Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng sau phản ánh "không dạy chữ P"

Thiều Trang |

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên kiêm Chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, Tiếng Việt 1 có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ). Theo đó, tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên trên cả nước trong nhiều năm qua.

Trước thông tin dư luận phản ánh sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy chữ "P",  PGS.TS Bùi Mạnh Hùng đã chính thức lên tiếng.

Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối khẳng định, bảng chữ cái trong SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GDĐT (trang 12, tập một).

"Đây là quy định cứng, không có bất kì bộ SGK nào dám thay đổi và không có lí do gì để thay đổi. Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một).

Ở tập hai, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho rằng Tiếng Việt 1, bộ Kết nối không dạy chữ P là hoàn toàn không có cơ sở" - PGS Hùng cho biết.

PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GDĐT. Ảnh: NVCC
PGS.TS Bùi Mạnh Hùng khẳng định, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ GDĐT. Ảnh: NVCC

Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối cũng phân tích, trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết (trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết).

Theo đó, việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến) qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối có dạy âm P cuối và dạy nhiều.

Về việc dạy âm đầu P, tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, học sinh có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì,… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau.

Cách thứ nhất: Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm Ph (âm phờ). Trước khi học âm Ph, các em được luyện đọc âm P, không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.

Cách thứ hai: Dạy âm P riêng và đưa những từ ứng dụng như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ.

"SGK Tiếng Việt 1 của Bộ GDĐT (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua. SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối kế thừa cách dạy này" - PGS Hùng nói.

Theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, âm P và Ph đều được học trong phần âm ở khoảng tuần 5 hoặc tuần 6 của lớp 1. Nếu dạy âm P riêng thì cần phải có từ ứng dụng để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ. Những từ này chỉ chứa các âm tiết mở (bộ phận vần chỉ có 1 nguyên âm), nghĩa là buộc phải dùng những từ như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô,… và không thể dùng các từ như Sa Pa, Nậm Pì,… vì 2 lí do là học sinh chưa được học âm S (trong Sa Pa), vần âm (trong Nậm Pì) và tên riêng không được dùng ở phần dạy phát triển vốn từ.

"Tiếng Việt 1, bộ Kết nối có dạy chữ P (chữ pê), âm đầu và âm cuối P (pờ) (ghi bằng chữ P). Tất cả đều dạy theo cách quen thuộc với giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong nhiều năm qua" - PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Nhiều phản hồi tích cực sau học kỳ sử dụng SGK lớp 2, 6

Tra Hà - Tường Vân |

Sau 2 năm học triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, bộ sách Cánh Diều đã được nhiều nhà trường tin tưởng lựa chọn. Nhiều tín hiệu vui về kết quả học tập của học sinh và các thầy cô đã thích nghi rất nhanh với SGK mới, sử dụng SGK như một tài liệu quan trọng để phát huy sự sáng tạo trong dạy và học.

Cần công khai, minh bạch và tôn trọng ý kiến giáo viên trong lựa chọn SGK

Tường Vân - Đặng Chung |

Tôn trọng ý kiến giáo viên khi chọn SGK là mong mỏi hoàn toàn chính đáng của các nhà giáo, bởi chính thầy cô là người hiểu rõ học sinh của mình, biết rõ SGK nào phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, cũng như giúp phát huy quyền sáng tạo của giáo viên cũng như học sinh.

Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhiều phản hồi tích cực sau học kỳ sử dụng SGK lớp 2, 6

Tra Hà - Tường Vân |

Sau 2 năm học triển khai chương trình, sách giáo khoa mới, bộ sách Cánh Diều đã được nhiều nhà trường tin tưởng lựa chọn. Nhiều tín hiệu vui về kết quả học tập của học sinh và các thầy cô đã thích nghi rất nhanh với SGK mới, sử dụng SGK như một tài liệu quan trọng để phát huy sự sáng tạo trong dạy và học.

Cần công khai, minh bạch và tôn trọng ý kiến giáo viên trong lựa chọn SGK

Tường Vân - Đặng Chung |

Tôn trọng ý kiến giáo viên khi chọn SGK là mong mỏi hoàn toàn chính đáng của các nhà giáo, bởi chính thầy cô là người hiểu rõ học sinh của mình, biết rõ SGK nào phù hợp với điều kiện của từng nhà trường, cũng như giúp phát huy quyền sáng tạo của giáo viên cũng như học sinh.

Tranh cãi xưng hô, "đẹp vãi đạn" và chuyện tiếng Việt gây hoang mang

Mi Lan |

Trên hành trình phát triển, tồn tại và bị vây bủa bởi nhiều lần tranh cãi, tiếng Việt đã có dòng chảy của riêng mình, với nhiều biến thiên và cả “nổi loạn”.