Tổng chủ biên sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng sau nhiều tranh cãi

Đặng Chung -Thiều Trang |

Trước những tranh cãi về một số bài tập đọc trong sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 1, GS-TS Nguyễn Minh Thuyết - Chủ biên SGK tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh diều - khẳng định những người biên soạn sách đã làm rất kỹ và có quan điểm của mình.

"Nói sách phản giáo dục là không khách quan"

Phản hồi thông tin bài tập đọc "Hai con ngựa" bị cho rằng là câu chuyện bịa, xuyên tạc truyện của Lev Tolstoy, dạy trẻ con cách lừa lọc, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết bài tập đọc này được viết lại (phỏng theo) truyện "Ngựa đực và ngựa cái" của Lev Tolstoy được in trong cuốn "Kiến và bồ câu".

Trong SGK Tiếng Việt 1, cốt truyện được giữ nguyên, nhưng truyện dài nên phải chia làm 2 phần, có đánh số 1, 2. Phần 2 được học ngay sau phần 1.

"Về nhân vật, chúng tôi phải phải sửa "ngựa đực, ngựa cái" thành "ngựa tía, ngựa ô" vì học sinh đến tuần đó chưa học các vần "ưc", "ai" và cũng vì không muốn nói chuyện "đực, cái", phân biệt giới tính.

Trong truyện của Lev Tolstoy, ngựa cái lười biếng xui ngựa đực không đi cày, nếu chủ quật roi thì tung vó đá lại. Ngựa đực làm theo lời ngựa cái. Bác nông dân thấy ngựa đực ương bướng, bèn đóng ngựa cái vào vai cày.

Những chi tiết này đã được tác giả sửa lại cho nhẹ nhàng nhưng căn bản diễn biến câu chuyện vẫn như truyện của Lev Tolstoy"- GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết.

Câu truyện được chia thành 2 phần tập đọc liền nhau
Câu truyện được chia thành 2 phần tập đọc liền nhau.

Về ý nghĩa của bài tập đọc, nhiều ý kiến cho rằng bài đọc không có tính giáo dục. Về điều này, GS Thuyết cho rằng, một nhà văn lớn như Lev Tolstoy không bao giờ viết một truyện tầm phào hoặc phản giáo dục. Ý nghĩa của câu chuyện này là xui người khác làm bậy thì chính mình sẽ chịu hậu quả.

Giáo viên, khi trực tiếp giảng dạy sẽ định hướng cho học sinh và rút ra bài học sau mỗi bài tập đọc.

Bài tập đọc thứ hai trong sách "Cánh Diều" đang gây tranh cãi là bài "Ve và gà" được viết (phỏng theo) truyện "Ve và kiến" của La Fontaine, nhà văn Pháp.

Bài đọc cũng được chia làm 2 phần, dạy liền nhau. Cuối bài 1, giáo viên sẽ gợi mở để học sinh đón chờ diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

Tác giả SGK đã đổi nhân vật "kiến" thành "gà" vì đến lúc này học sinh chưa học vần ''iên", nhưng cốt truyện giữ nguyên.

Bài học sử tên nhân vật cho phù hợp với các chữ các vần học sinh đã học
Bài học sửa tên nhân vật cho phù hợp với các chữ các vần học sinh đã học.

"Các bài đọc trên chỉ sửa tên nhân vật cho phù hợp với các chữ, các vần học sinh đã được học và chưa được học nhưng đã được tác giả thận trọng ghi là "phỏng theo" và đưa tên người kể lại để chịu trách nhiệm. Những người viết bài trên mạng để chỉ trích sách cố ý chỉ chụp ảnh phần 1, cắt nó ra khỏi phần 2 nên làm sai lệch ý nghĩa, nội dung câu chuyện"- GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết.

Hoặc như bài "Cua, cò và đàn cá" bị cho là dạy học sinh khôn lỏi. GS Thuyết cho rằng đây là bài đọc theo truyện dân gian Việt Nam, khai thác như thế nào là do mỗi người. Người này cho rằng bài này dạy học sinh khôn lỏi, nhưng người kia lại rút ra được bài học cảnh giác.

Giáo viên sẽ định hướng cho học sinh

Cũng theo GS Nguyễn Minh Thuyết, trong sách tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, trong số hàng trăm bài tập đọc, thì có rất nhiều bài là ca dao, đồng dao, tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam như: Phạm Hổ, Võ Quảng, Trần Đăng Khoa... Sách cũng có nhiều bài học rất nhân văn dạy về chủ quyền biển đảo.

Hàng trăm bài học hay không được nhắc tới, mà một số người lại cắt ghép một vài bài học để đánh đồng, quy chụp cuốn sách là phản khoa học, không có tính giáo dục... là không khách quan.

Về ý kiến cho rằng sách sử dụng phương ngữ, học sinh không hiểu, như từ "nhá" - "nhá cỏ, nhá dưa" chứ không sử dụng từ "nhai" trong bài tập đọc "Thỏ thua rùa", GS Thuyết cho rằng theo chương trình thì đến phần có bài tập đọc này học sinh chưa học đến vần "ai", nên tác giả sách sử dụng từ "nhá".

Từ này hoàn toàn không phải là phương ngữ mà là từ phổ thông, có trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê.

GS Thuyết khẳng định, từ “nhá” là tiếng phổ thông
GS Thuyết khẳng định, “nhá” là từ phổ thông.

Bài tập đọc dạy trẻ cảnh giác
Bài tập đọc trong SGK tiếng Việt lớp 1 dạy trẻ cảnh giác.

Chủ biên SGK tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều cũng cho rằng, các bài tập đọc trong sách là để giúp học sinh ôn vần. Phụ huynh không nên lo học sinh không hiểu, bởi dạy cho học sinh hiểu là nhiệm vụ của giáo viên. Khi cho học sinh tập đọc, giáo viên đã được tập huấn, hướng dẫn để giải thích cho học sinh hiểu các từ mới và ý nghĩa sau mỗi bài học.

Đặng Chung -Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Những bài học gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Thiều Trang - Bích Hà |

Sau ồn ào về chương trình nặng gây áp lực cho học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề để phụ huynh bàn luận vì có nhiều bài học gây tranh cãi. Thậm chí một số bài học bị cho là có nội dung khó hiểu, không phù hợp với trẻ lớp 1.

Sách Tiếng Việt lớp 1 “dạy khổ, học khó”: Bộ cấm giao thêm bài tập về nhà

Bằng Linh |

“Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn có những khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học”. Đây là nội dung mới nhất trong công văn của Bộ GDĐT ban hành ngày 5.10.

Chương trình tiếng Việt lớp 1: Phụ huynh than quá “nặng”, bộ nói chưa đủ căn cứ

Chung Trang Nhàn |

Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 1. Trải qua hơn 3 tuần dạy và học, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng chương trình học của trẻ nặng nề, các con phải tiếp nhận khối lượng kiến thức quá lớn. Giáo viên cũng vất vả trong việc dạy và học. Trong khi đó, Bộ GDĐT lại cho rằng, nhận định này chưa đủ căn cứ.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Những bài học gây tranh cãi trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1

Thiều Trang - Bích Hà |

Sau ồn ào về chương trình nặng gây áp lực cho học sinh, SGK Tiếng Việt lớp 1 đang là chủ đề để phụ huynh bàn luận vì có nhiều bài học gây tranh cãi. Thậm chí một số bài học bị cho là có nội dung khó hiểu, không phù hợp với trẻ lớp 1.

Sách Tiếng Việt lớp 1 “dạy khổ, học khó”: Bộ cấm giao thêm bài tập về nhà

Bằng Linh |

“Sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 còn có những khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học”. Đây là nội dung mới nhất trong công văn của Bộ GDĐT ban hành ngày 5.10.

Chương trình tiếng Việt lớp 1: Phụ huynh than quá “nặng”, bộ nói chưa đủ căn cứ

Chung Trang Nhàn |

Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới với lớp 1. Trải qua hơn 3 tuần dạy và học, nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng chương trình học của trẻ nặng nề, các con phải tiếp nhận khối lượng kiến thức quá lớn. Giáo viên cũng vất vả trong việc dạy và học. Trong khi đó, Bộ GDĐT lại cho rằng, nhận định này chưa đủ căn cứ.