Tranh cãi về đề xuất rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng nghỉ tết

Đặng Chung |

Đề xuất rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng thời gian nghỉ Tết (kỳ nghỉ đông) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội đã nhận được sự quan tâm của dư luận, với những ý kiến trái chiều.

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 diễn ra chiều 14.2, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội đã đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sắp xếp lại năm học theo hướng có 4 kỳ nghỉ/năm.

Kỳ nghỉ hè sẽ rút ngắn còn khoảng 35 ngày, nghỉ Tết sẽ là 1 tháng, 2 kỳ nghỉ còn lại kéo dài 2 tuần.

Lý do để Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội đưa ra đề xuất này là vì nhiều nước trên thế giới đã làm như vậy và học sinh có kỳ nghỉ dài vào mùa đông-xuân để phòng tránh dịch bệnh.

Về đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội đang có 2 luồng quan điểm trái chiều.

 
"Tôi tin các nước họ đã nghiên cứu kỹ và làm như này rồi, thì chúng ta cũng nên xem xét để có điều tiết lại việc này không?"  - ông Nguyễn Đức Chung.

Phụ huynh khen đề xuất hay

Rất nhiều phụ huynh đồng tình với ý tưởng mà ông Nguyễn Đức Chung đưa ra. Lý do là thực tế hiện nay, khi học sinh nghỉ hè liên tục trong một thời gian dài, phụ huynh vừa khó khăn về điều kiện chăm sóc, vừa có tâm lý muốn con em không sao nhãng việc học tập nên “ép” con đi học thêm.

“Hiện nay nhiều nước đã áp dụng có hai kỳ nghỉ hè và nghỉ đông trong một năm học, hoặc kỳ nghỉ năm mới cũng khá dài. Đó cũng là một kinh nghiệm để chúng ta tham khảo.

Hiện nay, tiếng là học sinh được nghỉ hè 3 tháng nhưng thực tế các em cũng chỉ được nghỉ 1 tháng là đi học thêm rồi. Tôi nghĩ cần trưng cầu ý kiến của nhân dân để xây dựng lại thời gian học tập và nghỉ ngơi của học sinh”- anh Nguyễn Văn Thanh (phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Chu Văn An, quận Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ.

Cũng đồng tình với quan điểm này, phụ huynh Nguyễn Trường (sống tại TPHCM) đề xuất cách phân chia lại năm học như sau: “Mỗi học kì học 10 tuần nhân với 4 học kì sẽ tương đương học 10 tháng, còn 2 tháng chia đều cho 4 kì nghỉ. Nghỉ hè dài nhất rồi đến nghỉ Tết, 2 kì nghỉ còn lại sẽ khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Như vậy giáo viên và học sinh sẽ không ngán vì học kỳ quá dài, học sinh cũng đỡ quên bài vì nghỉ hè quá lâu”.

Nhiều phụ huynh khác cũng cho rằng thời tiết vào mùa đông-xuân nồm ẩm, học sinh rất dễ mắc các bệnh như cúm, đau mắt đỏ, quai bị, sởi, sốt xuất huyết... Nếu có một kỳ nghỉ đông-xuân, các con sẽ tránh được dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe hơn.

Thầy N.V.T (giáo viên tại thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cũng đồng tình với đề xuất của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bởi 2 lý do. Đầu tiên, hiện nhiều trường học thường bắt đầu tựu trường từ 15.8, sau đó khai giảng vào 5.9. Như vậy nhiều năm nay đối với học sinh và giáo viên cả nước, ngày khai giảng năm học mới không còn ý nghĩa như trước đây, vì đã học tập và giảng dạy trước đó 2 tuần.

Thứ hai, với các nước phương Đông như Việt Nam thì Tết Nguyên đán vẫn rất có ý nghĩa. Hiện nay, học sinh được nghỉ tết từ 8-10 ngày như vậy là ít.

Thầy giáo này đề xuất: Nên quy định 3 cấp học cùng bước vào năm học mới từ ngày 15.8 hàng năm. Kỳ nghỉ Tết của học sinh sẽ kéo dài khoảng 3 tuần, thời gian nghỉ hè rút ngắn lại.

"Mùa hè oi nóng, làm sao dạy- học được?"

Trong khi nhiều phụ huynh đồng tình thì không ít giáo viên lại băn khoăn nếu có 4 kỳ nghỉ trong một năm học, đặc biệt là rút ngắn kỳ nghỉ hè.

Cô Nguyễn Thị Hường (giáo viên tại Vĩnh Phúc) cho rằng mùa hè ở Việt Nam thời tiết oi nóng, trong khi không phải trường học nào cũng có điều kiện cơ sở vật chất tốt. Việc học sinh, giáo viên phải dạy học trong thời tiết trên dưới 40 độ C sẽ không khả thi.

Nhiều giáo viên khác cũng cho rằng, việc chia ra nhiều kỳ nghỉ trong một năm học có thể làm gián đoạn quá trình học tập của học sinh. Sau mỗi đợt nghỉ như vậy, giáo viên sẽ vất vả hơn trong việc giúp học sinh ôn tập, tổng hợp lại kiến thức.

“Không thể bố trí nghỉ đông-xuân thay nghỉ hè vì một số lý do mang tính đặc thù. Học sinh bậc phổ thông từ lớp 1 đến 12, không phải tất cả đều giống nhau. Học sinh cuối cấp buộc phải có kỳ thi chuyển cấp, thi THPT quốc gia, không thể lùi đến sang năm được" -ông Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GDĐT cho biết.


Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị trường đại học cho sinh viên nghỉ học hết tháng 2.2020

Đặng Chung |

Ngày 15.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn cho hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, đề nghị xem xét cho sinh viên tiếp tục nghỉ hết tháng 2.2020 để phòng tránh dịch bệnh COVID-19.

Nghỉ học phòng dịch COVID-19: Không đơn giản để rút ngắn thời gian nghỉ hè

Đặng Chung |

Về đề xuất nên rút ngắn thời gian nghỉ hè để tăng thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho học sinh, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng không đơn giản để làm như vậy, vì có thể ảnh hưởng đến thời điểm chuyển cấp của học sinh.

Chủ tịch Hà Nội đề xuất: Rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng nghỉ Tết

Đặng Chung |

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống viêm phổi cấp do chủng mới của COVID-19 vào chiều 14.2, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội - đề xuất nên xem xét chia năm học thành 4 kỳ, rút ngắn thời gian nghỉ hè và tăng thời gian nghỉ tết cho học sinh.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Đề nghị trường đại học cho sinh viên nghỉ học hết tháng 2.2020

Đặng Chung |

Ngày 15.2, Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi công văn cho hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, đề nghị xem xét cho sinh viên tiếp tục nghỉ hết tháng 2.2020 để phòng tránh dịch bệnh COVID-19.

Nghỉ học phòng dịch COVID-19: Không đơn giản để rút ngắn thời gian nghỉ hè

Đặng Chung |

Về đề xuất nên rút ngắn thời gian nghỉ hè để tăng thời gian nghỉ học phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho học sinh, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng không đơn giản để làm như vậy, vì có thể ảnh hưởng đến thời điểm chuyển cấp của học sinh.

Chủ tịch Hà Nội đề xuất: Rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng nghỉ Tết

Đặng Chung |

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống viêm phổi cấp do chủng mới của COVID-19 vào chiều 14.2, ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội - đề xuất nên xem xét chia năm học thành 4 kỳ, rút ngắn thời gian nghỉ hè và tăng thời gian nghỉ tết cho học sinh.