Tổng chủ biên SGK tiếng Việt 1: Sẽ tiếp thu ý kiến để điều chỉnh phù hợp

Đặng Chung - Thiều Trang |

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên SGK tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều - khẳng định, nhóm tác giả sẽ đánh giá kết quả triển khai, tiếp thu ý kiến của giáo viên, xã hội để điều chỉnh cho ngày càng phù hợp hơn.

"Chúng tôi đặt mục tiêu giáo dục lên đầu"

Là Tổng chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, trước những phản ánh khác nhau của dư luận về bộ sách, thậm chí nói sách là "phản giáo dục", Giáo sư tiếp nhận những phản hồi đó ra sao?

- Tôi bình tĩnh để nhận ra được cái đúng, cái sai và giải quyết vấn đề. Tất cả những người biên soạn sách đều xây dựng nội dung dựa trên việc căn cứ vào mục tiêu chủ chốt của chương trình giáo dục. Đặc biệt với lớp 1, mục tiêu cần phải đạt được là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Trong năng lực lại phân thành hai loại là năng lực chung (tự chủ, hợp tác, sáng tạo) và năng lực đặc thù (cụ thể theo từng môn học). Với môn Tiếng Việt là năng lực ngôn ngữ (nói, nghe, đọc, viết) và năng lực văn học (bước đầu cảm thụ về văn học).

Chắc chắn một cuốn sách không có tính giáo dục sẽ không thể sử dụng được, vì vậy tất cả các tác giả khi biên soạn sách đều đặt mục tiêu giáo dục lên đầu tiên.

GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên SGK tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều.
GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên SGK tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều.

Còn với những nhận xét cho rằng SGK Tiếng Việt lớp 1 của Giáo sư dạy trẻ lừa lọc, có nhiều từ địa phương, không phù hợp với trẻ, Giáo sư có ý kiến gì về những ồn ào này?

- Bàn cụ thể về SGK tiếng Việt của bộ Cánh diều, có 3 câu chuyện chính mà độc giả phản hồi ý kiến là: Bài tập đọc “Hai con ngựa” (phỏng theo truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy); bài tập đọc “Cua, cò và đàn cá” (truyện dân gian Việt Nam) và bài tập đọc “Ve và gà” (phỏng theo truyện “Ve và kiến” của La Fontaine).

Một số bài học gây tranh cãi hiện nay
Một số bài học gây tranh cãi hiện nay.

Trước khi bàn về nội dung, tôi phải khẳng định Lev Tolstoy và La Fontaine là hai nhà văn hóa lớn, không bao giờ họ viết những câu chuyện không mang tính giáo dục. Vì vậy, những người biên soạn sách hoàn toàn tôn trọng cốt truyện, chỉ thay đổi tên nhân vật để phù hợp với bài học của trẻ và văn hóa của người Việt.

Ví dụ như câu chuyện “Hai con ngựa”, các tác giả đã sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô", vì đến tuần đó học sinh chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng không muốn câu chuyện bị suy diễn thành phân biệt giới tính “đực, cái”. Câu chuyện được chia làm 2 phần, có ghi chú rõ và được dạy liền nhau.

Hay câu chuyện “Ve và gà”, nguyên bản là “Ve và kiến”, khi ve đến xin ăn, kiến hỏi: “Sao không múa hát nữa đi?” Chi tiết này khá “đụng chạm” đến giới nghệ sĩ, vì vậy tôi đã sửa thành “Ve chăm múa và chăm làm nữa thì sẽ chả lo gì" để phù hợp hơn.

Trong SGK tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều, các tác giả đã nghiên cứu và cân nhắc rất kỹ khi biên soạn. Đặc biệt, nội dung sách còn có rất nhiều bài hay như giáo dục về chủ quyền biển đảo. Vì vậy, không thể nói nội dung sách phản giáo dục được.

Thời gian tới, nhóm tác giả sẽ đánh giá kết quả triển khai, tiếp thu ý kiến của giáo viên, xã hội để điều chỉnh cho ngày càng phù hợp hơn.

"Tôi hiểu trẻ lớp 1"

Nhiều độc giả cho rằng, với học sinh lớp 1 không nên phân bài học thành nhiều phần khác nhau, bởi tư duy trẻ chỉ phù hợp với các nội dung ngắn gọn, đơn giản. Giáo sư có quan điểm ra sao?

- Có thể nói, tôi hiểu trẻ lớp 1 hơn những người phát biểu như trên. Những bài học có nội dung chia thành hai phần là để phù hợp với thời lượng chương trình học.

Vì trẻ lớp 1 chỉ có khoảng 35 – 70 phút để đọc một bài tập đọc, bài học không thể quá dài nhưng ngắn quá cũng không hết diễn biến câu chuyện. Vì vậy, chúng tôi đã chia rõ ràng nội dung và đánh số 1, 2 ứng với phần 1, phần 2 của câu chuyện và dạy liền nhau.

Hơn nữa, không phải học sinh tự đọc tự học mà có sự hướng dẫn của thầy cô. Giáo viên cũng có thể tạo hứng thú cho trẻ bằng cách gợi mở như, nếu muốn xem kết thúc câu chuyện, chúng ta hãy chờ đón phần 2.

Có ý kiến cho rằng, Việt Nam có kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ và mang đầy ý nghĩa nhân văn, tại sao nhà biên soạn không đưa vào chương trình giảng dạy mà lại phỏng theo nhiều cốt truyện nước ngoài, thưa Giáo sư?

- Thực tế, trong 2 phần tập 1, tập 2 của SGK tiếng Việt 1 bộ Cánh diều, có đến cả trăm câu chuyện của Việt Nam, bao gồm: Đồng dao, truyện dân gian, câu đố và thơ, văn của các nhà thơ có tên tuổi như Phạm Hổ, Võ Quảng, Phan Thị Thanh Nhàn, Trần Đăng Khoa, Mai Văn Hai…

Hơn nữa, ở chương trình lớp 1 chưa thể dạy nhiều ca dao, tục ngữ, bởi đây là những kết tinh văn hóa của dân tộc, có ý nghĩa rất sâu sắc, học sinh lớp 1 sẽ không thể hiểu hết. Đặc biệt, con trẻ chưa học hết chữ, hết vần sẽ không thể đọc ca dao, tục ngữ.

Nhiều nội dung bài học xây dựng trên văn, thơ của Việt Nam
Nhiều nội dung bài học xây dựng trên văn, thơ, vè của Việt Nam.

Trước tình hình tranh cãi về nội dung SGK tiếng Việt như hiện nay, GS có lời khuyên gì dành cho phụ huynh về việc chuẩn bị tâm lý và có phương pháp dạy con tốt nhất?

- Trước hết, các bậc phụ huynh nên thường xuyên trao đổi với giáo viên dạy con em mình để nắm bắt được tình hình học tập của trẻ. Từ đó, học hỏi và nhờ thầy cô tư vấn cách sử dụng SGK, cách dạy trẻ tốt nhất.

Tiếp đó, phụ huynh nên đọc và nghiên cứu nội dung của sách và trực tiếp hỏi thầy cô, tránh dao động trước dư luận không đúng.

Cuối cùng, phụ huynh nên hỗ trợ thầy cô trong việc dạy con trẻ bằng cách kiểm tra bài vở thường xuyên. Tuy nhiên, không nên gây áp lực cho con, hãy để con trẻ thoải mái học tập và vui chơi.

Vậy với giáo viên, đứng trước các luồng dư luận trái chiều như hiện nay, Giáo sư có lời khuyên gì để họ vững tâm giảng dạy?

- Thực tế, tôi đã tiếp xúc với nhiều thầy cô, hầu hết các thầy cô đều không quan tâm nhưng cũng có số ít bị dao động trước dư luận.

Vì vậy, tôi nghĩ các thầy cô đã có kinh nghiệm trong nghề, đã dẫn dắt nhiều thế hệ học sinh lớp 1 hãy chủ động so sánh sách mới có thuận lợi hơn sách cũ hay không? Có phát triển kỹ năng tốt cho trẻ hay không? Các thầy cô chắc chắn sẽ có đáp án cho mình.

Hơn nữa, tất cả thầy cô đều đã được tập huấn kỹ, vì vậy hãy vững vàng để giảng dạy, không nên hoang mang. Đặc biệt, hãy chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong cách giảng dạy để giúp trẻ tiếp thu một cách tốt nhất.

Cảm ơn Giáo sư vì những chia sẻ trên!

Đặng Chung - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Chủ tịch Hội đồng Thẩm định SGK: Tiếng Việt 1 không có nội dung “bốn cái làn”

Thiều Trang - Đặng Chung |

GS-TS Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt 1 đã lật giở từng trang, xem từng câu chữ trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt lớp 1 và khẳng định không có nội dung "bốn cái làn".

Giáo viên lớp 1: Đừng phê phán khi chưa cầm trên tay cuốn SGK tiếng Việt

Nguyễn Hoàng Mỹ Anh |

Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, hiện có nhiều tranh cãi quanh một số bài tập đọc trong sách tiếng Việt lớp 1. Không ít ý kiến cho rằng chương trình, SGK môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ, nhiều bài học khó hiểu, không có tính giáo dục.

Những bài học gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Thiều Trang - Bích Hà |

Sau ồn ào về chương trình nặng gây áp lực cho học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề để phụ huynh bàn luận vì có nhiều bài học gây tranh cãi. Thậm chí một số bài học bị cho là có nội dung khó hiểu, không phù hợp với trẻ lớp 1.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Chủ tịch Hội đồng Thẩm định SGK: Tiếng Việt 1 không có nội dung “bốn cái làn”

Thiều Trang - Đặng Chung |

GS-TS Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt 1 đã lật giở từng trang, xem từng câu chữ trong cả 5 bộ sách Tiếng Việt lớp 1 và khẳng định không có nội dung "bốn cái làn".

Giáo viên lớp 1: Đừng phê phán khi chưa cầm trên tay cuốn SGK tiếng Việt

Nguyễn Hoàng Mỹ Anh |

Sau một tháng tổ chức dạy và học theo chương trình và sách giáo khoa (SGK) mới, hiện có nhiều tranh cãi quanh một số bài tập đọc trong sách tiếng Việt lớp 1. Không ít ý kiến cho rằng chương trình, SGK môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ, nhiều bài học khó hiểu, không có tính giáo dục.

Những bài học gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Thiều Trang - Bích Hà |

Sau ồn ào về chương trình nặng gây áp lực cho học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề để phụ huynh bàn luận vì có nhiều bài học gây tranh cãi. Thậm chí một số bài học bị cho là có nội dung khó hiểu, không phù hợp với trẻ lớp 1.