Tổng LĐLĐVN đề nghị sớm có giải pháp tuyển dụng với giáo viên hợp đồng

Đặng Chung |

Trước nguy cơ nhiều giáo viên hợp đồng có thể phải chấm dứt công việc để thi tuyển viên chức theo văn bản chỉ đạo của các địa phương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét sớm có giải pháp tuyển dụng với giáo viên, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi người lao động.

Tại buổi làm việc ngày 25.9 về đánh giá kết quả thực hiện quy chế mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2018, trọng tâm phối hợp công tác năm 2019 - 2020, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đề cập đến vấn đề biên chế và tuyển dụng với giáo viên hợp đồng.

Lý do vấn đề này được đặt ra trong buổi làm việc với Chính phủ là vì thời gian qua, tại nhiều địa phương việc người lao động là giáo viên hợp đồng (có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm) đứng trước nguy cơ phải chấm dứt công việc để thi tuyển viên chức theo văn bản chỉ đạo của các địa phương. Tình trạng này gây tâm lý hoang mang, lo lắng trong các giáo viên thuộc đối tượng phải thực hiện, đồng thời thu hút sự quan tâm, theo dõi của dư luận.

 
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: Tô Thế

Theo đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có tỉnh thực hiện cơ chế xét tuyển, nhưng cũng có địa phương không vận dụng.

Để đảm bảo quyền lợi của đoàn viên công đoàn, người lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét sớm có giải pháp tuyển dụng, sử dụng tối đa đối với lực lượng giáo viên hợp đồng đủ tiêu chuẩn thuộc bậc mầm non, tiểu học và trung học cơ sở; có chính sách hợp tình, hợp lý đảm bảo quyền lợi người lao động.

Liên quan đến kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tại buổi làm việc, đồng chí Mai Tiến Dũng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã có những thông tin về vấn đề này.

Theo Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, để giải quyết việc thiếu biên chế, sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đồng ý và có ý kiến chỉ đạo tại công văn số 1480/VPCP-TCCV ngày 5.6.2019.

Bộ Nội vụ giao bổ sung 20.300 biên chế giáo viên mầm non cho 14 tỉnh có mức tăng dân số cơ học cao và 4 tỉnh Tây Nguyên. Các địa phương ưu tiên tuyển dụng giáo viên ký hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước trong chỉ tiêu biên chế được giao, nếu vẫn còn chỉ tiêu biên chế thì thực hiện tuyển dụng công khai theo quy định.

Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá, thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ, đến nay đã có tỉnh thực hiện cơ chế xét tuyển người lao động là giáo viên hợp đồng (có nhiều năm công tác, có kinh nghiệm), nhưng cũng có địa phương chưa vận dụng.

Đề nghị các địa phương thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Những ngày qua tình trạng giáo viên hợp đồng lâu năm nhưng vẫn bị sa thải hàng loạt khiến dư luận cảm thấy xót xa về số phận hàng ngàn thầy cô đóng góp lâu năm cho ngành nhưng chịu cảnh ra đường “trắng tay”.

Tình trạng này xảy ra ở nhiều tỉnh thành, "nóng" nhất hiện nay là Hà Nội, khi hàng nghìn giáo viên có nguy cơ bị sa thải nếu không thi đỗ kỳ thi tuyển viên chức vào thời gian tới.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Ngậm ngùi rời bục giảng, giáo viên hợp đồng đi làm thợ hàn, bán hàng online

Đặng Chung |

Những giáo viên gắn bó cả tuổi thanh xuân với nghề giáo, bây giờ bị mất việc ở tuổi 40. Rời bục giảng, thầy cô đi làm thuê, làm mướn để nuôi mình, nuôi hy vọng tiếp tục được đứng trên bục giảng.

Cơ hội nào cho những giáo viên hợp đồng xét tuyển vào biên chế?

T.Linh |

Thời gian qua, câu chuyện hàng nghìn giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc đã khiến nhiều địa phương "đau đầu" nhưng chưa tìm ra hướng giải quyết phù hợp. 

Hàng nghìn giáo viên hợp đồng chưa thi đã biết trượt

Duy Thiên |

Gần 3.000 giáo viên hợp đồng lâu năm của Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mất việc rất rõ ràng bởi không một ai đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt. Tức là họ sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 với các điều kiện không có bất cứ sự ưu tiên nào.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Ngậm ngùi rời bục giảng, giáo viên hợp đồng đi làm thợ hàn, bán hàng online

Đặng Chung |

Những giáo viên gắn bó cả tuổi thanh xuân với nghề giáo, bây giờ bị mất việc ở tuổi 40. Rời bục giảng, thầy cô đi làm thuê, làm mướn để nuôi mình, nuôi hy vọng tiếp tục được đứng trên bục giảng.

Cơ hội nào cho những giáo viên hợp đồng xét tuyển vào biên chế?

T.Linh |

Thời gian qua, câu chuyện hàng nghìn giáo viên hợp đồng có nguy cơ mất việc đã khiến nhiều địa phương "đau đầu" nhưng chưa tìm ra hướng giải quyết phù hợp. 

Hàng nghìn giáo viên hợp đồng chưa thi đã biết trượt

Duy Thiên |

Gần 3.000 giáo viên hợp đồng lâu năm của Hà Nội đang đứng trước nguy cơ mất việc rất rõ ràng bởi không một ai đủ điều kiện xét tuyển đặc biệt. Tức là họ sẽ phải tham gia kỳ thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 với các điều kiện không có bất cứ sự ưu tiên nào.