Tranh cãi về bảng xếp hạng đại học: “Không có tiềm lực kinh tế khó chạy đua xếp hạng”

ĐẶNG CHUNG |

Hiện nay có nhiều tổ chức thực hiện việc xếp hạng đại học, nhưng không phải bảng xếp hạng nào cũng uy tín. Một số chuyên gia tiết lộ, nếu không có tiềm lực kinh tế, các trường khó “chạy đua” xếp hạng.

Cần cả thời gian và tiền bạc!

Những ngày qua một số tổ chức trên thế giới đã công bố các bảng xếp hạng đại học. Việc nhiều trường đại học ở Việt Nam được các tổ chức quốc tế quan tâm, xếp hạng là điều đáng mừng, nhưng nhiều người lại đặt dấu hỏi về độ uy tín và sự tin cậy của các bảng xếp hạng hiện nay. Đặc biệt là bảng xếp hạng của tổ chức UniRank đang gây nhiều tranh cãi.

 
TS Lê Viết Khuyến. 

Theo TS Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT), trên thế giới hiện có hàng loạt bảng xếp hạng khác nhau và không phải bảng xếp hạng nào cũng có uy tín.

Hơn nữa, mỗi tổ chức thực hiện xếp hạng theo tiêu chí khác nhau, nên để tham gia và đạt được thứ hạng cao, đòi hỏi các trường phải có sự chuẩn bị và tiềm lực về kinh tế.

"Theo tôi biết, muốn tham gia vào các bảng xếp hạng quốc tế cũng rất tốn kém, phải là trường có tiềm lực mới theo được.

Riêng chuyện chuẩn bị hồ sơ để cung cấp cho việc kiểm định cũng đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và tiền bạc, chứ không phải tự nhiên được xếp hạng.

Có nhiều lãnh đạo trường đại học nói với tôi là cũng muốn tham gia, để có chút danh tiếng nhưng không đủ lực để làm”- TS Lê Viết Khuyến thẳng thắn.

Lãnh đạo một trường đại học ở Hà Nội thì tiết lộ, ban đầu việc xếp hạng có mục đích nhằm cung cấp thông tin tham khảo trung thực và hoàn toàn miễn phí, nhưng dần dần được thương mại hóa. 

Ông lấy ví dụ, các tổ chức xếp hạng đại học hiện nay đã có gói để tư vấn xếp hạng và phí tư vấn cũng lên đến hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, không ai dám chắc không có tình trạng trường có chất lượng kém hơn lại được xếp thứ hạng cao hơn. 

Còn theo PGS -TS Nguyễn Phương Nga - Giám đốc Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam), thực ra việc tham gia các bảng xếp hạng đại học thì không mất kinh phí. Có điều cần thời gian để chuẩn bị hồ sơ, hay chú trọng đầu tư vào các tiêu chí mà bảng xếp hạng đưa ra.

“Các tổ chức uy tín thì họ không bao giờ đi mời để xếp hạng, ví dụ như bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải. Họ chỉ tổ chức các hội thảo chung cho cả thế giới, nếu mình muốn tham gia thì mất tiền đi lại để tham dự. Còn nếu cần họ sang để tư vấn thì đương nhiên mất phí”- PGS Nguyễn Phương Nga chia sẻ.

Không phải vật bảo chứng cho chất lượng

Chia sẻ ý kiến về việc Việt Nam vừa có 7 trường đại học vừa lọt vào top 500 trường đại học hàng đầu Châu Á, theo tổ chức QS của Anh đánh giá, TS Lê Viết Khuyến thẳng thắn: “Tôi không đánh giá cao việc Việt Nam có một vài trường lọt vào top các trường hàng đầu Châu Á. Bởi so với mục tiêu đến năm 2020 sẽ có trường lọt Top 200 đại học tốt nhất trên thế giới thì kết quả này còn rất xa mục tiêu đề ra”.

 
 Nhiều trường Đh của Việt Nam đã lọt vào bảng xếp hạng của QS.

Ông cho rằng bảng xếp hạng cũng chỉ là một kênh tham khảo chứ không phải là vật bảo chứng cho chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam, cũng không thể khẳng định giáo dục đại học Việt Nam đã có sự thay đổi về chất.

“Nếu nói một cách khiêm tốn thì chúng ta còn rất xa với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Phải có chất lượng giáo dục thật đã, rồi mới nói đến chuyện vươn tới các bảng xếp hạng có uy tín cao mang tính toàn cầu”- TS Khuyến nhìn nhận.

Ngoài ra, theo TS Lê Viết Khuyến, một nền giáo dục được coi là tiên tiến phải đáp ứng nhiều tiêu chí khác chứ không chỉ việc được xếp hạng cao, như đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, chất lượng của toàn hệ thống. Mục tiêu cao nhất là đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Chứ hiện nay chúng ta chỉ nhằm vào một vài trường có đỉnh cao, còn đa số các trường vẫn rệu rã.

Từ thực tế này, ông cho rằng, việc xếp hạng đại học là cần thiết để các trường nhìn lại mình, nhưng trước tiên cần đầu tư vào chất lượng, chứ không phải  chạy đua để được xếp hạng bằng mọi giá.

ĐẶNG CHUNG
TIN LIÊN QUAN

Tranh cãi về bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam: Hàng loạt trường hot nhưng có thứ hạng thấp

Đặng Chung |

Những ngày qua một số tổ chức trên thế giới đã công bố bảng xếp hạng các trường đại học. Trong đó bảng xếp hạng của tổ chức UniRank gây nhiều tranh cãi, khi không ít trường được đánh giá cao ở trong nước nhưng lại có thứ hạng thấp và ngược lại.

7 trường đại học Việt Nam lọt top trường hàng đầu Châu Á

Đặng Chung |

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng QS ASIA 2018-2019 cho 505 trường đại học hàng đầu Châu Á. Theo đó, Việt Nam có 7 trường đại học “lọt” vào bảng xếp hạng này.

Công bố bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam

Nguyễn Hà |

Hệ thống xếp hạng giáo dục đại học quốc tế UniRank vừa công bố Bảng xếp hạng 67 trường đại học tốt nhất Việt Nam năm 2018. 

Những thành tựu lần đầu tiên có trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức |

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học, ĐH Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh giáo dục đại học (GDĐH) là cấu thành vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục, bởi nói đến GDĐH là nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao - chính là giá trị cốt lõi - là chìa khóa để đất nước chúng ta có thể nắm bắt được những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và những vận hội mới, đưa đất nước ta vượt qua thách thức, tiến lên phía trước, sánh vai với các nước năm châu.

Cứu thành công cháu bé 9 tuổi bị mắc kẹt ở khe hẹp giữa 2 nhà

Văn Đức |

Lào Cai - Lực lượng cứu hộ đã giải cứu thành công cháu bé bị mắc kẹt giữa 2 tường nhà sau 30 phút.

Bình Dương: 1 giám đốc trung tâm đăng kiểm làm việc với cơ quan điều tra

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Ngày 13.1, trên mạng xôn xao tin đồn giám đốc một trung tâm đăng kiểm ở Bình Dương bị khởi tố, bắt giam để điều tra vi phạm liên quan đến vụ án đưa và nhận hối lộ ở các trung tâm đăng kiểm ở nhiều tỉnh, thành phố.

Khánh thành cầu trị giá hơn 2 tỉ do Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng Lao Động tài trợ

NHÓM PV |

Cần Thơ - Chiều 13.1, cầu kênh A7 ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, do Quỹ Xã hội Từ thiện Tấm Lòng Vàng Lao Động tài trợ xây dựng đã chính thức được khánh thành.

Nghề làm bánh phồng tôm truyền thống 3 đời tất bật sản xuất bán Tết

TẠ QUANG |

Vào những ngày cận Tết, cơ sở bánh gia truyền 3 đời nức tiếng tại TP. Cần Thơ “bánh phồng tôm Dương gia” lại tất bật sản xuất bánh bán Tết và kiếm thu nhập tiền triệu mỗi ngày.

Tranh cãi về bảng xếp hạng đại học ở Việt Nam: Hàng loạt trường hot nhưng có thứ hạng thấp

Đặng Chung |

Những ngày qua một số tổ chức trên thế giới đã công bố bảng xếp hạng các trường đại học. Trong đó bảng xếp hạng của tổ chức UniRank gây nhiều tranh cãi, khi không ít trường được đánh giá cao ở trong nước nhưng lại có thứ hạng thấp và ngược lại.

7 trường đại học Việt Nam lọt top trường hàng đầu Châu Á

Đặng Chung |

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố kết quả bảng xếp hạng QS ASIA 2018-2019 cho 505 trường đại học hàng đầu Châu Á. Theo đó, Việt Nam có 7 trường đại học “lọt” vào bảng xếp hạng này.

Công bố bảng xếp hạng các trường Đại học tốt nhất Việt Nam

Nguyễn Hà |

Hệ thống xếp hạng giáo dục đại học quốc tế UniRank vừa công bố Bảng xếp hạng 67 trường đại học tốt nhất Việt Nam năm 2018. 

Những thành tựu lần đầu tiên có trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức |

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức - Trưởng ban Đào tạo đại học và sau đại học, ĐH Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh giáo dục đại học (GDĐH) là cấu thành vô cùng quan trọng của hệ thống giáo dục, bởi nói đến GDĐH là nói đến nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao - chính là giá trị cốt lõi - là chìa khóa để đất nước chúng ta có thể nắm bắt được những thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại và những vận hội mới, đưa đất nước ta vượt qua thách thức, tiến lên phía trước, sánh vai với các nước năm châu.