội) - lại đánh giá, phụ huynh cũng có thể tham gia vào quá trình chọn sách cho con.

“Cho phép phụ huynh được quyền tham gia vào chọn SGK cũng giống như việc nhà trường, giáo viên đang thể hiện sự tôn trọng với phụ huynh, học sinh. Về cơ bản, theo tôi nghĩ giáo viên và những người có chuyên môn sẽ có vai trò quan trọng nhất để quyết định chọn sách. Còn phụ huynh sẽ hỗ trợ, tham gia vào bàn bạc để cùng chọn ra bộ sách hợp lý nhất” - chị Linh chia sẻ.

Đồng tình với quan điểm của phụ huynh này, cô Phạm Thị Sang - giáo viên Trường THPT Kỳ Lâm (Hà Tĩnh) - nhìn nhận: “Phần lớn, về mặt chuyên môn, người quyết định chọn sách giáo khoa cho từng trường sẽ là giáo viên của trường ấy. Việc phụ huynh tham gia vào chọn SGK chỉ đơn thuần thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng ý kiến giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh”.

Trao đổi với Báo Lao Động, thầy Thái Hạo - chuyên gia về lĩnh vực Giáo dục - khẳng định, phụ huynh được tham gia chọn SGK là một đề xuất có ý nghĩa.

“Trước hết, nó đáp ứng thực tế rằng, hàng ngày chính phụ huynh cũng đang quan tâm về SGK. Thứ hai, trong phụ huynh có nhiều người có trình độ và chuyên môn do nghề nghiệp của họ mang lại. Vì thế, quyết định này đáp ứng được nhu cầu của xã hội và thỏa mãn đòi hỏi của một bộ phận người trong cuộc.

Ở Mỹ, SGK cũng được lựa chọn bởi nhiều đối tượng: chuyên gia, nhà giáo, phụ huynh và công chúng nói chung, thậm chí có cả học sinh. Sau khi sách được các nhà chuyên môn chọn sẽ được đưa lên mạng xã hội cho phụ huynh đánh giá, phản biện, nêu quan điểm. Các ý kiến này sẽ được tổng hợp làm cơ sở cân nhắc, quyết định có đưa vào dùng hay không” - thầy Hạo cho hay.

Tuy nhiên, theo thầy Hạo, để việc lựa chọn này thật sự mang lại ý nghĩa, cần cân nhắc việc có nên để phụ huynh trong hội đồng chọn SGK hay không.

"Sau khi các chuyên gia, các nhà chuyên môn, giáo viên đã chọn thì đưa lên mạng cho phụ huynh đánh giá, tổng hợp ý kiến và xem xét để quyết định dùng hay không dùng. Cũng vì thế, cần mở rộng đối tượng phản biện. Lúc này, không chỉ gói gọn trong phụ huynh mà phải là công chúng nói chung” - thầy Hạo bày tỏ quan điểm.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên ủng hộ trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường

Trà My |

Nhiều giáo viên vui mừng, đưa ra lí do ủng hộ việc trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường như năm đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Lịch nghỉ tết của học sinh 63 tỉnh thành

Vân Trang |

Lịch nghỉ tết được quy định trong kế hoạch năm học 2023 - 2024 của các tỉnh thành.

Học sinh nhiều nước trên thế giới nghỉ học ngày thứ 7, thi cử không áp lực

Trà My - Bích Hà |

Học sinh ở nhiều nước trên thế giới không phải đến trường vào ngày thứ 7. Đồng thời, việc thi cử diễn ra rất nhẹ nhàng, thậm chí không phải làm bài kiểm tra.

Cuộc gọi của công an, ngân hàng sẽ có tên định danh để chống lừa đảo

KHÁNH AN |

Sau khi định danh cuộc gọi của các nhà mạng VNPT, Viettel, MobiFone, FPT, thời gian tới, cuộc gọi của công an, tòa án, ngân hàng... cũng sẽ hiển thị tên định danh để phòng chống lừa đảo.

Cựu Chủ tịch FLC thao túng 5 mã cổ phiếu tăng đến 1.776%

Việt Dũng |

Với 500 tài khoản chứng khoán, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã chỉ đạo em gái liên tục mua bán, khớp chéo tạo cung cầu giả, để giá cổ phiếu tăng 70-1.776%.

Các quy định liên quan đến bảo hiểm xe máy bắt buộc từ năm 2023

Nhóm PV |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy (bảo hiểm xe máy) là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông theo quy định của Nhà nước. Khi có tai nạn xảy ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự sẽ bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn do lỗi của chủ xe cơ giới. Nghị định 67/2023/NĐ-CP đã quy định chi tiết về thủ tục, mức hưởng đối bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

6 tháng đòi bồi thường bảo hiểm xe máy được 500.000 đồng

Minh Hương |

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe máy là loại bảo hiểm bắt buộc chủ xe máy, xe mô tô phải có khi tham gia giao thông, theo quy định của Nhà nước. Tuy vậy, trong quá trình tham gia giao thông và gặp tai nạn, không ít bạn đọc phản ánh tới Báo Lao Động về việc khó khăn trong thủ tục nhận bồi thường bảo hiểm xe máy.

Kết thúc nhiệm vụ Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 và Ban chỉ đạo các cấp đã hoàn thành nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước, Nhân dân giao phó và kết thúc nhiệm vụ tại đây.

Giáo viên ủng hộ trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường

Trà My |

Nhiều giáo viên vui mừng, đưa ra lí do ủng hộ việc trao quyền chọn sách giáo khoa về cho các trường như năm đầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Lịch nghỉ tết của học sinh 63 tỉnh thành

Vân Trang |

Lịch nghỉ tết được quy định trong kế hoạch năm học 2023 - 2024 của các tỉnh thành.

Học sinh nhiều nước trên thế giới nghỉ học ngày thứ 7, thi cử không áp lực

Trà My - Bích Hà |

Học sinh ở nhiều nước trên thế giới không phải đến trường vào ngày thứ 7. Đồng thời, việc thi cử diễn ra rất nhẹ nhàng, thậm chí không phải làm bài kiểm tra.