Tranh cãi về đề thi Ngữ văn: “Thấu cảm” đã có trong từ điển Tiếng Việt từ lâu

Đặng Chung |

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã khép lại, tuy nhiên vẫn có những bình luận đa chiều, cùng những băn khoăn về việc sử dụng từ 'thấu cảm' trong phần Đọc hiểu của đề thi Ngữ văn có thể làm khó thí sinh, làm mất sự trong sáng của tiếng Việt. Về vấn đề này, theo PGS-TS Phạm Văn Tình - Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – chuyện chẳng có gì đáng bàn cãi, vì từ “thấu cảm” tuy lạ, ít sử dụng trong giao tiếp, nhưng nó đã xuất hiện trong từ điển tiếng Việt từ lâu.

“Thấu cảm” có khó hiểu?

Những ngày qua, cụm từ “thấu cảm”, “trắc ẩn” xuất phát từ đề thi Ngữ văn THPT Quốc gia 2017 đã được truy tìm, rồi trở thành “từ khóa” để các bạn trẻ sử dụng khi bày tỏ về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Trong khi các sĩ tử khá thích thú, khen đề văn năm nay hay, mở, thì giới văn chương lại cho rằng đoạn trích trong cuốn sách “Thiện, Ác và Smartphone” của tác giả Đặng Hoàng Giang thiếu tính văn chương, từ ngữ gây khó hiểu, chưa xứng tầm để sử dụng trong môt đề thi mang tính quốc gia.

Phần đọc hiểu trong đề thi Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2017.

“Thiện, Ác và Smartphone” được phát hành vào 24.1.2017, do Nhã Nam liên kết với NXB Hội Nhà Văn thực hiện.  Trong cuốn sách, tác giả bàn nhiều đến “văn hóa làm nhục thời mạng xã hội”, thời “công nghệ một chạm”, người ta dễ dàng tiếp cận với nhiều luồng thông tin, chỉ với chiếc smartphone, nhưng cũng dễ dãi với những bình luận của mình trên mạng xã hội, sẵn sàng “ném đá” người khác. Cuốn sách đề cập đến vấn đề rất thời sự hiện nay và không xa lạ với giới trẻ-thời lên cấp ba đã biết lướt facebook, zalo thuần thục.

Có điều đây là lần đầu tiên, đề thi Ngữ văn THPT quốc gia sử dụng một văn bản trong tác phẩm vừa “ra lò”, của một gương mặt mới, chứ không phải tác phẩm văn học kinh điển. Chính Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang cũng bất ngờ vì điều này, không nghĩ vấn đề mình đặt ra trong cuốn sách lại được Bộ GDĐT sử dụng để học sinh cả nước cùng bộc lộ quan điểm, bàn luận.

Còn nhớ, trong đề thi môn Ngữ văn của kỳ thi THPT quốc gia 2015, học sinh từng phải bày tỏ quan điểm về “bệnh vô cảm” trong xã hội. Không ngẫu nhiên mà chỉ trong vòng hai năm, nhà giáo dục đã yêu cầu học sinh phải quan tâm tìm đến hai vấn đề “vô cảm” và “thấu cảm”. Nó không chỉ liên quan đến phạm trù đạo đức của con người, mà còn là những vấn đề thời sự diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong cuộc sống.

Theo giải thích của tác giả Đặng Hoàng Giang, trong tiếng Anh từ “empathy” có nghĩa tương đương với “thấu cảm”, được dùng rất phổ biến. Từ này cũng không hề khó hiểu. Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, hiểu người kia nghĩ gì, cảm xúc ra sao từ đó có cư xử, điều chỉnh hành vi thích hợp. Theo tác giả, những người không có khả năng này là những người “điếc” cảm xúc và “vô cảm”.

“Thấu cảm” đã có trong từ điển Tiếng Việt

Những ngày qua, trên các diễn đàn đề thi ngữ văn năm nay được các học giả bàn luận sôi nổi. Rất nhiều cây bút có tiếng trong làng văn thẳng thừng chê đoạn trích trong cuốn sách của tác giả Đặng Hoàng Giang được sử dụng trong đề Văn đã làm hỏng tiếng Việt, vì sử dụng từ ngoại lai, Hán Việt. Bày tỏ quan điểm về điều này, PGS-TS Phạm Văn Tình, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng “đoạn trích là một băn bản chấp nhận được” và “không có gì đánh đố học sinh".

Theo PGS-TS Phạm Văn Tình, từ "thấu cảm" đã có trong từ điển tiếng Việt từ năm 2007. (Trong ảnh là cuốn tái bản vào năm 2011).

“Tôi nghĩ đề Văn năm nay giúp phân loại học sinh rất tốt, các em được tự do bày tỏ quan điểm của mình, sử dụng năng lực ngôn ngữ để bảo vệ quan điểm đó. Nếu nói những từ như thấu cảm, trắc ẩn trong đề thi làm mất sự trong sáng của tiếng Việt là hơi vội vàng. Chúng ta cần thấm nhuần một điều: Từ Hán Việt là một bộ phận của từ tiếng Việt. Mặc dù xuất phát từ nguyên là tiếng Hán,  nhưng từ này đã được Việt hóa cả về cách đọc và cách dùng” – TS Phạm Văn Tình cho biết.

Ông cũng khẳng định các từ “thấu cảm”, “trắc ẩn”, dù ít dùng trong giao tiếp hằng ngày, nhưng đã có trong Từ điển tiếng Việt (Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nẵng) từ năm 2007 đến nay. Trước đó, Từ điển từ mới Tiếng Việt đã thống kê từ năm 2002.  

“Từ thấu cảm (thấu hiểu và cảm thông sâu sắc) có thể lạ với một số người, nhưng đó là cái mới cần lưu ý. Học sinh hoàn toàn có thể suy luận và hiểu, vì ngay trong đề thi cũng 4 lần giải thích thế nào là thấu cảm rồi. Tôi nghĩ việc thêm vài ba từ mượn vào văn bản không ảnh hưởng nhiều tới thông điệp mà đoạn trích mang lại để giáo dục những người trẻ hiện nay về thái độ sống yêu thương và nhân văn với nhau” – Tiến sĩ Phạm Văn Tình chia sẻ.

 

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

“Thấu cảm” và sức lan tỏa ngoài mong đợi của một đề thi

Thủy Lâm |

Hai chữ “thấu cảm” trong đề thi ngữ văn kì thi THPT Quốc gia 2017 đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội, đặc biệt nó xuất phát từ ý kiến của nhiều "cây đa, cây đề” nên càng gây nên nhiều làn sóng dư luận. Từ góc nhìn của một người đọc bình thường và từ góc nhìn của một học sinh đang đi thi, xin được chia sẻ vài ý kiến nhỏ như sau.

Lòng trắc ẩn và sự thấu cảm vào đề thi môn Ngữ văn

Nhóm PV |

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2017 được đánh giá không quá khó. Đề tài về lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu, tình yêu quê hương, đất nước... đã được đưa ra để thử thách thí sinh.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

“Thấu cảm” và sức lan tỏa ngoài mong đợi của một đề thi

Thủy Lâm |

Hai chữ “thấu cảm” trong đề thi ngữ văn kì thi THPT Quốc gia 2017 đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận xã hội, đặc biệt nó xuất phát từ ý kiến của nhiều "cây đa, cây đề” nên càng gây nên nhiều làn sóng dư luận. Từ góc nhìn của một người đọc bình thường và từ góc nhìn của một học sinh đang đi thi, xin được chia sẻ vài ý kiến nhỏ như sau.

Lòng trắc ẩn và sự thấu cảm vào đề thi môn Ngữ văn

Nhóm PV |

Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi THPT quốc gia 2017 được đánh giá không quá khó. Đề tài về lòng trắc ẩn, sự thấu hiểu, tình yêu quê hương, đất nước... đã được đưa ra để thử thách thí sinh.